CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển làng nghề truyền thống
1.1.3. Tiêu chí đánh giá sự phát triển làng nghề truyền thống
1.1.3.1. Qui mô, số lượng các đơn vị sản xuấtở làng nghềtruyền thống
Qui mô, số lượng tại các LNTT được thểhiệnởsố cơ sở, sốhộsản xuất vv...
LNTT có lớn mạnh hay không dựa vào số lượng nghề trong làng, số lượng người
tham gia sản xuất, năng suất lao động được tạo ra và sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Bên cạnh việc tăng số lượng cơ sở sản xuất thì việc tăng quy mô sản xuất ở các LNTT cũng cho thấy sự phát triển của LN. Nếu sản xuất ở các LNTT mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho các chủ thể, nâng cao đời sống của người dân trong làng; tất yếu các chủthể này theo xu hướng của kinh tếhàng hóa sẽmởrộng qui mô đầu tư, mởrộng sơ cở sản xuất. Ngược lại, một khi sản xuất với quy mô lớn thì chi phí và giá thành trên một đơn vị sản phẩm càng giảm đi, làm tăng nguồn lợi nhuận thu được và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường đầu ra.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợpđầu tư quy mô và làm tăngsố lượng LN nhưng không thu được hiệu quả như mong muốn. Bởi vì, đầu tư quá dàn trãi mà không tập trung phát triển từng ngành mang tính chiến lược lâu dài. Vì vậy cần phải định hướng rõ ràng và chính khác trước khi đưa ra quyết định đầu tư để mở rộng quy mô cũng nhưsố lượng các đơn vịsản xuấtởLNTT.
1.1.3.2. Năng lực sản xuất của các làng nghềtruyền thống - Thứnhất, năng lực vềvốn
Trong bất cứ một lĩnh vực kinh doanh nào thì vốn cũng là yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển. Muốnđầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến trang thiết bị, tập trung nguyên vật liệu và chủ động trong sản xuất kinh doanh thì nhất thiết phải có nguồn vốn lớn. Năng lực vềvốn sẽ giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn, vốn giúp giải quyết tình trạng thiếu LĐ bằng cách thuê ngoài và trả lương, vốn giúp trảcác các chi phí khi hàng tồn kho còn khá nhiều và giúp đầu tư vào máy móc mởrộng quy mô sản xuất. Thực tếthì các cơ sởsản xuất trong LNTT có sốvốn sản xuất không lớn, lại không chủ động vay mượn từcác quỹ tín dụng nên khả năng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất rất ít. Vậy nên, các cơ sởsản xuất trong LNTT cần chủ động tăng nguồn vốn tựcó của mình hay thu hút nguồn đầu tư từnhững nguồn lực trong và ngoài nước bằng cách cải tiến chất lượng, tăng cường quảng bá sản phẩmđểnhiều người biết đến sản phẩm của mình.
-Hai là, năng lực về lao động
Ngoài yêu cầu về vốn, nguyên vật liệu đầu vào thì LĐ là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh, họ là chủ thể của sản xuất, là nhân tố trực tiếp
đa phần làm bằng tay thì LĐ ở đây cần độ khéo léo, tỉ mỉ và lành nghề rất cao.Thực tế cho thấy, hiện nay LĐ có tay nghề tại các LN đang dịch chuyển sang làm ở các lĩnh vực khác hoặc thoát ly khỏi địa phương. Trong khi đó, các chủ hộ sản xuất hầu như chưa được đào tạo về quản trị kinh doanh và thiếu kiến thức về kinh tế thị trường. Điều này khiến cho các LN đứng trước nguy cơ chỉ có thể duy trì chứ không thể phát triển. Trước tình hình đó, việc đào tạo và tập huấn cho LĐ ở làng nghề là hết sức cần thiết, tạo ra một đội ngũ LĐ có tâm và có tầm. Ngoài ra,LĐ chủ độngkết hợp các kĩ thuật truyền thống yêu cầu độ khéo, độ tinh xảo của đôi bàn tay với các kĩ thuật, công nghệ hiện đại để tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường.Có thể nói, phát triển nguồn nhân lực là việc làm cấp thiết đối với quá trình khôi phục và phát triển LNTT ở từng địa phương, có ý nghĩa sống còn không chỉ với sự tồn tại mà còn với sự phát triển toàn diện của LN.
-Ba là, năng lực vềmáy móc thiết bị và khoa học công nghệ
Ở các LNTT hiện nay, ngoài trình độ LĐ thì việc ứng dụng KH - CN cũng có tác động không nhỏ đếnviệc tăng năng suất lao động và hiệu quả đầu ra cho sản phẩm. Với sự phát triển của KH - CN hiện đại, thời gian sản xuất được rút ngắn, nếu phối kết hợpgiữa công nghệ sản xuất truyền thống và công nghệ sản xuất hiện đại một cách hợp lý thì sẽ cho ra những sản phẩm vừa tinh xảo, chất lượng cao và số lượng nhiều. Ngày nay, có rất nhiều loại máy móc với đa dạng tính năng khác nhau, phục vụ rất lớn cho quá trình sản xuất, tuy nhiên nếu không được sử dụng một cách quy cũ thì sẽ dẫn đến hiện tượng tự phát, tùy tiện, gây ra sự thiếu đồng bộ trong sản xuất. Do đó, tuy áp dụng máy móc, KH- CN vào sản xuất có rất nhiều lợi ích, nhưng việc sản xuất trong một số LNTT vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng không đều, hạn chế hiệu quả đầu tư.
1.1.3.3. Năng lực tiếp cận thị trườngởcác làng nghềtruyền thống
Thị trường được xem là một trong những tiêu chí để đánh giá sự phát triển của LNTT bởi thị trường ảnh hưởng đến việc đảm bảo sản xuất sản phẩm và tiêu thụ hàng hóa. Thị trường nguyên liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ là hai yếu tố quan trọng trong sản xuất và kinh doanh. LN muốn phát triển bền vững ngoài LĐ, vốn, … cần phải có nguồn nguyên liệu đầu vàoổn định, đảm bảo cho quá trình sản
xuất diễn ra liên tục.Ngoài ra, đểsản xuất ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn thì cần nguồn nguyên liệu chất lượng, vì vậy, thị trường nguyên liệu càng phong phú sẽtạo nhiều điều kiện thuận lợi cho quá trình sản phẩm ở LNTT. Bên cạnh đó, sản phẩm LN muốn tồn tại và phát triển thì rất cần đến thị trường tiêu thụ, để có thương hiệu trên thị trường, được nhiều khách hàng ưa chuộng cần thông qua quá trình giới thiệu và quảng bá một cách mạnh mẽ, đó cũng là kết quả của quá trình tìm tòi, nâng cao năng lực tiếp cận thị trường của các LNTT đồng thời cũng dựa trên chất lượng của sản phẩm LN. Có thể nói, một LNTT chỉ phát triển mạnh mẽ khi tiêu thụ được nhiều sản phẩm và có tầmảnh hưởng trên nhiều thị trường khác nhau.
1.1.3.4. Hiệu quảkinh tế- xã hội của các làng nghềtruyền thống - Hiệu quảvềmặt kinh tế
+ Thứ nhất, tăng năng suất lao động ở các LNTT nhằm giảm chi phí, hạgiá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Mang lại thu nhập cao cho các cơ sởsản xuất và lực lượng lao độngở các LNTT.
+ Thứ hai, nâng cao chất lượng LĐ ở các LNTT, tăng khả năng ứng dụng KH - CN vào một số công đoạn sản xuất nhưng vẫn đảm bảo tính văn hóa truyền thống; gia tăng hàm lượng chuyên môn trong sản phẩm; tiết kiệm thời gian sản xuất, giảm bớt mức độ nặng nhọc cho người LĐ; nâng cao hiệu suất sửdụng tư liệu sản xuất; giảm bớt sựphụthuộc vào điều kiện tựnhiên trong quá trình sản xuất.
+ Thứ ba, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động khu vực nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
+ Thứ tư, gia tăng giá trịsản xuất, làm tăng giá trị sản phẩm hàng hóa, đóng góp vào ngân sách kinh tế địa phương.
- Hiệu quảvềmặt xã hội
+ Tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều LĐ vào các ngành nghề phi nông nghiệp, nhất là LĐ nông nhàn, tăng thêm thu nhập cho LĐnông thôn.
+ Các LNTT phát triển, đầu tư xây dựng cơ sởhạtầng kỹthuậtởnông thôn (hệ thống điện, trường học, cấp thoát nước…), thu hẹp khoảng cách thành thị- nông thôn.
+ Giảm tỷlệ hộnghèo, góp phần xóa đói giảm nghèo; giải quyết tốt các vấn đề xã hội như văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe của người dân trong LNTT, giảm tệnạn xã hội…
+ Giữ gìn và phát huy được tính đa dạng và bản sắc văn hóa địa phương, vùng miền thông qua các hoạt động của các LNTT. Tạo kết nối, giao lưu văn hóa giữa các địa phương với nhau và quảng bá văn hóa địa phương.
+ Bảo vệ môi trường sống không bị ô nhiễm, hạn chếcác bệnh do hoạt động làm nghề gây nên. Gắn liền tái tạo tài nguyên, có ý thức nâng cao chất lượng môi trường sinh thái LN.