CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ VÀ PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ
1.2. Một số vấn đề lý luận về pháp luật về thừa kế thế vị
1.2.2. Nội dung pháp luật về thừa kế thế vị
Quan hệ thừa kế nói chung và quan hệ về thừa kế thế vị nói riêng đƣợc xây dựng trên nền tảng là quan hệ ở hữu và quan hệ gia đình. Chính vì vậy mà
17
pháp luật về thừa kế cũng nhƣ pháp luật về thừa kế thế vị không chỉ bị ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế - xã hội mà còn bị ảnh hưởng bởi phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, quan niệm gia đình, trách nhiệm của cá nhân đối với gia đình, họ hàng và những quan niệm về đạo đức, tôn giáo. Việc này dẫn đến các quy định về thừa kế thế vị giữa các quốc gia, trong từng thời kỳ có sự khác nhau. Mặc dù có sự khác nhau giữa pháp luật thừa kế của mỗi quốc gia nhƣng bản chất của thừa kế không thay đổi trong mọi thời đại và trong mọi hình thái kinh tế - xã hội, đó là sự bảo vệ lợi ích của các thành viên trong gia đình, trong dòng tộc.
1.2.2.1. Điều kiện phát sinh thừa kế thế vị
Pháp luật về thừa kế thế vị ra đời với mục đích bảo vệ trực tiếp lợi ích của cháu, chắt của người để lại di sản trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản. Sự kiện pháp lý bố, mẹ chết trước ông, bà thì sẽ phát sinh thừa kế thế vị. Lúc này, cháu sẽ thay thế vị trí của bố hoặc mẹ để hưởng di sản của ông, bà theo suất mà bố hoặc mẹ được hưởng nếu còn sống tại thời điểm mở thừa kế của ông, bà.
Thời kỳ La Mã cổ đại, luật của hoàng đế Justian cũng đã chú trọng đến vấn đề này. Trường hợp bố, mẹ chết trước ông bà thì các cháu thay thế vị trí bố, mẹ hưởng di sản của ông, bà [44, tr. 179].
BLDS nước Cộng hòa Pháp cũng quy định sự kiện chết trước của bố, mẹ với ông, bà là điều kiện để cháu hưởng thừa kế thế vị tại Điều 751 [21, tr. 493].
Trước năm 1945, lần đầu tiên pháp luật Việt Nam quy định về thừa kế thế vị tại Dân luật Bắc kỳ 1931 và Dân luật Trung kỳ 1936 nhƣ sau: “các con của người để lại di sản; con trai, con gái được chia đều nhau. Nếu có người con nào chết trước thì con cháu của người ấy thế vị” [23, tr. 26].
Có thể thấy rằng, sự kiện bố, mẹ chết trước ông, bà chính là điều kiện quyết định có hay không có thừa kế thế vị. Nếu thiếu điều kiện này thì quan hệ thừa kế không phát sinh.
18
Thừa kế thế vị là trường hợp con thay thế vị trí của bố, mẹ để hưởng di sản của ông, bà. Chính vì vậy, điều kiện con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản là điều kiện cần để phát sinh thừa kế thế vị, lúc này cháu của người để lại di sản thay thế vị trí của bố, mẹ để hưởng di sản của ông, bà để lại.
1.2.2.2. Chủ thể của quan hệ thừa kế thế vị
Thừa kế thế vị là trường hợp cháu thay thế vị trí của bố, mẹ để được hưởng di sản của ông bà. Quan hệ thừa kế thế vị sẽ gồm người thừa kế thế vị và người bị thay thế.
* Người để lại di sản thừa kế
Thừa kế quy định quá trình dịch chuyển tài sản từ người chết sang những người khác. Người để lại di sản thừa kế là người có tài sản sau khi chết để lại cho người còn sống theo ý chí của họ được thể hiện trong di chúc hay theo quy định của pháp luật. Thừa kế thế vị chỉ có thể phát sinh trên cơ sở thừa kế theo pháp luật, không thể phát sinh trên cơ sở di chúc.
Trong quan hệ pháp luật thừa kế thế vị, cần phải xem xét mối quan hệ giữa người để lại di sản và người bị thay thế.
Người bị thay thế phải là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản và phải là con của người để lại di sản. Quan hệ thừa kế theo hàng và thừa kế thế vị có mối quan hệ mật thiết với nhau, hàng thừa kế là căn cứ để xác định mối quan hệ thừa kế thế vị nhƣng thừa kế thế vị không phải thừa kế theo hàng. Bản chất của thừa kế là bảo vệ quyền lợi của những người trong gia đình. Vì vậy, từng quốc gia, từng thời kỳ có những quan niệm khác nhau về gia đình nên có quy định khác nhau về hàng thừa kế.
Luật La Mã không quy định về thừa kế thế vị, tuy nhiên quy định thừa kế theo hàng và theo bậc nhƣ sau:
- Hàng thứ nhất: Các con (các cháu nếu các con chết)
- Hàng thứ hai: Bố mẹ (nếu bố mẹ chết thì ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột).
19
- Hàng thứ ba: Anh chị em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha.
- Hàng thứ tƣ: Họ hàng nội, ngoại theo nhánh ngang tính từ gần đến xa, từ nội đến ngoại trong phạm vi sáu đời [17].
Pháp luật La Mã không coi trọng quan hệ nuôi dƣỡng, không quy định hàng thừa kế theo pháp luật của cha mẹ nuôi cũng nhƣ của con nuôi. Bởi lẽ, do tình hình kinh tế - xã hội của La Mã thời đó, quan hệ huyết thống luôn đƣợc coi trọng hơn cả. Pháp luật La Mã không quy định hàng thừa kế theo pháp luật của con nuôi, cha mẹ nuôi mà dựa vào di chúc để quyết định họ có được hưởng thừa kế hay không. Theo Luật La Mã, hàng thừa kế thứ nhất là những người thân thuộc với người để lại di sản nhất là những người con của họ, sau đó mới đến cha mẹ, anh chị em ruột thịt, anh chị em cùng cha khác mẹ chỉ thuộc hàng thừa kế thứ ba. Do đó, người bị thay thế theo luật La Mã chỉ có thể là con đẻ, không thể là con nuôi của người để lại di sản.
BLDS Pháp quy định những người thừa kế theo pháp luật tại Điều 731, 732, 733 gồm: Người thân thích (không phân biệt con trong giá thú, con ngoài giá thú) và vợ hoặc chồng của người chết với điều kiện còn sống, không ly hôn và không có bản án ly thân đã có hiệu lực pháp luật [21]. Có thể thấy, pháp luật thừa kế pháp xác định phạm vi những người được hưởng di sản trên cơ sở quan hệ huyết thống và quan hệ hôn nhân, không coi trọng quan hệ nuôi dưỡng. Con nuôi, cháu nuôi của người để lại di sản không được hưởng di sản, vì vậy con của họ không được thế vị trong trường hợp họ chết trước người để lại di sản.
Điều 1629 BLDS và thương mại Thái Lan quy định:
Những người thừa kế được chia thành sáu loại; và tùy thuộc vào quy định của Điều 1930 đoạn 2, mỗi loại có quyền thừa kế theo thứ tự sau đây: 1. Con cái; 2. Bố, mẹ; 3. Anh, chị, em đồng huyết thống; 4.
Anh, chị, em cùng cha khác mẹ, hoặc cùng mẹ khác cha; 5. Ông, bà;
20
6. Chú, bác, cô, dì. Người vợ (hay chồng) còn sống cũng là người thừa kế theo pháp luật và chịu sự điều chỉnh của những quy định đặc biệt của Điều 1635 [5, tr. 464].
Pháp luật về thừa kế của Thái Lan cũng có nét tương đồng với pháp luật thừa kế của La Mã và của Pháp, không quy định con nuôi được hưởng thừa kế, luôn coi trọng quan hệ huyết thống, đảm bảo quyền lợi của những người có quan hệ huyết thống với nhau.
BLDS Nhật Bản quy định tại Điều 887 thì hàng thừa kế thứ nhất bao gồm con (cháu) trực hệ. Tức là chỉ có trường hợp con đẻ chết trước thì cháu được thay thế vị trí của bố, mẹ hưởng di sản của ông, bà.
Pháp luật các nước nói trên luôn chú trọng bảo vệ quyền thừa kế của những người có quan hệ huyết thống với người để lại di sản. Và đều quy định về hàng thừa kế xen lẫn với bậc thừa kế. Thừa kế theo bậc đƣợc thực hiện khi người thuộc hàng thừa kế chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản thì những người bậc dưới được “thế chân” (thay thế vị trí) người ở bậc trước, trường hợp này còn được gọi là thừa kế đại diện.
Trường hợp người bị thay thế không được quyền hưởng di sản hay bị truất quyền hưởng di sản
Người không được quyền hưởng di sản là người mà đáng lẽ họ được hưởng di sản nhưng vì họ có những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức nên pháp luật tước quyền hưởng di sản của họ.
Truất quyền hưởng di sản là quyền định đoạt của người để lại di sản.
Người để lại di sản có thể truất quyền hưởng di sản của người thừa kế theo pháp luật mà không bắt buộc phải nêu lý do, việc truất quyền thừa kế phải ghi rõ trong di chúc là truất quyền thừa kế hoặc không cho hưởng di sản. Trong trường hợp người để lại di sản truất quyền hưởng di sản thừa kế của người bị thay thế thì người thừa kế thế vị có được hưởng di sản hay không.
Trong trường hợp người bị thay thế là cha, mẹ là người không được
21
quyền hưởng di sản hoặc họ bị truất quyền hưởng di sản thì người thừa kế thế vị có được thay thế vị trí của họ để hưởng di sản hay không? Hiện nay có hai quan điểm về vấn để này:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Trường hợp này người thừa kế thế vị không được hưởng di sản. Cơ sở của thừa kế thế vị là dựa vào quyền thừa kế theo pháp luật của người bị thay thế, người thừa kế thế vị sẽ được hưởng phần di sản mà người bị thay thế đáng nhẽ được hưởng nếu còn sống. Vì vậy, khi người bị thay thế không được quyền hưởng di sản thì người thừa kế thế vị cũng không được quyền hưởng di sản.
Quan điểm thứ hai cho rằng: Trường hợp người bị thay thế không được quyền hưởng di sản thì người thừa kế thế vị vẫn có quyền hưởng di sản, trừ trường hợp chính người thừa kế thế vị không được quyền hưởng di sản (tước quyền hưởng di sản) hay bị truất quyền hưởng di sản. Bởi vì khi một người bị tước quyền hưởng di sản vì hành vi của họ đối với người để lại di sản, con, cháu của họ không hề có lỗi trong hành vi, xử sự của cha mẹ mình. Con truất quyền hưởng di sản là chỉ đặc định đối với người bị thay thế thôi, người thừa kế thế vị, tức quyền hưởng di sản của con, cháu của người bị thay thế không hề bị ảnh hưởng. Vì vậy, thừa nhận việc người thừa kế thế vị vẫn được hưởng di sản trong trường hợp này là để bảo vệ lợi ích của cháu, chắt của người để lại di sản.
Thảm khảo pháp luật một số nước trên thế giới, thấy rằng trường hợp người bị thay thế không được quyền hưởng di sản thì người thừa kế thế vị vẫn được hưởng di sản nếu có đủ điều kiện.
Điều 755 BLDS Pháp quy định:
Con cháu của người không xứng đáng hưởng thừa kế được thừa kế thế vị người này mặc dù người này còn sống tại thời điểm mở thừa kế [21, tr. 495].
22 Điều 729-1 BLDS Pháp quy định:
Con của người không xứng đáng được hưởng thừa kế không bị tước quyền thừa kế vì lỗi của cha hoặc mẹ và trở thành người thừa kế chính thức hoặc người thừa kế thế vị [21, tr.483].
Điều 754 BLDS Pháp quy định:
Chỉ được thừa kế thế vị người chết mà không được thừa kế thế vị người từ chối nhận di sản. Có thể thừa kế thế vị người bị truất quyền hưởng di sản thừa kế [21, tr. 495].
BLDS và thương mại Thái Lan quy định tại Điều 1606 những trường hợp bị loại trừ khỏi việc thừa kế vì không xứng đáng và tại Điều 1607:
Hiệu lực của việc loại trừ khỏi việc thừa kế là mang tính cá nhân.
Những con cháu của người thừa kế bị loại trừ vẫn được thừa kế như thể người đó đã chết [5, tr. 457].
Nhận thấy quan điểm thứ hai có cơ sở, tích cực hơn, phù hợp với bản chất của thừa kế thế vị, luôn đặt lợi ích của cháu, chắt lên hàng đầu. Quan điểm này còn đƣợc ghi nhận trong pháp luật Achentina, Canada (Quebéc), Braxin, Thụy Điển [9, tr. 312].
* Người thừa kế thế vị
Thứ nhất, Người thừa kế thế vị phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Người thừa kế thế vị trước hết phải có đủ điều kiện của một người thừa kế. Thừa kế là sự dịch chuyển tài sản từ người chết sang cho người sống. Việc dịch chuyển tài sản sẽ mất đi tính chất và ý nghĩa của thừa kế nếu người thừa kế không còn sống tại thời điểm mở thừa kế. Chỉ khi người thừa kế còn sống vào thời điểm mở thừa kế mới có thể đƣợc xếp vào hàng thừa kế.
“Còn sống” là điều kiện phản ánh năng lực chủ thể của người thừa kế.
Một người còn sống tại thời điểm mở thừa kế không đồng nghĩa với việc người
23
đó có năng lực chủ thể thừa kế. Điều kiện “còn sống” là điều kiện để xác định người thừa kế, còn để người đó được hưởng di sản thì người đó phải không thuộc các trường hợp mất năng lực chủ thể thừa kế như người không được quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Một trường hợp đặc biệt là trường hợp một người sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết cũng được xác định là người thừa kế. Mục đích của thừa kế là nhằm bảo vệ khối di sản của thế hệ trước sau khi chết được để lại cho các con, cháu có quan hệ huyết thống. Mặc dù tại thời điểm mở thừa kế, con chƣa sinh ra nhưng đã thành thai trước thời điểm mở thừa kế thì sẽ trở thành người thừa kế nếu sinh ra và còn sống.
Theo quy định trong Luật La Mã cổ đại, người thừa kế phải là những người còn sống vào thời điểm mở thừa kế, nếu người thừa kế là thai nhi thì phải được sinh ra sau khi người để lại di sản chết 300 ngày (mười tháng) [17].
Như vậy, người thừa kế thế vị phải là người còn sống tại thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhƣng thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Thứ hai, Người thừa kế thế vị phải là con, cháu trực hệ của người bị thay thế
Với mục đích bảo vệ trực tiếp quyền, lợi ích của cháu, chắt của người để lại di sản trong trường hợp cha, mẹ của cháu, chắt chết trước hoặc chết cùng thời điểm vời người để lại di sản là ông, bà. Vì vậy, người thừa kế thế vị phải là con, cháu của người bị thay thế, hay nói cách khác người thừa kế thế vị là cháu, chắt của người để lại di sản. Chỉ khi xác định chính xác người thừa kế thế vị thì mới bảo đảm việc chia thừa kế chính xác và bảo đảm đúng bản chất, mục đích của quy định về thừa kế thế vị.
Trong thừa kế thế vị, mối quan hệ giữa người thừa kế thế vị và người để lại di sản là cháu đối với ông bà, là chắt đối với các cụ. Một người chỉ
24
được hưởng thừa kế thế vị khi được xác định là con, cháu trực hệ của người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản. Trường hợp người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản có con nuôi thì không đồng nghĩa người con nuôi đó là cháu của người để lại di sản.
Pháp luật La Mã, Pháp luật Nhật Bản [13, Điều 887], Pháp luật cộng hòa Pháp [21, Điều 751] đều quy định trong trường hợp con của người để lại di sản chết thì cháu được thay thế hưởng di sản. Mối quan hệ giữa người thừa kế thế vị và người để lại di sản là cháu với ông bà. Vì vậy, người thừa kế thế vị phải là con, cháu trực hệ của người bị thay thế, mới được xác định là cháu của người để lại di sản.
Thứ ba, phạm vi thế hệ con, cháu được hưởng thừa kế thế vị.
Thừa kế thế vị ở pháp luật La Mã đƣợc hiểu nhƣ thừa kế đại diện.
Người cháu sẽ được coi là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất, luôn được hưởng di sản của ông bà khi bố mẹ chúng chết. Pháp luật La Mã chỉ quy định trường hợp cháu được hưởng thừa kế thế vị của ông, bà mà không quy định đến chắt hay các đời sau.
Pháp luật Cộng hòa Pháp cũng quy định về thừa kế theo hàng và bậc nhƣ Luật La Mã, tuy nhiên có sự khác biệt. Điều 751 BLDS Pháp quy định:
Thừa kế thế vị có thể áp dụng đối với tất cả các bậc của dòng trực hệ bề dưới. Thừa kế thế vị được chấp nhận trong tất cả các trường hợp; hoặc các con của người để lại di sản cùng hưởng thừa kế với các ti thuộc của người con chết trước, hoặc nếu tất cả con của người để lại di sản đều chết trước thì các ti thuộc của những người con này sẽ hưởng thừa kế ở những bậc ngang nhau hoặc không ngang nhau [21, tr. 493].
Pháp luật Pháp không giới hạn các trường hợp thừa kế thế vị, mà