Về thực trạng phát thải và quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý chất thải y tế tại bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh năm 2015 2016 và hiệu quả giải pháp giám sát chủ động (Trang 123 - 129)

4.1. Về thực trạng quản lý chất thải y tế tại 92 bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh năm 2015-2016

4.1.2. Về thực trạng phát thải và quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện

Tuy vậy, nghiên cứu của chúng tôi tương đương hoặc cao hơn so với một số tác giả nước ngoài. Theo Debere M. K. và cộng sự (2013) nghiên cứu trên 6 bệnh viện tại Ethiopia cho thấy lượng chất thải phát sinh rất khác biệt giữa các bệnh viện khác nhau, trong đó giao động từ khoảng 0,361- 0,669 kg/người bệnh/ngày, trong đó CTYT không lây nhiễm ở 6 bệnh viện từ 0,297 kg/người bệnh/ngày đến 0,509 kg/ người bệnh/ ngày, chất thải nguy hại từ 0,525 kg/người bệnh/ngày đến 0,668 kg/người bệnh/ngày, chất thải lây nhiễm từ 0,037 đến 0,098 kg/người bệnh/ngày, chất thải dược chất chiếm từ 0,027 đến 0,052 kg/người bệnh ngày [30]. Nghiên cứu ở các bệnh viện tuyến trung ương của Macedonia, lượng chất thải lây nhiễm là khoảng 0,51-1,22 kg/bệnh nhân/ngày [86].

Theo tuyến bệnh viện, lượng CTRYT thông tường phát sinh ở tuyến trung ương là 1,74 ± 0,91 kg/giường bệnh/ngày, cao hơn so với tuyến tỉnh 1,41±0,76 kg/giường bệnh/ngày (p>0,05). Kết quả này cao hơn so với khảo

sát của Bộ Y tế năm 2009 tại 36 bệnh viện thuộc Bộ Y tế quản lý (0,72 kg/giường bệnh/ngày đối với bệnh viện tuyến trung ương và 0,7 kg/giường bệnh/ngày đối với bệnh viện tuyến tỉnh). Lượng chất thải nguy hại lây nhiễm và không lây nhiễm trung bình phát sinh từ bệnh viện tuyến trung ương cũng cao hơn so với bệnh viện tuyến tỉnh trong nghiên cứu này (p>0,05), kết quả tổng lượng CTRYT nguy hại trong nghiên cứu này cao hơn so với khảo sát của Bộ Y tế năm 2009 (0,1 kg/giường bệnh/ngày đối với bệnh viện tuyến trung ương và 0,13 kg/giường bệnh/ngày đối với bệnh viện tuyến tỉnh) [87].

Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, lượng CTYT thông thường chiếm tỷ lệ cao nhất với 85,56%, tiếp đến là CTRYT lây nhiễm với 13,63%, thấp nhất chất thải rắn nguy hại không lây nhiễm với 0,81%. Kết quả này tương đồng với nhận định của WHO, thành phần CTRYT có 85% là lượng chất thải không nguy hại, 10% là lượng chất thải lây nhiễm, và 5% là chất thải hóa chất, dược chất và phóng xạ nguy hại [9]. Tương tự, nghiên cứu của Phạm Minh Khuê, Phạm Đức Khiêm tại 7 bệnh viện huyện thành phố Hải Phòng cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ chất thải thông thường là 90,9%, chất thải lây nhiễm là 9,1% [85]. Tuy vậy, nghiên cứu của chúng tôi khác với của Debere MK và cộng sự (2013) cho thấy 58,69% là chất thải không nguy hại và 41,31% là chất thải nguy hại [7].

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê lượng một số loại chất thải theo các tuyến, theo các tuyến bệnh viện ở đa khoa và chuyên khoa, theo loại hình bệnh viện. Trong đó, lượng chất thải nói chung tuyến tỉnh cao hơn tuyến trung ương; tuy nhiên chất thải lây nhiễm thì tuyến trung ương cao nhất, tiếp đến tuyến tỉnh và tuyến huyện. Nghiên cứu của chúng tôi tương tự với số liệu tổng hợp của WHO tại Nam Phi trong đó bệnh viện tuyến trung ương là 1,24 kg/giường bệnh/ngày, tuyến tỉnh 1,53 kg/giường bệnh/ngày, bệnh viện khu vực 1,05 kg/giường bệnh/ngày, bệnh viện huyện 0,65 kg/giường bệnh/ngày [11].

Như vậy, ở mỗi bệnh viện khác nhau có lượng chất thải và thành phần chất thải rắn phát sinh là khác nhau, do vậy việc đầu tư công nghệ cũng như thực hành thu gom, xử lý chất thải là khác nhau. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng lượng chất thải và thành phần chất thải không chỉ phụ thuộc vào quy mô, loại hình, dịch vụ khám, chữa bệnh mà còn phụ thuộc vào thực hành của cán bộ y tế và mỗi người bệnh.

Về thực trạng phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu trữ CTRYT, kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, hầu hết các bệnh viện đều thực hiện tương đối tốt việc này. Trong đó, đặc biệt là 100% các bệnh viện thực hiện phân loại CTRYT ngay tại nguồn phát sinh và có tần suất thu gom, vận chuyển CTRYT ít nhất 1 lần/ngày. Tỷ lệ này tương đồng với nghiên cứu của tác giả Phạm Minh Khuê, Phạm Đức Khuê tại 7 bệnh viện tuyến huyện thành phố Hải Phòng năm 2015 (100%) [85]. Tỷ lệ này cao hơn so với kết quả trong nghiên cứu của Trần Thị Huê và cộng sự năm 2018, chỉ ra rằng 86,8%

CTRYT được phân loại ngay sau khi phát sinh tại bệnh viện đa khoa huyện Hiệp Hoà, Bắc Giang [88]. Đồng thời, kết quả của chúng tôi cũng cao hơn so với nghiên cứu của Châu Võ Diễm Thuý và cộng sự tại bệnh viện đa khoa Đồng Tháp năm 2015, chỉ ra rằng, các chất thải được phân loại ngay tại nguồn phát sinh, tuy nhiên việc thực hiện phân loại chất thải chưa được chính xác, chỉ có 65% khoa thực hiện phân loại đạt. Công tác thu gom chất thải được đảm bảo về tần suất và thời gian quy định tuy nhiên tỷ lệ chất thải vượt quỏ vạch ắ theo quy định cũn cao [89].

Việc phân loại CTRYT ngay tại nguồn phát sinh là khâu quan trọng của quy trình quản lý chất thải rắn, hoạt động phân loại được thực hiện đúng, hiệu quả sẽ góp phần giảm áp lực về kinh tế và ô nhiễm môi trường phát sinh trong qúa trình xử lý CTR. Bên cạnh đó, hầu hết các bệnh viện có hướng dẫn cách phân loại, thu gom tại nơi phát sinh, vị trí thu gom tập trung theo quy định, vận chuyển bằng xe tới nơi tập trung CTR của bệnh viện. Tuy nhiên, quá trình

xử lý sơ bộ chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao trước khi vận chuyển đi xử lý tập trung tại các bệnh viện còn khá thấp (52,2%). Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên. Theo Quy định, loại chất thải này cần được đựng trong thùng có lót túi và có màu vàng. Phương pháp thường được áp dụng để xử lý sơ bộ loại chất thải này là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn tại nơi phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu trữ và tiêu huỷ.

Xử lý ban đầu CTRYT có nguy cơ lây nhiễm cao cũng là một khâu quan trọng nhằm hạn chế việc phát thải vi sinh vật có thể có từ CTRYT trong quá trình vận chuyển ra môi trường xunh quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến người vận chuyển CTRYT. Thực tế chúng ta biết rằng, trong CTRYT thường chứa đựng các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm như Tụ cầu, HIV, vi rút viêm gan B, các tác nhân này có thể thâm nhập vào cơ thể qua các vết trầy xước, vết xuyên đâm, qua niêm mạc, qua đường hô hấp do hít phải, qua đường tiêu hóa do nuốt, ăn phải. CTRYT còn là nơi “cung cấp” các vi khuẩn gây bệnh, nhất là từ khoa Truyền nhiễm của bệnh viện. Như vậy, nếu không xử lý ban đầu CTRYT trước khi vận chuyển sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và nhất là của những người tiếp xúc trực tiếp với CTRYT. Trong trường hợp, các bệnh viện không thực hiện xử lý sơ bộ chất thải lây nhiễm cao mà tiến hành thu gom ngay về khu lưu trữ, xử lý chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế có thể dẫn đến những nguy cơ về sức khoẻ và môi trường.

Bên cạnh đó, tỷ lệ các bệnh viện tuân thủ đầy đủ các quy định túi đựng CTRYT còn khá thấp (44,6%). Tương tự như vậy, tỷ lệ các bệnh viện đạt các tiêu chí về thùng đựng CTRYT và hộp đựng CTRYT sắc nhọn cũng ở mức trung bình (lần lượt là 59,8%, 56,5%). Đánh giá chung tỷ lệ đạt về dụng cụ thu gom CTRYT của các bệnh viện là tương đối thấp (35,9%). Kết quả cũng cho thấy tỷ lệ đạt các tiêu chí về nhà lưu trữ CTRYT theo quy định của các

bệnh viện cũng rất thấp (23,9%). Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Doãn Ngọc Hải và cộng sự năm 2014 tại 22 bệnh viện khu vực miền Bắc, chỉ ra rằng 95,5% bệnh viện đã có nhà lưu trữ chất thải, nhưng rất ít bệnh viện có nhà lưu trữ chất thải đúng quy định [90].

Đáng chú ý là, tỷ lệ các bệnh viện đạt về tiêu chí nhà lưu trữ CTRYT cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Đặng Ngọc Chánh năm 2016 tại 30 bệnh viện khu vực phía Nam (23,9% so với 12% bệnh viện có nhà lưu trữ CTRYT đạt quy định) [91]. Tỷ lệ đạt ở bệnh viện tuyến trung ương ở các tiêu chí đều cao hơn nhiều so với bệnh viện tuyến tỉnh. Đây cũng là vấn đề cần được chú trọng cải thiện trong kế hoạch nâng cao hiệu quả quản lý CTRYT tại các bệnh viện nói chung, và đặc biệt là tại các bệnh viện tuyến tỉnh nói riêng.

Kết quả này cũng tương đồng với các đánh giá chung của Bộ Y tế đó là phương tiện thu gom CTYT như túi, thùng đựng chất thải, xe đẩy rác, nhà chứa rác còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của Quy chế QLCTYT.

Nghiên cứu của Trần Thị Vân Anh và cộng sự năm 2016 tại các cơ sở y tế trong vùng ngập lụt tại Đồng Tháp chỉ ra rằng, công tác phân loại và thu gom rác thải tại các cơ sở y tế thuộc địa bàn nghiên cứu còn nhiều hạn chế do chưa được trang bị đầy đủ các phương tiện thu gom cần thiết như túi, thùng đựng chất thải. So với các trạm y tế, các bệnh viện thực hiện thu gom và phân loại CTRYT tốt hơn. Loại túi màu xanh đựng chất thải thông thường được sử dụng nhiều nhất với tỷ lệ được trang bị đủ là 66,7% ở TYT và 75% ở các bệnh viện. Các chất thải hóa học, chất gây độc tế bào, chất thải phóng xạ, chất thải giải phẫu và chất thải tái chế vẫn chưa được các cơ sở y tế phân loại theo đúng quy định của Bộ Y tế. Chỉ có 33,3% TYT và 41,7% khoa phòng có đầy đủ các loại thùng đựng CTRYT, trong đó có 58,3% số khoa/phòng có thùng đựng CTRYT đảm bảo các tiêu chuẩn về chất liệu, bề dày, dung tích và có nắp đậy [92].

Tương tự, nghiên cứu của tác giả Lâm Hoàng Dũng và cộng sự năm 2016 được tiến hành từ tháng 12/2014 đến tháng 10/2015 tại 3 bệnh viện chuyên khoa Mắt - Răng Hàm Mặt, Da liễu và Ung bướu của Thành phố Cần Thơ, sử dụng bảng kiểm quan sát nhằm mô tả việc thực hiện các qui định về quản lý CTRYT và thực trạng trang thiết bị sẵn có phục vụ công tác này. Kết quả cho thấy, cả 3 bệnh viện đã thực hiện đúng thời gian và tần suất thu gom, tuy nhiên không thực hiện đúng qui định về thời gian vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại. Các bệnh viện đều không có hệ thống xử lý chất thải nguy hại và đã có hợp đồng với công ty chuyên trách về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại theo đúng qui định. Thực trạng chung về dụng cụ chứa đựng và phương tiện vận chuyển CTRYT ở tất cả các bệnh viện đều không đạt tiêu chuẩn, trong đó 2 bệnh viện đạt tiêu chuẩn về mã màu, số lượng, biểu tượng; 1 bệnh viện đạt tiêu chuẩn túi đựng CTRYT; 3 bệnh viện đạt tiêu chuẩn hộp, dụng cụ đựng chất thải sắc nhọn, thùng thu gom CTRYT và phương tiện vận chuyển CTRYT. Thực trạng chung về nơi lưu trữ CTRYT có 1 bệnh viện đạt, trong đó 2 bệnh viện đạt tiêu chuẩn thùng thu gom và 1 bệnh viện có nơi lưu trữ CTRYT tại bệnh viện đạt tiêu chuẩn [93].

Bên cạnh đó, kết quả về phương tiện chứa chất thải và vận chuyển chất thải trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nhiều so với nghiên cứu của tác giả Phạm Minh Khuê và cộng sự năm 2015, với 100% bệnh viện không đạt tiêu chuẩn về phương tiện chứa chất thải và đường vận chuyển CTYT [83].

Bên cạnh đó, cũng trong nghiên cứu của tác giả Phạm Minh Khuê, Phạm Đức Khiêm tại 7 bệnh viện tuyến huyện thành phố Hải Phòng năm 2015 cho thấy, 100% bệnh viện sử dụng túi chứa, thùng chứa CTYT đủ số lượng; 100% bệnh viện có dụng cụ đựng chất thải sắc nhọn; 100% bệnh viện có xe vận chuyển CTYT đủ số lượng; 100% bệnh viện có nhà lưu trữ CTYT nguy hại; 71,4%

bệnh viện có nơi lưu trữ chất thải thông thường và 28,6% bệnh viện có nơi lưu trữ CTYT tái chế [85].

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý chất thải y tế tại bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh năm 2015 2016 và hiệu quả giải pháp giám sát chủ động (Trang 123 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(224 trang)
w