CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.2. Chủ thể của quan hệ thừa kế thế vị
2.2.1. Người để lại di sản
Người để lại di sản thừa kế là người có tài sản sau khi chết để lại cho người còn sống theo ý chí của họ được thể hiện trong di chúc hay theo quy định của pháp luật. Thừa kế thế vị chỉ có thể phát sinh trên cơ sở thừa kế theo pháp luật, không thể phát sinh trên cơ sở di chúc.
Trong quan hệ pháp luật thừa kế thế vị, pháp luật Việt Nam thừa nhận mới quan hệ giữa người để lại di sản và người bị thay thế như sau.
- BLDS 2015 quy định:
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một
37
thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống [25, Điều 652].
Pháp luật Việt Nam quy định người bị thay thế là “con” của người để lại di sản. Vậy Pháp luật Việt Nam quy định về người thừa kế là “con” của người hưởng di sản như thế nào? Là con đẻ hay con nuôi?
Ngay từ thời kỳ phong kiến, Quốc triều hình luật của nhà Lê điều chỉnh mối quan hệ thừa kế giữa những người con ruột và người làm con nuôi của người để lại di sản. Điều 380 Quốc triều hình luật quy định: Khi bố mẹ nuôi chết thì người con nuôi được hưởng di sản như người con ruột của người để lại di sản. Dân luật Bắc Kỳ 1931 và Dân luật Trung kỳ 1936 quy định hàng thừa kế thứa nhất gồm: các con (con đẻ, con nuôi, con vợ cả, con vợ lẽ) của người để lại di sản. Trường hợp người để lại di sản không còn con thì cháu hưởng di sản [2, Điều 18], [4, Điều 132].
Pháp luật thừa kế Việt Nam thể hiện truyền thống dân tộc, không chỉ coi trọng quan hệ huyết thống mà còn chú trọng cả quan hệ nuôi dƣỡng.
Quy định này phù hợp với truyền thống và đạo lý của người Việt Nam. Đây là truyền thống quý báu của dân tộc ta, ngay từ thời kỳ phong kiến đã có tƣ tưởng như vậy nhằm bảo vệ quyền lợi của những người trong gia đình với nhau. Thông tư số 1742-BNC ngày 18/9/1956 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề trong việc giải quyết tranh chấp về thừa kế, Thông tƣ số 594-NCLP ngày 27/8/1968 của TAND tối cao hướng dẫn giải quyết tranh chấp về thừa kế, Thông tƣ số 81/TT-TANDTC ngày 24/7/1981 của TAND tối cao hướng dẫn chi tiết về việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến thừa kế có quy định:
38
Người con nào (kể cả con nuôi) chết trước người để thừa kế, thì các con của người đó (tức là các cháu của người để thừa kế) sẽ hưởng phần thừa kế của bố hoặc mẹ mình (thừa kế thế vị) [38, Mục III].
Pháp lệnh thừa kế ngày 30/8/1900 quy định tại Điều 27:
Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi đƣợc thừa kế tài sản của nhau và còn đƣợc thừa kế tài sản theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Pháp lệnh này.
Sau đó BLDS năm 1995, năm 2005 sau này là BLDS 2015 đều kế thừa quy định này. Không có sự phân biệt giữa con đẻ, con nuôi, con trong giá thú hay con ngoài giá thú trong quan hệ thừa kế. Vì vậy, con đẻ, con nuôi, con trong giá thú hay con ngoài giá thú của người để lại di sản đều có thể là người bị thay thế trong thừa kế thế vị nếu có đủ điều kiện.
Kể cả trường hợp con riêng của vợ, chồng mà có đầy đủ bằng chứng để xác định rằng người con riêng đã được bố dượng hoặc mẹ ghẻ thương yêu, nuôi nấng, chăm sóc như con đẻ, thì người con riêng đó được coi như con chung, nên đƣợc thừa kế. Điều này đƣợc quy định tại Mục III Thông tƣ số 81/TT-TANDTC, Điều 28 Pháp lệnh thừa kế ngày 30/8/1900, Điều 682 BLDS 1995, Điều 679 BLDS 2005, Điều 654 BLDS 2015. Quyền thừa kế thế vị của các cháu đƣợc bảo đảm không phụ thuộc vào việc bố hoặc mẹ của cháu có là con riêng của người khác hay không. BLDS 2015 quy định:
Con riêng và bố dƣợng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dƣỡng nhau nhƣ cha con, mẹ con thì đƣợc thừa kế di sản của nhau và còn đƣợc thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này [29, Điều 654].
LHNGĐ 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của cha dƣợng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc chồng tại Điều 79 nhƣ sau:
Cha dƣợng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dƣỡng,
39
chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình; Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dƣỡng cha dƣợng, mẹ kế cùng sống chung với mình [28, Điều 79].
Giữa bố dƣợng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc chồng có mối quan hệ chăm sóc, nuôi dƣỡng đƣợc pháp luật quy định, và họ thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau. Do đó, nếu con riêng của vợ hoặc chồng mà chết trước hoặc chết cùng thời điểm với cha dƣợng, mẹ kế thì con, cháu của họ đƣợc thừa kế thế vị, thay thế vị trí của họ để nhận di sản của cha dƣợng, mẹ kế của họ. Tuy nhiên, pháp luật chƣa quy định cụ thể thế nào là “quan hệ chăm sóc, nuôi dƣỡng” và “chăm sóc, nuôi dƣỡng” nhƣ thế nào mới đƣợc coi là nhƣ cha con, mẹ con. Khi xảy ra tranh chấp, các đương sự phải chứng minh mối quan hệ chăm sóc nuôi dƣỡng này nhƣ thế nào? Ăn chung, ở chung, chung hộ khẩu thì có thuộc trường hợp này không? Nuôi dưỡng, chăm sóc trong thời gian bao lâu thì được coi là như cha con, mẹ con? Hay trường hợp người con riêng đã trưởng thành, sống riêng nhưng vẫn gửi tiền hàng tháng cho cha dượng, mẹ kế thì có coi là chăm sóc, nuôi dưỡng không. Không ít trường hợp Tòa án gặp khó khăn khi giải quyết tình huống này. Pháp luật giúp gắp kết mọi người trong gia đình, khuyến khích mọi người có trách nhiệm với nhau. Vì vậy, cần phải có quy định cụ thể để đảm bảo quyền lợi của họ và nhƣ vậy mới có thể áp dụng thống nhất quy định của pháp luật.
Quan hệ thừa kế thế vị ở Việt Nam đƣợc xây dựng trên hai cơ sở là quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dƣỡng, không nhƣ pháp luật La Mã, Pháp, Nhật Bản hay Thái Lan chỉ bảo vệ lợi ích của những người có quan hệ huyết thống với người để lại di sản. Quy định như vậy nhằm giáo dục lòng nhân ái giữa các thành viên trong gia đình mặc dù giữa họ không có quan hệ huyết thống. Mặt khác còn thể hiện truyền thống của dân tộc ta, coi trọng tình cảm, công dƣỡng dục và phù hợp với cuộc sống thực tế.
40
- Pháp luật Việt Nam quy định trong trường hợp người bị thay thế không được quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hay từ chối nhận di sản thì người thế vị có quyền hưởng di sản hay không?
BLDS 2015 quy định về thừa kế thế vị:
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống [29, Điều 652].
Theo quy định này thì cháu, chắt chỉ được hưởng thừa kế thế vị trong trường hợp bố, mẹ cháu được hưởng khi còn sống. Vậy hiểu thế nào là “được hưởng nếu còn sống”, nếu bố, mẹ cháu thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hay bố mẹ cháu từ chối nhận di sản thì sao. Pháp luật hiện nay vẫn chưa giải thích trường hợp này.
Từ chối nhận di sản là trường hợp người thừa kế có quyền hưởng di sản nhƣng từ chối quyền này. BLDS 2015 quy định về từ chối nhận di sản nhƣ sau:
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác; 2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết; 3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản [29, Điều 620].
Hiện nay có hai quan điểm đối với trường hợp người thừa kế từ chối nhận di sản. Quan điểm thứ nhất cho rằng trường hợp người thừa kế từ chối nhận di sản thì phần bị từ chối này sẽ được chia cho những người thừa kế khác cùng hàng, do vậy con của người từ chối không được thừa kế thế vị mặc dù người thừa kế từ chối nhận di sản đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm
41
với người để lại di sản. Quan điểm thứ hai cho rằng trường hợp người thừa kế từ chối nhận di sản mà chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người nhận di sản thì con, cháu của họ đƣợc thừa kế thế vị nếu đủ điều kiện. Bởi vì việc từ chối nhận di sản chỉ thể hiện ý chí của cá nhân người từ chối nhận di sản nên không ảnh hưởng đến quyền hưởng di sản của người thừa kế thế vị. Tác giả đồng ý với quan điểm thứ hai, bản chất của thừa kế là để đảm bảo quyền và lợi ích của những người trong gia đình. Trường hợp người thừa kế từ chối nhận di sản đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì quyền lợi của con, cháu họ cần phải đƣợc đảm bảo.
Truất quyền hưởng di sản của người thừa kế là quyền của người để lại di sản, theo đó, người thừa kế không được quyền hưởng di sản được chỉ đi trong di chúc có hiệu lực. Người thừa kế không được quyền hưởng di sản là do pháp luật tước quyền hưởng di sản của họ vì họ có hành vi vi phạm pháp luật. Pháp luật hiện hành chưa có quy định về trường hợp này. Pháp luật Việt Nam thời kỳ pháp thuộc tại Điều 314 Dân luật Bắc kỳ 1931 và Điều 306 Dân luật Trung kỳ 1936 có quy định về không được hưởng di sản, được nhắc đến thông qua thuật ngữ bất xứng và cũng đã quy định cho người thế vị của người bị thay thế bất xứng được hưởng di sản. Cụ thể:
Người bất xứng hoặc bị truất thì cho là không được ăn thừa kế bao giờ.
Những di sản đáng lẽ thuộc về hai hạng người ấy thì trao sang cho con cái những người ấy; Những con cái ấy được tự lấy tư cách mình mà dự vào việc thừa kế và không bị loại ra vì lỗi người cha, trừ khi nào chính những người con cái ấy cũng bị tuyên cáo là không xứng đáng hoặc bị truất quyền thừa kế thì không kể [2, Điều 315], [4, Điều 307].
Điều 307 Bộ dân luật Trung kỳ còn quy định:
Nếu người bị tuyên cáo là không xứng đáng hoặc bị truất mà không có con cái thời phần di sản nguyên những người ấy đáng được hưởng sẽ về phần người thừa kế khác.
42
Tuy hai bộ Dân luật này đều nói trong trường hợp này con cháu đều lấy tư cách riêng của mình để thừa hưởng chứ không phải hưởng thay cho cha, mẹ, về thực tế ta không thấy sự phân biệt ấy ở chỗ nào vì dù có lấy tƣ cách riêng mà thừa hưởng, con cháu cũng chỉ được chia nhau phần đáng lẽ chia về cho cha, mẹ mình mà thôi [14].
Bộ Dân luật Sài Gòn 1972 quy định tại Điều 505:
Người bất xứng hay bị truất quyền được coi như là không bao giờ là người thừa kế. Tuy nhiên, phần di sản mà đáng lẽ người ấy được hưởng sẽ truyền cho con, cháu dẫu rằng người quá cố còn thừa kế khác ngang hàng với người bất xứng hay bị truất quyền, trừ phi chính các con cháu người này cũng bị bất xứng hay bị truất quyền.
Có thể thấy ba Bộ luật này bị ảnh hưởng bởi Pháp luật Pháp, luôn bảo đảm quyền lợi của những người trong gia đình với nhau. Kể cả trường hợp người bất xứng hay bị truất quyền thừa kế còn sống thì phần di sản mà người đó đáng lẽ được hưởng đều được chia cho con, cháu của họ. Điều này hoàn toàn phù hợp với bản chất của thừa kế. Pháp luật hiện hành chƣa có quy định về trường hợp này sẽ dẫn đến việc Tòa án gặp không có căn cứ để giải quyết.
Thực tiễn hiện nay, Tòa án nhiều trường hợp xác định nhầm lẫn người bị thay thế. Pháp luật quy định người bị thay thế phải là con thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản, nhưng do nhận thức của những người có thẩm quyền xét xử, dẫn đến việc xác định sai người bị thay thế, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của những người thừa kế.
Ví dụ nhƣ Vụ án tranh chấp về đòi lại di sản thừa giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Nh và bị đơn là bà Nguyễn Thị H đƣợc TAND tỉnh Thái Bình xét xử phúc thẩm ngày 09 tháng 11 năm 2018. Nội dung vụ án nhƣ sau [36]:
Bà Nguyễn Thị Ch (chị gái bà Nh) mất năm 1989, bà Ch không có chồng, con. Di sản bà Ch để lại gồm 175m2 đất tại thửa đất 296 và 160m2 đất
43
ở thừa đất số 298 tại tờ bản đồ số 09 thuộc thôn M, xã TH, huyện HH, tỉnh Thái Bình. Sau khi bà Nguyễn Thị Ch mất thì ông Nguyễn Tiến Ng (đã chết) và bà Nguyễn Thị H (chú ruột và thím dâu của bà Ch) quản lý, sử dụng 02 thửa đất trên. Bà Nh khởi kiện yêu cầu chia di sản và đề nghị Tòa án buộc bà Nguyễn Thị Ng và con trai là anh Nguyễn Tiến Kh (con trai bà H và ông Ng) phải trả lại toàn bộ 02 thửa đất trên.
Bản án dân sự sơ thẩm số 02 /2018/DS-ST ngày 17/4/2018 của TAND huyện HH, tỉnh Thái Bình đã xác định: Do hàng thừa kế thứ nhất của bà Ch không còn nên hàng thừa kế thứ 2 của bà Ch gồm bà Nguyễn Thị Nh và ông Nguyễn Tiến Tr được hưởng di sản. Ông Nguyễn Tiến Tr mất năm 1970, trước bà CH nên các con của ông Nguyễn Tiến Tr là những người thừa kế thế vị của ông Nguyễn Tiến Tr nên đã đưa họ tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Bản án dân sự phúc thẩm số 28/2018/DS-PT ngày 09/11/2018 của TAND tỉnh Thái Bình đã nhận đinh: Bố mẹ bà Ch đã chết trước bà Ch, bà Ch không có chồng, con nên hàng thừa kế thứ nhất của bà Ch không còn, vì vậy, hàng thừa kế thứ hai được hưởng. Hàng thừa kế thứ hai của bà Tr gồm bà Nguyễn Thị Nh và ông Nguyễn Tiến Tr; ông Nguyễn Tiến Tr chết năm 1970, chết trước bà Ch nên không được hưởng thừa kế của và Ch, chỉ có một mình bà Nh được hưởng. Án sơ thẩm xác định các con của ông Nguyễn Tiến Tr là những người thừa kế thế vị của ông Nguyễn Tiến Tr và đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là không đúng theo quy định tại Điều 652 BLDS 2015.
Có thể thấy Bản án sơ thẩm giải quyết vụ án trên xác định các con của ông Nguyễn Tiến Tr là người thừa kế thế vị của ông Nguyễn Tiến Tr hưởng di sản của bà Ch là hoàn toàn không phù hợp với quy định pháp luật và nguyên tắc của thừa kế thế vị. Người bị thay thế phải là con của người
44
để lại di sản thì mới đảm bảo mục đích của thừa kế thế vị là đảm bảo quyền lợi của những người có dòng máu trực hệ với nhau. Trong vụ án này, ông Tr là người thuộc hàng thừa kế thứ 2 của bà Ch nên không thể có thừa kế thế vị ở trường hợp này. Bản án phúc thẩm đã khắc phục được sai lầm này của Bản án sơ thẩm.