CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.4. Một số trường hợp loại trừ thừa kế thế vị
2.4.3. Người thừa kế thế vị bị truất quyền hưởng di sản
Nếu như ở trường hợp người thừa kế không được quyền hưởng di sản là do pháp luật tước đi quyền hưởng di sản của họ thì đối với trường hợp bị truất quyền hưởng di sản là do người để lại di sản định đoạt quyền này của người thừa kế. Theo Điều 625 BLDS 2015 thì người lập di chúc có quyền
“Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế”. Pháp luật luôn tôn trọng quyền sở hữu của cá nhân và trao cho họ quyền định đoạt tài sản của mình trước khi chết bao gồm cả việc truất quyền hưởng di sản của người thừa kế thông qua việc lập di chúc.
Pháp luật hiện hành chƣa có quy định cụ thể thế nào là truất quyền hưởng di sản nên hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau. Có quan điểm cho rằng, người bị truất quyền hưởng di sản là trường hợp người lập di chúc thể hiện rõ ràng trong di chúc rằng một hoặc nhiều người thừa kế theo pháp luật không có quyền hưởng di sản. Trong trường hợp này, nếu di chúc bị vô hiệu toàn bộ, thì tư cách người thừa kế theo luật của những người nói trên không ảnh hưởng. Tuy nhiên, trong trường hợp di chúc có hiệu lực toàn bộ hoặc có một phần vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của việc truất quyền hưởng di sản thì tư cách người thừa kế theo luật của họ đương nhiên bị mất.
Do vậy, nếu có phần di sản liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực, được chia theo pháp luật thì người đó vẫn không được hưởng. Quan điểm khác cho rằng, người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc nhưng không được người lập di chúc chỉ định hưởng tài sản. Khi đó người thừa kế không được chỉ định trở thành người bị truất quyền hưởng di sản. Trong trường hợp này, nếu có phần tài sản nào đó không được định đoạt trong di chúc, được chia theo pháp luật thì họ vẫn sẽ được hưởng, vì họ là người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản, quyền thừa kế của họ có được là do luật định. Quan điểm thứ hai có phần không hợp lý, suy diễn, bởi vì người
66
thừa kế không được nhắc đến trong di chúc thì không có nghĩa là người để lại di sản muốn truất quyền hưởng di sản của họ. Cách hiểu theo quan điểm thứ hai không chỉ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người thừa kế mà còn đi ngƣợc với bản chất của thừa kế. Tác giả đồng ý với quan điểm thứ nhất, việc truất quyền hưởng di sản của người thừa kế phải được chỉ định trong di chúc có hiệu lực. Di chúc là căn cứ để xác định ý chí của người để lại di sản. Vì vậy, khi một người lập di chúc chỉ định rõ một người thừa kế không được hưởng di sản của họ thì có người đó bị coi là người bị truất quyền hưởng di sản và không được quyền hưởng di sản của người để lại di sản.
Có thể thấy, pháp luật luôn tôn trọng quyền tự định đoạt của người để lại di sản, đã ghi nhận việc người để lại di sản truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. Đối với trường hợp thừa kế thế vị cũng vậy. Trường hợp người để lại di sản truất quyền hưởng di sản của người thừa kế thế vị trong di chúc có hiệu lực thì người thừa kế thế vị sẽ không được “thế chân” người bị thay thế, hưởng di sản của người để lại di sản.
Câu hỏi đặt ra trong trường hợp người thừa kế thế vị từ chối nhận di sản, bị tước hoặc bị truất quyền hưởng di sản di sản thì phần di sản mà người thừa kế thế vị đáng nhẽ đƣợc nhận này sẽ đƣợc chia nhƣ thế nào? Điều 650 BLDS 2015 quy định:
2. Thừa kế theo pháp luật cũng đƣợc áp dụng đối với các phần di sản sau đây: c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhƣng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Như vậy, phần di sản mà người thừa kế thế vị đáng nhẽ được nhận sẽ đƣợc chia theo pháp luật. Điều 651 BLDS 2015 quy định:
67
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Qua quy định trên thì có thể hiểu rằng phần di sản mà người thừa kế thế vị đáng nhẽ được nhận này sẽ được chia cho những người thừa kế khác cùng hàng. Thừa kế thế vị không phải là thừa kế theo hàng, vậy xác định hàng thừa kế như thế nào trong trường hợp này. Người thừa kế thế vị không phải là người thừa kế ở hàng thứ nhất mà chỉ thay thế vị trí của người thuộc hàng thừa kế thứ nhất để hưởng di sản. Trong trường hợp có nhiều người thừa kế thế vị một người, một hoặc một số người thừa kế thế vị từ chối nhận di sản thì phần di sản này sẽ chia cho những người thừa kế thế vị còn lại, hay chia cho những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản. Tác giả có quan điểm về vấn đề này như sau: Trường hợp có một người thừa kế thế vị và người này từ chối nhận di sản hợp lệ hoặc bị truất quyền hưởng di sản hoặc bị tước quyền hưởng di sản thì phần di sản mà người này đáng nhẽ được hưởng sẽ chia cho người thừa kế thông thường; Tương tự đối với trường hợp có nhiều người thừa kế thế vị nhưng tất cả những người thừa kế thế vị này từ chối nhận di sản hay bị truất quyền hưởng di sản hay bị tước quyền hưởng di sản thì phần di sản này cũng sẽ được chia cho người thừa kế thông thường; Đối với trường hợp có nhiều người thừa kế thế vị nhưng chỉ một hoặc một số người thừa kế thế vị từ chối nhận di sản hoặc bị truất quyền hưởng di sản hoặc bị tước quyền hưởng di sản thì phần di sản mà những người này đáng nhẽ được hưởng sẽ được chia cho những người thừa kế thế vị còn lại (không chia cho những người thừa kế khác ở hàng thừa kế thứ nhất). Cách chia này không những đảm bảo quyền lợi của những người thừa kế thế vị mà còn đảm bảo quyền lợi của người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất.
68
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Thừa kế thế vị là trường hợp người thừa kế thế vị thay thế vị trí của người bị thay thế để hưởng di sản của người để lại di sản trong trường hợp người bị thay thế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản.
Mục đích của thừa kế thế vị là bảo vệ lợi ích của cháu, chắt người để lại di sản mà các con đều đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản. Pháp luật về thừa kế thế vị Việt Nam đƣợc xây dựng trên hai mối quan hệ là mối quan hệ huyết thống và mối quan hệ nuôi dưỡng giữa người để lại di sản với con, cháu của họ. Pháp luật về thừa kế thế vị đã tạo ra sự gắn bó giữa những người thân thích nhất của người để lại di sản, giữa đời trước với đời sau, tạo ra sự liên kết giữa những người trong gia đình vơi nhau.
Trên cơ sở kế thừa và phát triển các văn bản pháp luật về thừa kế ở nước ta từ trước đến nay như: BLDS Bắc kỳ năm 1931; BLDS Trung kỳ 1939; Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/05/1950; Thông tƣ số 81/TANDTC ngày 24/7/1981 của TAND tối cao; Pháp lệnh Thừa kế năm 1990; BLDS năm 1995; BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 quy định về thừa kế thế vị khá đầy đủ và hoàn thiện. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực trạng pháp luật và tìm hiểu thực tiễn việc thực hiện pháp luật pháp luật về thừa kế thế vị, nhận thấy một số vấn đề chƣa đƣợc quy định cụ thể, rõ ràng dẫn đến việc thiếu thống nhất trong áp dụng pháp luật và ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng pháp luật trên thực tế. Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện một các đồng bộ, có hệ thống pháp luật về thừa kế thế vị là một yêu cầu cấp bách trong thời đại hiện nay.
69 Chương 3