Tính khả thi, phù hợp và khả năng duy trì của mô hình đối với các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý chất thải y tế tại bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh năm 2015 2016 và hiệu quả giải pháp giám sát chủ động (Trang 111 - 119)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Hiệu quả thử nghiệm giải pháp giám sát chủ động chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên và tỉnh Thanh Hóa

3.2.3. Tính khả thi, phù hợp và khả năng duy trì của mô hình đối với các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh

3.2.3.1. Năng lực phân tích, đánh giá các chỉ tiêu quan trắc môi trường bệnh viện

Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên và bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa có khoa xét nghiệm vi sinh đầy đủ trang thiết bị để thực hiện xét nghiệm vi sinh trong các mẫu môi trường như mẫu không khí, mẫu bề mặt hay mẫu nước. Nhân lực khoa xét nghiệm vi sinh đều có các bác sĩ chuyên khoa xét nghiệm vi sinh quản lý chuyên môn, các xét nghiệm viên được đào tạo chuyên về xét nghiệm vi sinh các mẫu bệnh phẩm. Tuy nhiên, hai bệnh viện không có các trang thiết bị chuyên dụng trong phân tích các chỉ tiêu hóa lý như quang phổ kế phân tử UV-VIS, quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS, thiết bị sắc ký khí…,chỉ có các thiết bị đo pH, DO hiện trường và có cân phân tích, tủ sấy để thực hiện phân tích chỉ tiêu TSS nước thải y tế với các kỹ thuật viên

có thể thực hiện được sau khi được tập huấn hướng dẫn quy trình lấy mẫu, đo và phân tích.

Bảng 3.35. So sánh kết quả đánh giá bất hoạt vi sinh giữa bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên và Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường

Kết quả Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên

Viện SKNN&MT Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Dương tính (+) 2 13,3 2 13,3

Âm tính (-) 13 86,7 13 86,7

Tổng 15 100 15 100

Bảng 3.35 cho thấy có sự tương đồng về kết quả đánh giá bất hoạt vi sinh giữa bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên và Viện SKNN&MT với tỷ lệ kết quả (+) đạt 13,3% và kết quả (-) đạt 86,7%.

Bảng 3.36. So sánh kết quả đánh giá bất hoạt vi sinh giữa bệnh viện đa khoa Thanh Hóa và Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường

Kết quả Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa

Viện SKNN&MT Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Dương tính (+) 12 80,0 12 80,0

Âm tính (-) 3 20,0 3 20,0

Tổng 15 100 15 100

Bảng 3.36 cho thấy, có sự tương đồng về kết quả đánh giá bất hoạt vi sinh giữa bệnh viện đa khoa Thanh Hoá và Viện SKNN&MT với chiếm tỷ lệ kết quả ghép cặp tương ứng (+) là 80,0% và kết quả (-) là 20%.

Bảng 3.37. So sánh kết quả phân tích nước thải giữa bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên và Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường

Chỉ tiêu

Bệnh viện đa khoa

khu vực Phúc Yên Viện SKNN&MT Sự đồng nhất giữa 2 đơn vị

Chỉ tiêu hóa lý RSD%

DO (mg/l) 2,74 ± 1,33 2,81± 1,35 2,94

pH 7,21 ± 0,12 7,21 ± 0,09 0,56

TSS (mg/l) 90,16 ± 20,33 89,38 ± 20,22 1,65

Chỉ tiêu vi sinh RSDR

Log 10

(Coliforms) 3,65 ± 0,54 3,62 ± 0,61 0,033

Salmonella 0 0 -

Shighella 0 0 -

Vibrio choleara 0 0 -

Bảng 3.37 cho thấy có sự đồng nhất về kết quả phân tích các chỉ tiêu hóa lý DO, pH, TSS (độ lặp lại RSD% tối đa chấp nhận cho khoảng nồng độ dưới 100ppm là RSD% < 5,3) và kết quả phân tích các chỉ tiêu vi sinh vật Coliforms, Salmonella, Shighella, Vibrio choleara trong mẫu nước thải giữa bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên và Viện SKNN&MT (RSDR <0,15). Kết quả phân tích của xét nghiệm viên bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên tương tự như kết quả của xét nghiệm viên khoa Xét nghiệm đã được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 17025.

Bảng 3.38. So sánh kết quả phân tích nước thải giữa bệnh viện đa khoa Thanh Hoá và Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường

Chỉ tiêu

Bệnh viện đa khoa

Thanh Hoá Viện SKNN&MT Sự đồng nhất giữa 2 đơn vị

Chỉ tiêu hóa lý (RSD%)

DO (mg/l) 3,35 ± 1,20 3,39 ± 1,29 4,21

pH 7,41 ± 0,21 7,39± 0,27 2,23

TSS (mg/l) 95,09 ± 16,47 93,75 ± 14,37 2,70

Chỉ tiêu vi sinh (RSDR)

Log (Coliforms) 3,14 ± 1,17 3,33 ± 1,07 0,031

Salmonella 0 0 -

Shighella 0 0 -

Vibrio choleara 0 0 -

Bảng 3.38 cho thấy có sự đồng nhất về kết quả phân tích các chỉ tiêu hóa lý DO, pH, TSS (độ lặp lại RSD% tối đa chấp nhận cho khoảng nồng độ dưới 100ppm là RSD% < 5,3) và kết quả phân tích các chỉ tiêu vi sinh vật Coliforms, Salmonella, Shighella, Vibrio choleara trong mẫu nước thải giữa bệnh viện đa khoa Thanh Hóa và Viện SKNN&MT (RSDR <0,15). Kết quả phân tích của xét nghiệm viên bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa tương tự như kết quả của xét nghiệm viên khoa Xét nghiệm đã được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 17025.

1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 0

5 10 15 20 25 30 35

f(x) = - 5.39x + 31.21 R² = 0.91

Độ tương quan giữa DO và Amoni (mg/l)

Biểu đồ 3.9. Độ tương quan giữa chỉ tiêu DO và Amoni của hai bệnh viện

Biểu đồ 3.9 thể hiện kết quả đánh giá chung của cả 2 bệnh viện (đa khoa khu vực Phúc Yên và bệnh viện đa khoa Thanh Hoá) về độ tương quan giữa chỉ tiêu DO và Amoni (căn cứ kết quả xét nghiệm của Viện SKNN&MT): có mối tương quan tuyến tính giữa chỉ tiêu DO và Amoni, với giới hạn cho phép Amoni là 10 mg/l, tính được DO là 3,9 mg/l. Do vậy, tại hai bệnh viện, theo dõi chỉ tiêu DO nếu lớn hơn 3,9 mg/l thì có thể tiên đoán Amoni đạt chuẩn.

DO

3.2.3.2. Kết quả khảo sát ý kiến của nhân viên y tế trực tiếp sử dụng bộ công cụ giám sát chủ động trong mô hình

Biểu đồ 3.10. Kết quả khảo sát về sự cần thiết của mô hình

Biểu đồ 3.10 cho thấy trên 85% NVYT được khảo sát cho rằng bệnh viện cần (54,4%) và rất cần (32,4%) áp dụng mô hình để chủ động giám sát các nội dung và chỉ tiêu trong QTMTBV.

Biểu đồ 3.11. Kết quả khảo sát về sự tiện lợi, dễ sử dụng của bộ công cụ Biểu đồ 3.11 cho thấy gần 90% NVYT được khảo sát nhận xét bộ công cụ giám sát chủ động CTRYT và nước thải sử dụng trong mô hình thử nghiệm là tiện lợi, dễ sử dụng (54,4%) và rất tiện lợi, dễ sử dụng (35,3%).

Biểu đồ 3.12. Kết quả khảo sát về sự phù hợp của bộ công cụ trong mô hình Biểu đồ 3.12 cho thấy có 65,7% NVYT được khảo sát nhận xét bộ công cụ trong mô hình thử nghiệm là phù hợp; 17,2% đánh giá ở mức rất phù hợp.

Ảnh hưởng không tốt vì mất nhiều thời gian và không giải quyết được công việc0.0 Khác

10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0

8.6

34.3

57.1

0.0 9.1

30.3

60.6

0.0 8.8

32.4

58.8

0.0

%

Bệ nh việ n đa khoa T hanh Hóa (n=35) Bệ nh việ n đa khoa khu vực Phúc Yên (n=33) Chung (n=68)

Biểu đồ 3.13. Kết quả khảo sát về ảnh hưởng của bộ công cụ đến công việc Biểu đồ 3.13 cho thấy khoảng 60% NVYT được khảo sát nhận xét rằng việc áp dụng bộ công cụ giám sát chủ động có ảnh hưởng tích cực đối với công việc của họ, giúp ích cho họ trong quản lý công việc liên quan đến

QLCTYT được dễ dàng và thường xuyên hơn. Có trên 30% NVYT cho biết công việc của họ không thay đổi khi sử dụng bộ công cụ giám sát chủ động, việc áp dụng mô hình không làm ảnh hưởng đến công việc của họ. Tỷ lệ NVYT nhận xét rằng việc áp dụng thử nghiệm bộ công cụ giám sát chủ động ảnh hưởng không tốt đến công việc của họ vì họ phải dành thời gian quan sát, ghi chép, đánh giá với các nội dung theo yêu cầu của bộ công cụ nên đôi khi họ không có giải quyết được những công việc khác của họ.

10.00.0 30.020.0

40.050.060.070.080.090.0 80.0

5.7 14.3

0.0 84.8

3.0 12.2

0.0 82.4

4.4 13.2

0.0

%

Bệ nh việ n đa khoa T hanh Hóa (n=35) Bệ nh việ n đa khoa khu vực Phúc Yên (n=33)

Biểu đồ 3.14. Kết quả khảo sát về khả năng duy trì mô hình

Biểu đồ 3.14 trình bày kết quả khảo sát về khả năng duy trì mô hình sau khi nghiên cứu kết thúc. Theo đó, có trên 80% NVYT được khảo sát cho biết họ chắc chắn có tiếp tục áp dụng bộ công cụ trong mô hình giám sát chủ động; khoảng 3,0% đến 6% NVYT cho biết chắc chắn họ sẽ không áp dụng bộ công cụ. Khoảng 10% đến 15% NVYT thì cho biết việc có tiếp tục sử dụng bộ công cụ nữa hay không của họ phụ thuộc vào quyết định của Lãnh đạo bệnh viện.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý chất thải y tế tại bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh năm 2015 2016 và hiệu quả giải pháp giám sát chủ động (Trang 111 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(224 trang)
w