CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Điều kiện phát sinh thừa kế thế vị
BLDS 2015 quy định về thừa kế thế vị tại Điều 652:
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống [25, Điều 652].
BLDS 2015 quy định thừa kế thế vị chỉ phát sinh khi thỏa mãn điều kiện: Con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản.
Việc xác định người nào chết trước, người nào chết sau giữa những người có quyền thừa kế di sản của nhau có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định người thừa kế, người chết sau sẽ là người thừa kế của người chết trước. Tuy nhiên, trong thực tế, rất nhiều trường hợp khó xác định thời điểm chết (tai nạn, hỏa hoạn, lũ lụt, động đất…).
Pháp luật Việt Nam ngay từ thời kỳ phong kiến nhƣ Luật Hồng Đức (Điều 374), Luật Gia Long hay đến thời kỳ pháp thuộc tại Bộ Dân luật Bắc kỳ 1931 (Điều 337), Bộ Dân luật Trung kỳ 1939 (Điều 332) đều có quy định về thừa kế thế vị. Bộ Dân luật Trung kỳ 1936 cho phép Tòa án suy đoán người nào chết trước, người nào chết sau dựa trên độ tuổi và giới tính:
Khi mà có nhiều người cùng chết trong một sự tai biến gì, trong những người chết ấy có người nọ được hưởng di sản của người kia
30
mà không biết ai chết trước, thời người ta sẽ tùy sự dự đoán mà kể rằng ai chết trước, chết sau. Sự dự đoán ấy do Quan tòa tùy theo tình trành mà thẩm định nếu không, thời tùy theo sức mạnh hay yếu, tuổi nhiều hay ít, đàn ông hay đàn bà để dự đoán người nào chết trước, người nào chết sau [4, Điều 304].
Để áp dụng quy định này một cách chính xác, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên thì phục thuộc rất lớn vào ý chí của Thẩm phán, dễ dẫn đến trường hợp thẩm phán lạm quyền, tùy tiện áp dụng.
Sắc lệnh số 97/SL ngày 22 tháng 5 năm 1950, Thông tƣ số 1742-BNC ngày 18/91956 của Bộ Tƣ pháp, Thông tƣ số 594-NCLP ngày 27/8/1968 của Tòa án nhân dân tối cao, Thông tƣ số 81/TT-TANDTC ngày 24/7/1981 của Tòa án nhân dân tối cao, Pháp lệnh thừa kế ngày 30/8/1900 sau đó BLDS năm 1995 đều có nội dung quy định điều kiện phát sinh thừa kế thế vị “Con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu được hưởng nếu còn sống”. Và đều tuân theo nguyên tắc: Trong trường hợp những người có quyền thừa kế tài sản của nhau đều chết mà không xác định được người nào chết trước, thì họ không được thừa kế tài sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng [14, Điều 6], [38, Mục III].
Trong trường hợp người thừa kế chết cùng thời điểm với người để lại di sản, mặc dù việc hưởng di sản thừa kế không có ý nghĩa đối với một người đã chết nhưng nó lại có ý nghĩa rất lớn đối với những người còn sống là con, cháu của họ. Bản chất của thừa kế là đảm bảo quyền và lợi ích của những người có quan hệ huyết thống với người để lại di sản. Vì vậy, trường hợp này cần phải xét đến lợi ích của cháu, chắt trong trường hợp cha, mẹ chết cùng một thời điểm với người để lại di sản.
BLDS năm 2005 ra đời đã mở rộng trường hợp phát sinh thừa kế thế vị gồm cả trường hợp “chết cùng thời điểm”. BLDS 2005:
31
Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống [25, Điều 677].
Điều 652 BLDS 2015 đã kế thừa BLDS 2005, bổ sung trường hợp cha hoặc mẹ của cháu hoặc chắt chết cùng thời điểm với người để lại di sản để phù hợp với thực tế và có tính áp dụng cao hơn. Theo đó điều kiện tiên quyết để phát sinh thừa kế thế vị là con của người để lại di sản phải chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản. Điều này phù hợp với bản chất của thừa kế thế vị là thay thế vị trí của bố, mẹ, nếu nhƣ bố, mẹ không chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì chính bố, mẹ là người thừa kế theo hàng thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản.
Trong những năm gần đây, tranh chấp về thừa kế ngày càng tăng, không chỉ về số lƣợng mà còn về cả tính chất và sự phức tạp. Tình trạng này phản ánh đúng tình hình xã hội đang diễn ra. Tuy nhiên, Tòa án thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp về thừa kế nói chung và thừa kế thế vị nói riêng một phần là do trình độ chuyên môn của người làm công tác xét xử chƣa cao, phần là di các quy định pháp luật hiện hành chƣa rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau.
Mặc dù pháp luật đã quy định rất rõ ràng, cụ thể về điều kiện phát sinh thừa kế thế vị là chỉ khi con chết trước hoặc chết cùng thời điểm với cha hoặc mẹ, nhưng khi giải quyết tranh chấp, tòa án thường nhầm lẫn giữa trường hợp thừa kế thế vị và thừa kế chuyển tiếp. Ví dụ nhƣ:
32
- Vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản giữa nguyên đơn là ông Trần Minh H1 và bị đơn là bà Trần Thị N. Nội dung vụ án nhƣ sau [32]:
Cụ ông Trần Đăng L (mất năm 1996) và cụ bà Đặng Thị H2 (mất năm 2006) có 07 người con là Trần Thị N, Trần Thị G, Trần Đăng H3 (mất năm 1998, ông H3 có vợ là bà Nguyễn Thị Phương H4 mất năm 2014, có 02 con là Trần Thanh S và Trần Hồng K), Trần Đăng P, Trần Nhƣ M, Trần Thị O và Trần Minh H1. Di sản cụ L và cụ H2 để lại là quyền sử dụng 352m2 đất đã đƣợc UBND huyện H cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên. Ông Trần Minh H1 khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ L và cụ H2 để lại.
Bản án dân sự sơ thẩm số 04/2019/DS-ST ngày 21/3/2019 của TAND huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội đã xác định: cụ L mất năm 1996, hàng thừa kế thứ nhất của cụ L gồm cụ H2 và 07 người con Trần Thị N, Trần Thị G, Trần Đăng H3, Trần Đăng P, Trần Nhƣ M, Trần Thị O và Trần Minh H1.
Cụ H2 mất năm 2006, hàng thừa kế thứ nhất của cụ H2 gồm Trần Thị N, Trần Thị G, Trần Đăng H3 (con là Trần Thanh S và Trần Hồng K đƣợc thừa kế thế vị), Trần Đăng P, Trần Nhƣ M, Trần Thị O và Trần Minh H1. Bản án sơ thẩm nhận định: cần xác định thời điểm cụ H2 chết năm 2006 để mở thừa kế thống nhất phân chia toàn bộ di sản của cụ L2 và cụ H2 để lại cho hàng thừa kế thứ nhất của hai cụ gồm Trần Thị N, Trần Thị G, Trần Đăng H3 (H3 đã chết nên con là Trần Thanh S và Trần Hồng K đƣợc thừa kế thế vị), Trần Đăng P, Trần Nhƣ M, Trần Thị O và Trần Minh H1. TAND huyện Gia Lâm, TP Hà Nội chia di sản thừa kế của cụ L và cụ H2 làm 8 phần bằng nhau, trong đó 01 phần được trích cho việc bảo quản di sản và mỗi đầu thừa kế được hưởng 1/8 di sản thừa kế, riờng ụng H1 và bà N, mỗi người được hưởng thờm ẵ kỷ phần thừa kế thanh toán công sức, chi phí bảo quản di sản.
Có thể thấy Bản án dân sự sơ thẩm số 04/2019/DS-ST ngày 21/3/2019 của TAND huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội đã xác định diện và hàng thừa
33
kế của cụ L và cụ H2 là không phù hợp với quy định của pháp luật. Bản án xác định thời điểm mở thừa kế thống nhất chia toàn bộ di sản của cụ L và cụ H2 là năm 2006, về mặt lý luận là không có căn cứ bởi vì không có quy định nào về “xác định thời điểm mở thừa kế thống nhất” mà chỉ có quy định thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Thời điểm mở thừa kế của cụ L là năm 1996, hàng thừa kế thứ nhất của cụ L là cụ H2 và 07 người con; Thời điểm mở thừa kế của cụ H2 là năm 2006, những người được hưởng di sản của cụ H2 là 06 người con còn sống tại thời điểm này và những người thừa kế thế vị của Trần Đăng H3 (H3 đã mất năm 1998).
Ở vụ án này, thời điểm mở thừa kế của cụ L là năm 1996, Trần Đăng H3 vẫn còn sống nênTrần Đăng H3 là người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ L. Tuy nhiên đến thời điểm phân cho di sản của cụ L thì Trần Đăng H3 đã chết, nên phần di sản của cụ L mà Trần Đăng H3 được hưởng sẽ được thừa kế chuyển tiếp cho những người thừa kế của Trần Đăng H3 tại thời điểm này là 02 con Trần Thanh S và Trần Hồng K (vì vợ của Trần Đăng H3 là Nguyễn Thị Phương H4 mất năm 2014 nên không xét đến). Còn đối với việc phân chia di sản của cụ H2 thì tại thời điểm mở thừa kế của cụ H2 (năm 2006), con của cụ H2 là Trần Đăng H3 đã chết trước nên con của Trần Đăng H3 là Trần Thanh S và Trần Hồng K được thừa kế thế vị, hưởng phần di sản mà Trần Đăng H3 đáng nhẽ được hưởng.
Thẩm phán TAND huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội giải quyết vụ án đã có nhầm lẫn giữa thừa kế thế vị và thừa kế chuyển tiếp. Mặc dù trong trường hợp này, quyền và lợi ích của những người thừa kế thế vị vẫn được bảo đảm. Nhƣng việc nhầm lẫn thừa kế thế vị hay thừa kế chuyển tiếp là không phù hợp với quy định pháp luật, phần nào phản ánh nhận thức của thẩm phán giải quyết vụ án, phần nào phản ánh sự không rõ ràng của quy định pháp luật hiện hành, dễ dẫn đến sự nhầm lẫn.
34
- Vụ án tranh chấp thừa kế giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Văn M và bị đơn là bà Hồ Thị L. Nội dung vụ án nhƣ sau [35]:
Cụ Nguyễn Văn V (mất năm 1980) và cụ Đậu Thị K (mất năm 2013) có 06 người con là: Nguyễn Thanh M1 (đi bộ đội đã hy sinh khi chưa có vợ, con), Nguyễn Văn M, Nguyễn Văn K1 (mất năm 1975), Nguyễn Thị X, Nguyễn Xuân K2, Nguyễn Xuân H (mất năm 2018). Năm 1980, khi cụ V mất thì bà Hồ Thị L, vợ Nguyễn Văn K1, là con dâu cụ V và cụ K đã đƣa con về sống với cụ K tại thửa đất do cụ V và cụ K tạo lập. Ông Nguyễn Văn M yêu cầu tòa án chia thừa kế di sản của V và cụ K là thửa đất bà L đang sinh sống.
Bản án số 14/2018/DS-ST ngày 05/11/2018 của TAND tỉnh Nghệ An đã xác định hàng thừa kế thứ nhất của cụ Nguyễn Văn V và cụ Nguyễn Văn K gồm Nguyễn Văn M, Nguyễn Văn K1, Nguyễn Thị X, Nguyễn Xuân K2, Nguyễn Xuân H (05 suất). Do ông Nguyễn Văn K1 và ông Nguyễn Xuân H đã mất nên vợ và các con ông đƣợc thừa kế thế vị. Sau khi trích trả công tu bổ, tôn tạo, bảo vệ di sản thì phần di sản còn lại của cụ V và cụ K đƣợc chia đều cho 05 suất thừa kế.
Trong vụ án này, Thẩm phán của TAND tỉnh Nghệ An giải quyết tranh chấp trên đã có sự nhầm lẫn giữa thừa kế thế vị và thừa kế chuyển tiếp. Cụ Nguyễn Văn V (mất năm 1980) và cụ Đậu Thị K (mất năm 2013), con trai của cụ V và cụ K là Nguyễn Xuân H (mất năm 2018), mất sau cụ V và cụ K. Tức là tại thời điểm mở thừa kế của cụ V, ông Nguyễn Xuân H còn sống, là người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của vụ V và cụ K. Đến thời điểm phân chia di sản của cụ V và cụ K, ông H đã mất. Vì vậy, phần di sản của cụ V và cụ K mà ông H được hưởng sẽ được thừa kế chuyển tiếp cho những người thừa kế của ông H là vợ và con ông H. Tuy nhiên, Tòa án chỉ căn cứ ông H đã chết mà không căn cứ vào thời điểm chết của anh H để xác định vợ và con ông H đƣợc thừa kế thế vị là không phù hợp với quy định của pháp luật.
35
- Hay nhƣ Vụ án tranh chấp chia thừa kế giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị K và Bị đơn là anh Nguyễn Công T. Nội dung vụ án nhƣ sau [33]:
Cụ ông Nguyễn Công H (mất năm 1995) và cụ bà Hoàng Thị M (mất năm 2004) có 04 người con đẻ, không có con nuôi, con riêng là ông Nguyễn Công H1 (mất năm 2011), ông Nguyễn Công T (mất năm 2013), bà Nguyễn Thị C, bà Nguyễn Thị K. Ông Nguyễn Công H1mất năm 2011 có vợ là bà Nguyễn Thị T và có 04 người con là Nguyễn Công C, Nguyễn Công T, Nguyễn Thị Đ và Nguyễn Công Đ. Ông Nguyễn Công T (mất năm 2013) có vợ là và Nguyễn Thị H và có 04 người con là Nguyễn Thị Ng, Nguyễn Thị N, Nguyễn Công Ƣ, Nguyễn Công Tr. Cụ H và cụ M chết không để lại di chúc. Di sản để lại là 923,2m2 đất tại xóm 1, xã N, huyện N, tỉnh Nghệ An. Bà Nguyễn Thị K khởi kiện, yêu cầu TAND huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An chia di sản thừa kế của cụ H và cụ M là thửa đất trên.
Bản án số 45/2018/DSST ngày 18/10/2018 của TAND huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An xác định H và cụ M có 4 người con trong hàng thừa kế thứ nhất là: ông Nguyễn Công H; ông Nguyễn Công T; bà Nguyễn Thị C (sinh năm 1958) và bà Nguyễn Thị K (sinh năm 1960). Nhƣ vậy, cụ H, cụ M có 4 người trong diện được hưởng chia di sản thừa kế là ông H, ông T, bà C, bà K.
Ông Nguyễn Công H (mất năm 2011) có vợ là bà Nguyễn Thị T (bà T mất ngày 19/9/2018) có 4 người con chung thuộc hàng thừa kế, thừa kế thế vị gồm Nguyễn Công C; Nguyễn Công T; Nguyễn Thị Đ và Nguyễn Công Đ. Ông Nguyễn Công T (mất năm 2013) có vợ là bà Nguyễn Thị H có 4 người con thuộc hàng thừa kế thế vị gồm Nguyễn Thị Ng, Nguyễn Thị N, Nguyễn Công Ƣ, Nguyễn Công T.
Trong vụ án này, Tòa án xác định thừa kế thế vị không đúng. Cụ thể nhƣ sau: ông Nguyễn Công H1 (mất năm 2011), ông Nguyễn Công T (mất năm 2013) là con của cụ ông Nguyễn Công H (mất năm 1995) và cụ bà
36
Hoàng Thị M (mất năm 2004). Ông H1 và ông T mất sau cụ H và cụ M nên theo quy định tại Điều 652 BLDS 2015 thì sẽ không phát sinh thừa kế thế vị.
Tại thời điểm mở thừa kế của cụ H và cụ M thì ông H1 và ông T vẫn còn sống nên là người thừa kế di sản thuộc hàng thừa kế thứ nhất của hai cụ H và M.
Tại thời điểm phân chia di sản của cụ H và cụ M thì ông H1 và ông T đã chết, nên phần di sản của cụ H và cụ M mà ông H1 và ông T được hưởng sẽ được coi là di sản của ông H1 và ông T và sẽ chuyển tiếp cho người thừa kế của ông H1 và ông T.
Có thể thấy rằng, hiện nay Tòa án thường hay nhầm lẫn giữa các trường hợp thừa kế thế vị và thừa kế chuyển tiếp. Điểm khác biệt giữa hai trường hợp này là thời điểm chết của người con thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Nếu tại thời điểm mở thừa kế của bố, mẹ tức là thời điểm bố mẹ chết mà người con chết trước hoặc chết cùng thời điểm thì sẽ phát sinh thừa kế thế vị. Còn nếu tại thời điểm này mà người con còn sống thì chính họ là người thừa kế di sản của bố, mẹ, nếu đến thời điểm phân chia di sản của bố, mẹ mà người con này đã chết thì phần di sản của bố mẹ mà người con này được nhận sẽ được coi là di sản thừa kế của chính họ và được phân chia cho những người thừa kế của họ.