Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý chất thải y tế tại bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh năm 2015 2016 và hiệu quả giải pháp giám sát chủ động (Trang 35 - 41)

1.3.1. Thực trạng phát sinh chất thải y tế trên thế giới

Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về tỷ lệ phát sinh CTYT cho thấy 80% chất thải thông thường, 15 chất thải lây nhiễm và bệnh phẩm, 1% CTYT sắc nhọn, 3% chất thải là hóa chất và dược chất, và dưới 1%

là các chất thải đặc biệt, như chất thải phóng xạ hoặc chất thải gây độc tế bào, bình chứa áp suất hoặc nhiệt kế vỡ và pin đã hết hạn sử dụng [55].

Bảng 1.5. Tỷ lệ phát sinh chất thải y tế trên thế giới theo khu vực

Khu vực Kg/giường bệnh /ngày

North America (Bắc Mỹ) 7-10

Latin America (Mỹ La Tinh) 3

Western Europe (Tây Âu) 3-6

Eastern Europe (Đông Âu) 1.4-2

Middle East (Trung Đông) 1.3-3

East Asia High income (Đông Á thu nhập cao) 2.5-4 East Asia Middle Income (Đông Á thu nhập trung bình) 1.8-2.2 Rural Sub Saharan Africa (Châu Phi Hạ Sahara) 0.3-1.5 Low Income Countries (Các quốc gia có thu nhập thấp) 0.3-3

(Nguồn: Prüss-Üstün A., Giroult E. and Rushbrook P. (1999). Safe management of wastes from health-care activities, World Health Organization, Hong Kong)

Một nghiên cứu được thực hiện tại thành phố Sylhet của Bangladesh (2006) cho thấy trung bình tỷ lệ chất thải bệnh viện phát sinh là 0,934 kg/giường bệnh/ngày; tỷ lệ % CTYT nguy hại là 22,92% [56]. Một nghiên cứu được thực hiện tại Irbid, Jordan (2007) cho thấy tỷ lệ phát sinh CTYT là 4,3 kg/giường bệnh/ngày đối với bệnh viện Pricess Basma, 3,2 kg/giường bệnh/ ngày tại bệnh viện Bade’ah, và 2,56kg/giường bênh/ ngày tại bệnh viện Ibn Al-Nafis [57].

Xác định tỷ lệ CTYT tại nghiên cứu ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ bởi Eker và Bilgili (2011) cho thấy rằng tỷ lệ phát sinh theo giường bệnh được xác định là 2,11 đến 3,83 kg/giường bệnh/ngày và tỷ lệ từ 1,45-9,84 kg/ người bệnh ngoại trú/ ngày [58].

Một nghiên cứu tại Hy Lạp (2012) chỉ ra rằng có một sự khác biệt lớn trong tỷ lệ phát sinh chất thải y tế, mặc dù các bệnh viện là tương tự về loại hình. Trung bình chất thải y tế phát sinh từ 0,012 kg/giường bệnh/ngày đối với bệnh viện nhi công lập đến 0,72 kg/ giường bệnh/ ngày đối với bệnh viện đại học công. Với bệnh viện tư nhân, trung bình từ 0,0012 đến 0,49kg/ giường bệnh/ ngày đối với phòng khám [59].

Một nghiên cứu về tỷ lệ phát sinh chất thải tại bệnh viện trường Chittagong Medical, Bangladesh (2008), chỉ ra rằng tỷ lệ chất thải phát sinh là 1,28kg/giường bệnh/ngày và tỷ lệ là 0,57 kg/ người bệnh ngoai trú/ ngày, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), điều đó cho thấy đánh giá chất thải theo loại hình dịch vụ không có sự thay đổi, tỷ lệ chất thải lây nhiễm chiếm đến 37% [60]. Một nghiên cứu khác tại Dhaka, Bangladesh (2009) chỉ ra rằng tỷ lệ chất thải lây nhiễm được tìm thấy xấp xỉ 21%. Trong đó, tỷ lệ chất thải nguy hại được tìm thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các loại hình chăm sóc sức khỏe [33].

Một nghiên cứu tại Abbottabad, Pakistan (2003) cho thấy tỷ lệ chất thải phát sinh là 464 kg/ ngày, trong đó 37,4 kg/ ngày (8%) là chất thải lây nhiễm và 427,3 kg/ngày (92%) là chất thải y tế không lây nhiễm [61]. Một nghiên cứu tại Đài Loan (2008) chỉ ra rằng trung bình lượng chất thải từ 2,41 đến 3,26 kg/giường bệnh/ ngày và 0,19 – 0,88 kg/ giường bệnh/ ngày đối với chất thải lây nhiễm [62].

Tỷ lệ CTYT phát sinh tại Nigeria (2011) tại 8 bệnh viện tại Ibadan Metropolis cho thấy bệnh viện công lập khoảng từ 0,37-1,25 kg/người bệnh/

ngày, trong khi bệnh viện tư là từ 0,12 đến 0,28 kg/người bệnh/ngày. Trong số chất thải y tế, lượng chất thải lây nhiễm khoảng từ 26-37% [63]. Một nghiên cứu tại bệnh viện tuyến huyện Amana, Tanzania chỉ ra rằng trung bình lượng chất thải phát sinh là 1,8kg/ người bệnh/ ngày [64].

Một nghiên cứu tại thành phố Hawassa, Ethiopia (2011) chỉ ra rằng 48,73% (từ 41,0% đến 67,7%) là lây nhiễm và 6,16% là sắc nhọn (từ 2,12%

đến 9,98%) [65]. Một nghiên cứu tại Addis Ababa, Ethiopia (2011) cho thấy chất thải không nguy hại (trung vị 58,69%, từ 46,89 đến 70,49%) và chất thải nguy hại (trung vị 41,31%, khoảng từ 29,5% đến 53,12%), phần lớn trong đó là chất thải lây nhiễm (trung vị 13,29% khoảng từ 6,12% đến 20,48%) và chất

thải giải phẫu (trung vị 10,99% khoảng từ 4,73% đến 17,25%) và sắc nhọn (8,74% khoảng từ 6,41% đến 11,07%) và dược phẩm khoảng (6,14% khoảng từ 3,54% đến 8,73%) [66].

1.3.2. Thực trạng quản lý và các phương pháp xử lý chất thải y tế trên thế giới

Nghiên cứu về chất thải y tế đã được tiến hành ở nhiều nước về nhiều lĩnh vực như quản lý chất thải y tế (biện pháp giảm thiểu chất thải; biện pháp tái sử dụng; các phương pháp xử lý chất thải; đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý chất thải...); tác hại của chất thải y tế đối với môi trường; biện pháp giảm thiểu tác hại của chất thải y tế và phòng chống tác hại của chất thải y tế đối với sức khỏe cộng đồng [67], [68]:

- Sự đe dọa của chất thải nhiễm khuẩn tới sức khỏe cộng đồng.

- Ảnh hưởng của nước thải y tế đối với việc lan truyền bệnh dịch trong và ngoài bệnh viện.

- Những vấn đề liên quan của y tế công cộng với chất thải y tế.

- Chất thải y tế nhiễm xạ với sức khỏe.

- Tổn thương nhiễm khuẩn ở điều dưỡng, hộ lý và nhân viên thu gom chất thải, nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn ngoài bệnh viện đối với người thu gom chất thải, vệ sinh và cộng đồng.

- Nguy cơ phơi nhiễm với HIV, HBV, HCV ở nhân viên y tế...

Hiện nay trên thế giới đã có nhiều cơ quan quốc tế như IRPTC (tổ chức đăng ký toàn cầu về hoá chất độc tiềm tàng), IPCS (chương trình toàn cầu về an toàn hoá chất), WHO (Tổ chức Y tế thế giới)... đã xây dựng và quản lý các dữ liệu thông tin về an toàn hoá chất.

Tùy từng điều kiện kinh tế xã hội và mức độ phát triển khoa học kỹ thuật cùng với nhận thức về quản lý chất thải mà mỗi nước có những cách xử lý chất thải của riêng mình. Cũng cần nhấn mạnh rằng các nước phát triển trên

thế giới thừờng áp dụng đồng thời nhiều phương pháp để xử lý chất thải rắn, trong đó có chất thải rắn nguy hại. Tỉ lệ xử lý chất thải rắn bằng các phương pháp như đốt, xử lý cơ học, hóa/lý, sinh học, chôn lấp... rất khác nhau.

Theo WHO để đạt được những mục tiêu trong quản lý chất thải y tế các cơ sở y tế cần có những hoạt động cơ bản sau [69], [70]:

- Đánh giá thực trạng phát sinh chất thải tại bệnh viện (khối lượng, thành phần).

- Đánh giá khả năng kiểm soát và các biện pháp xử lý chất thải.

- Thực hiện phân loại tại nguồn chất thải theo các nhóm.

- Xây dựng các quy trình, quy định để quản lý chất thải (nơi lưu trữ, màu sắc dụng cụ, đặc điểm các túi, thùng thu gom và nhãn quy định...).

- Nhân viên phải được tập huấn có kiến thức về quản lý chất thải và có các phương tiện bảo hộ đảm bảo an toàn khi làm việc.

- Các cơ sở y tế phải chiụ trách nhiệm về các hoạt động quản lý chất thải.

- Lựa chọn các biện pháp xử lý thích hợp [69], [70].

Nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng, tỷ lệ tuân thủ thực hành quản lý chất thải ở nhân viên y tế thay đổi từ 13 – 81%, trung bình đạt 40,5%.

Trong đó, tỷ lệ tuân thủ thực hành vệ sinh quản lý chất thải y tế không đồng nhất giữa các khu vực lâm sàng: khu vực hồi sức cấp cứu cao hơn các khu vực khác. Tỷ lệ tuân thủ thực hành vệ sinh ở bác sĩ cao hơn các nhóm nhân viên y tế khác. Tại nhiều cơ sở y tế, một tỷ lệ lớn nhân viên y tế chưa có kiến thức đầy đủ về thực hành vệ sinh quản lý chất thải y tế. Sự hiểu biết của nhân viên y tế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều nhất là: sự phát triển của nền y học, khung pháp lý của nhà nước về quản lý và xử lý chất thải y tế, sự giám sát của các cơ quan môi trường độc lập và tính hiệu quả trong công tác truyền thông. Theo đó, tại các nước có nền y học phát triển, có những quy định nghiêm ngặt về tiêu

chuẩn thải với chất thải y tế và có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan môi trường thường chú trọng tới công tác truyền thông cho NVYT về quản lý và xử lý chất thải và kết quả là NVYT có sự hiểu biết và thực hành vệ sinh quản lý chất thải tốt hơn [4].

Tổ chức y tế thế giới năm 2014 đã có hướng dẫn chi tiết về quản lý chất thải y tế trong đó chỉ ra các hướng dẫn của WHO; Hiệp hội chất thải rắn thế giới và hệ thống luật pháp của từng Quốc gia. Tài liệu cũng có các hướng dẫn kỹ thuật gồm các vấn đề:

- Trách nhiệm của cơ quan chức năng (cơ quan y tế cộng đồng) - Thực hành an toàn để giảm thiểu chất thải

- Phân loại, xử lý, lưu giữ và vận chuyển chất thải y tế

- Phương pháp xử lý và tiêu hủy đối với từng loại CTYT và nước thải - Giới hạn phát thải chất ô nhiễm khí quyển và các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước [9]

Tác giả Issam A Al-Khatib và các cộng sự (2019) [71] cho rằng cần phải đưa vấn đề quản lý chất thải y tế thành luật trong đó có các thành viên là Bộ Y tế, Môi trường, Nội các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ. Nhận định này cũng trùng với ý kiến của các tác giả Qiufeng Gao và cộng sự (2018) khi nghiên cứu về quản lý chất thải y tế tại một số vùng nông thôn Trung Quốc [72].

Năm 2018, tác giả Jafar Sadegh Tabrizi và các cộng sự nghiên cứ về quản lý chất thải y tế thấy rằng, việc xây dựng các cơ sở y tế nhưng không áp dụng các biện pháp quản lý chất thải sẽ dẫn đến các nguy cơ ô nhiễm. Các tác giả cũng đề nghị cần có chính sách phù hợp để quản lý chất thải y tế [73].

Còn theo các tác giả Hassan Taghipour, Mina Alizadeh, Reza Dehghanzadeh và cộng sự (2016) thì các cơ sở y tế dù đã có bộ phận xử lý chất thải nhưng rất nhiều các CTYT vẫn bị đưa đi chôn lấp mà thiếu các biện

pháp khử trùng. Các tác giả cũng khuyến cáo các cơ quan chức năng cần có biện pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động của các thiết bị này… [74].

Như vậy có thể thấy rằng, dù vấn đề CTYT đã được WHO và nhiều tác giả đưa ra, có các hướng dẫn đánh giá, hoạt động… nhưng việc thực hiện vẫn còn đó những tồn tại, và quản lý CTYT vẫn đang là vấn đề bức bách tại các cơ sở y tế trên thế giới. Tuy nhiên các hướng dẫn này thiên về các vấn đề hành lang pháp lý mà chưa thấy đề cập nhiều tới vấn đề tự đánh giá/giám sát.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý chất thải y tế tại bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh năm 2015 2016 và hiệu quả giải pháp giám sát chủ động (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(224 trang)
w