Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.7. Một số tiêu chuẩn đánh giá sử dụng trong nghiên cứu
* Tiêu chuẩn đánh giá thực hiện quan trắc môi trường bệnh viện:
Nghiên cứu áp dụng Thông tư 31/2013/TT-BYT, ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Bộ Y tế “Quy định về quan trắc tác động môi trường tự hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện” [13]. Các chỉ tiêu được quy định bao gồm: nội dung, thông số, địa điểm và phương pháp quan trắc chất thải rắn y tế, nước thải y tế, khí thải lò đốt chất thải rắn y tế, môi trường không khí; và tần suất quan trắc. Bên cạnh đó, Thông tư 19/2011/TT-BYT ngày 6 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế “Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khoẻ người
lao động và bệnh nghề nghiệp” [80] cũng được áp dụng để đánh giá quá trình thực hiện QTMTBV. Nội dung tham chiếu theo thông tư này bao gồm việc thực hiện đo, kiểm tra các yếu tố vệ sinh lao động tại đơn vị, tần suất thực hiện quá trình quan trắc.
* Tiêu chuẩn đánh giá về dụng cụ thu gom chất thải rắn y tế:
Các tiêu chuẩn đánh giá túi đựng chất thải rắn y tế bao gồm: màu sắc, biểu tượng, kích thước, vật liệu được xây dựng dựa theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 31 tháng 12 năm 2015 “Quy định về quản lý chất thải y tế” [1].
* Tiêu chuẩn đánh giá về thùng đựng chất thải rắn y tế:
Các tiêu chuẩn đánh giá về thùng đựng chất thải rắn y tế bao gồm: vật liệu, màu sắc, biểu tượng, có nắp đậy được xây dựng dựa theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 31 tháng 12 năm 2015 “Quy định về quản lý chất thải y tế” [1].
* Tiêu chuẩn đánh giá về hộp đựng chất thải rắn y tế sắc nhọn:
Các tiêu chí đánh giá về hộp đựng chất thải rắn y tế sắc nhọn bao gồm:
vật liệu, thiết kế, màu sắc, vạch báo được xây dựng dựa theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 31 tháng 12 năm 2015 “Quy định về quản lý chất thải y tế” [1].
* Tiêu chuẩn đánh giá về nhà lưu trữ chất thải rắn y tế:
Các tiêu chí đánh giá về nhà lưu trữ chất thải rắn y tế bao gồm: có mái che, nền không ngập lụt, tránh rò rỉ, đổ tràn ra bên ngoài; có phân chia ô cho từng loại chất thải kèm theo biển dấu hiệu cảnh báo cho từng ô; có vật liệu hấp phụ; có thiết bị phòng cháy, chữa cháy và hướng dẫn xử lý; thường xuyên vệ sinh sạch sẽ dụng cụ lưu trữ, thời gian lưu trữ đúng quy định, được xây dựng dựa theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của Bộ Y tế
- Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 31 tháng 12 năm 2015 “Quy định về quản lý chất thải y tế” [1].
* Tiêu chuẩn đánh giá lò đốt tại các bệnh viện:
Các tiêu chí đánh giá thực trạng lò đốt bao gồm nhiệt độ vùng đốt sơ cấp, nhiệt độ vùng đốt thứ cấp, thời gian lưu cháy trong vùng đốt thứ cấp, lượng oxy dư, nhiệt độ bên ngoài vỏ lò, nhiệt độ khí thải ra môi trường, chiều cao ống khói, có hệ thống xử lý khí thải được xây dựng dựa theo QCVN 02:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn y tế [26].
* Tiêu chuẩn đánh giá về quản lý, sử dụng lò đốt tại bệnh viện:
Các tiêu chí đánh giá về quản lý, sử dụng lò đốt tại bệnh viện bao gồm tình trạng vận hành, tình trạng bảo dưỡng, có quy trình hướng dẫn vận hành, có kế hoạch ứng phó sự cố, có xử lý nước thải phát sinh, có phân định tro xỉ, thông số kỹ thuật đạt tiêu chuẩn được xây dựng dựa theo QCVN 02:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn y tế [26].
* Tiêu chuẩn đánh giá về quản lý, sử dụng lò hấp tại bệnh viện
Các tiêu chí đánh giá về quản lý, sử dụng lò hấp bao gồm tình trạng vận hành, tình trạng bảo dưỡng, có quy trình hướng dẫn vận hành, có kế hoạch ứng phó sự cố, có xử lý nước thải phát sinh, có đánh giá hiệu quả bất hoạt vi sinh vật và tần suất đánh giá được xây dựng dựa theo QCVN 55:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm [81].
* Tiêu chuẩn đánh giá lượng nước thải phát sinh tại các bệnh viện:
- Lượng nước thải phát sinh tính theo m3/giường bệnh/ngày và m3/ngày đêm được tính toán theo 4 loại hình bệnh viện: bệnh viện đa khoa tuyến trung tương, bệnh viện chuyên khoa tuyến trung ương, bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, và bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh.
* Tiêu chuẩn đánh giá nước thải y tế sau xử lý
Các chỉ tiêu đánh giá nước thải y tế sau xử lý bao gồm 9 chỉ tiêu hoá lý (pH, BOD5 (20oC), COD, Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), Sunfua (tính theo N), Amoni (tính theo N), Nitrat (tính theo N), Phosphat (tính theo P), Dầu mỡ động thực vật, và 4 chỉ tiêu vi sinh (Tổng Coliforms, Salmonella, Shigella, và Vibrio cholerae) được xây dựng theo QCVN 28:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế [27].
* Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả tiệt trùng của thiết bị xử lý CTRYT lây nhiễm:
Hiệu quả tiệt trùng (bất hoạt vi sinh) của thiết của thiết bị xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm được đánh giá theo QCVN 55:2013/BTNMT [81]. Cụ thể, mỗi bệnh viện và Viện Sức SKNN&MT tiến hành độc lập đặt mẫu và phân tích độc lập 15 mẫu độc lập. So sánh kết quả đánh giá hiệu quả bất hoạt vi sinh của từng bệnh viện với kết quả đánh giá của Viện SKNN&MT. Nếu có sự đồng nhất về kết quả, có thể kết luận về độ chính xác và chấp nhận được về kết quả do bệnh viện phân tích.
* Tiêu chuẩn đánh giá năng lực xét nghiệm của bệnh viện
Tại mỗi bệnh viện, lấy ngẫu nhiên 15 mẫu nước thải y tế sau xử lý, mỗi mẫu chia đôi phân tích song song bởi mỗi bệnh viện và Viện SKNN&MT.
Bệnh viện sẽ tự phân tích 3 chỉ tiêu hoá lý (pH, DO và TSS) và 4 chỉ tiêu vi sinh (Tổng số Coliforms, Salmonella, Shigella, và Vibrio cholerae); Viện SKNN&MT sẽ phân tích đủ 9 chỉ tiêu hoá lý và 4 chỉ tiêu vi sinh theo quy định trong QCVN 28:2010/BTNMT, và chỉ tiêu DO.
Kết quả phân tích các chỉ tiêu (pH, DO, TSS, Tổng số Coliforms, Salmonella, Shigella, và Vibrio cholerae) do từng bệnh viện thực hiện được so sánh với kết quả xét nghiệm do Viện SKNN&MT, tính toán độ lệch chuẩn tương đối RSDR đối với chỉ tiêu vi sinh và RSD% đối với chỉ tiêu hóa lý để đánh giá tay nghề của xét nghiệm viên. Kết luận đánh giá có sự đồng nhất kết
quả giữa 2 đơn vị nếu RSDR < 0,15 và RSD% nhỏ hơn các giá trị tương ứng trong phương pháp chuẩn (bảng 2.1) [79].
Đối với chỉ tiêu DO dù không được quy định trong QCVN 28:2010/BTNTM nhưng do nồng độ DO có mối tương quan tuyến tính với nồng độ Amoni, nên thông qua nồng độ DO đo được có thể tiên lượng được nồng độ Amoni trong nước thải y tế. Vì vậy, nghiên cứu xác định mối tương quan tuyến tính giữa DO và Amoni dựa trên kết quả phân tích DO và Amoni của Viện SKNN&MT với mẫu nước thải y tế sau xử lý tại 2 bệnh viện, từ đó xác định giá trị giới hạn của chỉ tiêu DO để ước lượng nồng độ Amoni đạt chuẩn.
Bên cạnh đó, kiểm tra định kỳ chỉ tiêu DO trong nước thải giúp phát hiện và khắc phục sớm các sự cố của hệ thống cấp khí cho hệ thống xử lý nước thải. Hệ thống cấp khí hoạt động kém hiệu quả sẽ giảm nồng độ DO và khiến cho quá trình phân hủy Amoni trong nước thải bị ảnh hưởng.
Thực tế cho thấy nếu nồng DO <2mg/l thì hiệu quả xử lý amoni sẽ rất kém. Do vậy, quy trình kiểm soát DO thực hiện theo sơ đồ 2.4.