CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.2. Chủ thể của quan hệ thừa kế thế vị
2.2.2. Người thừa kế thế vị
- Điều kiện của người thừa kế thế vị
Người thừa kế thế vị là người thừa kế, do đó họ cần phải đáp ứng dầy đủ yêu cầu để trở thành một người thừa kế. BLDS 2015 quy định: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết” [29, Điều 613].
Xác định một người còn sống, hay một người đã chết cần phải xác định như thế nào? Một người còn sống là một người đã sinh ra và chưa được xác định là đã chết. Chết ở đây đƣợc nói đến bao gồm chết sinh học và chết pháp lý. Chết pháp lý là cái chết thông qua tuyên bố của Tòa án, thực tế họ có thể đã chết hoặc có thể chưa. Tòa án có thể tuyên bố một người đã chết khi có một trong các căn cứ đƣợc quy định tại Điều 81 BLDS 2015.
Thuật ngữ “còn sống” phải được hiểu dưới nhiều góc độ bởi vì thực tế có trường hợp một người đã chết nhưng “còn sống tại thời điểm mở thừa kế”.
Tại thời điểm mở thừa kế, người thừa kế thế vị còn sống, nhưng đến thời điểm phân chia di sản, họ đã chết (hoặc bị Tòa án tuyên bố chết), thì người đó vẫn được hưởng di sản, phần di sản họ được hưởng sẽ được coi là di sản của người đó và được chia cho những người thừa kế của họ.
Nếu một người sinh ra và còn sống thì việc hưởng thừa kế của họ được xác định bình thường như những người khác. Nhưng thực tế có rất nhiều trường hợp trẻ em sinh ra được một khoảng thời gian nhất định thì bị chết do
45
nhiều lý do khác nhau. Liệu một đứa trẻ sau khi sinh ra, sống đƣợc năm phút, mười phút, một giờ, hai giờ… hay bao lâu thì mới được coi là sinh ra và còn sống.Việc đăng ký khai sinh là cơ sở pháp lý để xác định sự tồn tại của một trẻ sơ sinh, đồng thời cũng là cơ sở để xác định đứa trẻ đó có đủ năng lực thừa kế theo pháp luật. Theo quy định trên thì có thể hiểu một người thành thai trước thời điểm mở thừa kế, sinh ra và sống được hơn 24 giờ sau thời điểm mở thừa kế thì họ có năng lực thừa kế theo pháp luật. Khi đứa trẻ này đƣợc khai sinh thì sẽ là người thừa kế thế vị, sẽ được hưởng di sản, nếu đứa trẻ này chết thì phần di sản này sẽ được coi là di sản của họ để lại và những người thừa kế của họ sẽ được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật.
Đối với trường hợp người bị Tòa án tuyên bố chết thì họ được xem là đã chết vào ngày Tòa án xác định hoặc vào ngày bản án liên quan có hiệu lực pháp luật. Từ ngày này năng lực pháp luật của họ mới chấm dứt. Nên mặc dù tại thời điểm mở thừa kế, người thừa kế vắng mặt hay mất tích, nhưng họ chưa được xác định là đã chết thì họ vẫn có quyền được hưởng di sản. Phần di sản họ được hưởng sẽ trở thành một phần trong di sản của chính họ vào ngày họ bị Tòa án tuyên bố là đã chết.
Điều kiện “thành thai trước khi người để lại di sản chết” không chỉ là điều kiện của người thừa kế thế vị mà còn là điều kiện của người thừa kế nói chung.
Mục đích của điều kiện này là để xác định huyết thống của người để lại di sản với người thừa kế. Người đã thành thai trước khi người để lại di sản chết, sinh ra và còn sống sẽ được mặc nhiên coi là có quan hệ với người để lại di sản.
Pháp luật Việt Nam từ xưa đến nay đều áp dụng phương pháp suy đoán như sau: “Thụ thai trong thời kỳ giá thú tức là kể từ sau khi đã tiêu hôn mà trong khoảng 300 ngày sinh con” [2, Điều 151], [3, Điều 207], [7, Điều 3], [28, Điều 88].
Nhƣ vậy, có thể hiểu rằng, đứa con sinh ra trong thời hạn 300 ngày sau khi mở thừa kế thì đƣợc xác định là thụ thai trong thời kỳ hôn nhân và đƣợc coi là
46
con chung của hai vợ chồng và vẫn được hưởng di sản. Pháp luật một số nước trên thế giới cũng có quy định suy đoán tương tự.
Điều 722 BLDS Nhật Bản quy định đứa trẻ chỉ đƣợc coi là con của người chồng khi người mẹ thai nghén trong thời kỳ hôn nhân. Tức là con sinh ra sau 200 ngày kể từ ngày kết hôn hoặc trong phạm vị 300 ngày từ khi hôn nhân bi hủy bỏ, bị vô hiệu. Quy định tương tự ở Pháp thời gian tối đa là 300 ngày, ở Đức là 302 ngày, còn ở Hà Lan là 306 ngày [16, tr. 31].
Có thể suy đoán đứa trẻ sinh ra trong khoảng thời gian 300 ngày kể từ thời điểm mở thừa kế thì mặc nhiên được coi là thành thai trước thời điểm mở thừa kế và là người thừa kế của người để lại di sản. Tuy nhiên, trường hợp đứa trẻ sinh ra sau khoảng thời gian mà, mà thông qua việc xét nghiệm AND có đầy đủ chứng cứ để xác định là con đẻ của người để lại di sản thì vẫn có quyền hưởng di sản.
Hiện nay, trong xu thế phát triển của y học và khoa học kỹ thuật, việc sinh con theo phương pháp khoa học hỗ trợ sinh sản ngày càng phổ biến. Việc này không những đảm bảo tính khoa học mà mang tính nhân văn sâu sắc, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của công dân. Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm. Trong đó thụ tinh theo ống nghiệm là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi. Việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp này nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của đứa trẻ đó, trong đó có quyền thừa kế tài sản. Vấn đề này đến này vẫn còn nhiều tranh cãi trong việc xác định những vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề thừa kế. LHNGĐ 2014 quy định:
1. Trong trường hợp người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì việc xác định cha, mẹ đƣợc áp dụng theo quy định tại Điều 88 của Luật này.
47
2. Trong trường hợp người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra.
3. Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra.
4. Việc xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đƣợc áp dụng theo quy định tại Điều 94 của Luật này [28, Điều 93].
Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về vấn đề này. Việc con sinh ra bằng phương pháp kỹ thuật hỗ trợ sinh sản chỉ đƣợc thực hiện khi có sự từ nguyện của cặp vợ chồng vô sinh.
Người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh được xác định là mẹ của đứa trẻ trong mọi trường hợp kể cả người mẹ nhận noãn hoặc phôi của người khác và người chồng hợp pháp của mẹ đứa trẻ là cha của đứa trẻ ngay cả trong trường hợp tinh trùng không phải của chồng. Việc xác định cha, mẹ con trong trường hợp này đƣợc xác định dựa trên quan hệ hôn nhân hợp pháp của cha và mẹ đứa trẻ và pháp luật đương nhiên thừa nhận mối quan hệ này. Đồng nghĩa với việc dùng phương pháp khoa học giám định gen, thử máu để xác định cha, mẹ, con trong trường hợp này là không có giá trị.
Thực tế xảy ra một số trường hợp trong quá trình thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, người chồng trong cặp vợ chồng vô sinh chết, mất tích… việc tiếp tục thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có đƣợc tiếp tục hay không. Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có hướng dẫn cụ thể về vần đề này. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, người chồng đã lưu giữ tinh trùng tại cơ sở lưu giữ tinh trùng, sau đó người chồng chết nhưng người vợ vẫn mong muốn có con với người chồng đã chết với mình thì có được cho phép hay không, trước đó người chồng cũng đã đồng ý, tự nguyện thực hiện phương
48
pháp này. Đứa con sinh ra trong trường hợp này rõ ràng là cùng huyết thống với người bố đã chết. Nếu bố chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông, bà nội hoặc các cụ nội của thì đứa bé này có đƣợc thừa kế thế vị hay không?
Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP cũng quy định:
Trường hợp người gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi bị chết mà cơ sở lưu giữ tinh trùng, noãn, phôi nhận được thông báo kèm theo bản sao giấy khai tử hợp pháp từ phía gia đình người gửi thì phải hủy số tinh trùng, noãn, phôi của người đó, trừ trường hợp vợ hoặc chồng của người đó có đơn đề nghị lưu giữ và vẫn duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản.
Theo quy định nêu trên thì vợ chồng thuộc diện đƣợc gửi giữ tinh trùng hoặc muốn lưu giữ tinh trùng thì người chồng làm đơn yêu cầu lưu giữ tinh trùng cá nhân. Nếu sau này vợ muốn sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm sau khi chồng qua đời thì phải “có đơn đề nghị lưu giữ và vẫn duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản” tinh trùng của chồng tại bệnh viện.
Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP, việc lưu giữ tinh trùng của người chồng cần được thực hiện “tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ông nghiệm”.
Theo Khoản 4 Điều 21 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP: Người vợ hoặc người chồng sử dụng tinh trùng, noãn, phôi của người vợ hoặc người chồng đã chết… “làm phát sinh các quan hệ hôn nhân gia đình thì thực hiện theo quy định của Pháp luật Hôn nhân gia đình và Pháp luật Dân sự”. Theo quy định tại Điều 65 LHNGĐ năm 2014, quan hệ hôn nhân của vợ chồng chấm dứt kể từ thời điểm người chồng chết. Nếu con được sinh ra từ tinh trùng của người chồng để lại sau khi qua đời thì việc nhận cha cho con cũng như việc thừa kế của đứa trẻ đó sẽ dựa vào các quy định sau: Việc xác định cha cho con đƣợc thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 88 LHNGĐ
49
2014: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân”. Theo đó, nếu con đƣợc sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm người chồng chết thì về nguyên tắc, chồng được xác định là cha cho con. Trường hợp con sinh ra sau 300 ngày kể từ thời điểm người chồng chết (hôn nhân chấm dứt) sẽ không đƣợc coi là con chung trong thời kỳ hôn nhân. Vì vậy, nếu muốn xác định cha cho con thì phải làm thủ tục xác nhận cha cho con theo quy định tại Khoản 3 Điều 102 LHNGĐ 2014. Sau khi thực hiện thủ tục này, người chồng được pháp luật thừa nhận là cha của con.
Theo quy định của pháp luật thì đứa trẻ cần phải “sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết” thì mới được thừa kế thế vị hưởng di sản của ông, bà hoặc các cụ. Vậy trường hợp bố chết trước ông bà và đứa trẻ được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nhƣng thành thai sau khi ông bà chết thì có đƣợc thừa kế thế vị không hay trường hợp bố mẹ chết cùng thời điểm với ông bà và đứa con được thành thai sau thời điểm này, mặc dù cùng huyết thống thì cũng không đƣợc thừa kế thế vị. Hoặc trong trường hợp, người mẹ lợi dụng quy định này, người bố chết trước ông bà nhưng người mẹ vẫn tiến hành thực hiện biện pháp hỗ trợ sinh sản để được hưởng thừa kế thế vị của ông bà, sau đó yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con dựa vào kết quả giám định ADN và đƣợc chấp nhận.
Pháp luật cần có quy định cụ thể hơn về vấn đề này nhằm đảm bảo quyền lợi của những người có huyết thống với nhau và tránh trường hợp lợi dụng pháp luật để trục lợi.
LHNGĐ 2014 đã chính thức thừa nhận và cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Việc mang thai hộ chỉ đƣợc áp dụng khi có đày đủ các điều kiện theo quy định pháp luật. Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ
50
vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con đƣợc sinh ra. Pháp luật quy định chặt chẽ các điều kiện cụ thể và mang thai hộ vì mục đích thương mại. Quy định này đã phản ánh được thực trạng hiện nay và đáp ứng với tình hình phát triển thực thế của các mối quan hệ trong hôn nhân. Việc bổ sung quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thể hiện tính nhân văn sâu sắc, nhƣ cầu làm cha, mẹ chính đáng của các cặp vợ chồng không thể mang thai và sinh con ngay cả khi đã áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
- Mối quan hệ giữa người thừa kế thế vị và người bị thay thế
Điều 652 BLDS 2015 quy định trong trường hợp bố hoặc mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại thì cháu sẽ thay thế vị trí của bố, mẹ để hưởng di sản của ông, bà. Bố, mẹ là người bị thay thế, cháu là người thừa kế thế vị. Pháp luật thừa kế thế vị Việt Nam được xây dựng trên quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dƣỡng. Để đƣợc thừa kế thế vị trong trường hợp này thì mối quan hệ giữa người để lại di sản và người thế vị là ông và cháu, mối quan hệ giữa người bị thay thế và người thừa kế thế vị là cha, mẹ và con.
Trong trường hợp mối quan hệ giữa ông bà, cha mẹ và cháu là quan hệ huyết thống, người bị thay thế là con ruột của người để lại di sản và người thừa kế thế vị và con ruột của người bị thay thế, thì cháu sẽ là cháu ruột của ông, bà và sẽ được hưởng thừa kế thế vị nếu đủ điều kiện.
Trong trường hợp mối quan hệ giữa người thừa kế thế vị là mối quan hệ nuôi dưỡng, người thừa kế thế vị là con nuôi của người bị thay thế thì pháp luật hiện nay quy định nhƣ thế nào về vấn đề này. Nhƣ đã phân tích ở phần trên, mối quan hệ giữa người để lại di sản và người bị thay thế theo pháp luật Việt Nam có thể là quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dƣỡng. Pháp luật nước ta không phân biệt đối xử giữa con nuôi và con đẻ, nhưng trong thừa kế thế vị, vị trí của con của người con nuôi như thế nào?
51
Việc nhận nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ giữa cha mẹ và con, quyền và nghĩa vụ giữa các bên phát sinh trên cơ sở đăng ký. Nếu quan hệ nuôi con nuôi đƣợc xác lập sau ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà không đăng ký nuôi con nuôi tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì người nuôi con nuôi và cha mẹ nuôi sẽ không phát sinh quan hệ thừa kế [16, tr 48]. Nếu quan hệ giữa cha mẹ đẻ và con là quan hệ gắn với huyết thống phát sinh từ việc thụ thai, mang thai và sinh con thì mối quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi dựa trên tình cảm, ý chí. Theo quy định của LHNGĐ 2014 và Luật nuôi con nuôi 2010 thì kể từ thời điểm đăng ký việc nuôi con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con. Do đó, kể từ thời điểm được nhận làm con nuôi, người con nuôi có đầy đủ quyền thừa kế tài sản của cha, mẹ nuôi và ngƣợc lại. Việc này đảm bảo cho quyền thừa kế thế vị của các chấu không phụ thuộc vào việc bố, mẹ của cháu có đang là con nuôi của người đẻ lại di sản hay không.
Điều 653 BLDS 2015 quy định về quyền thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ nhƣ sau: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này”. Quy định này còn rất chung chung, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Rất nhiều vấn để cần đặt ra ở đây:
+ Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản, người này lại có con nuôi, thì người con nuôi này có được thay thế vị trí của cha, mẹ nuôi của mình để hưởng di sản hay không? Ví dụ: A có con đẻ là B. B nhận nuôi C. B chết trước hoặc chết cùng thời điểm với A thế có được thế vị B hưởng di sản của A không. Đến nay, Pháp luật Việt Nam chưa có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Theo hướng dẫn của Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1900 thì “Con nuôi chỉ có quan hệ với cha nuôi, mẹ nuôi mà không có quan hệ thừa kế với