CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ
2.2. Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị
2.2.2. Năng lực sản xuất của làng nghề truyền thống
Nguồn nhân lực có sự tác động rất lớn và mang tính quyết định đối với sự phát triển của các cơ sởsản xuất nói chung và sựphát triển của các LNTT nói riêng.
Tuy nhiên, cũng giống như các địa phương khác, Triệu Phong đang gặp không ít khó khăn trong quá trình nâng cao chất lượng cũng như số lượng nguồn nhân lực của các làng nghề.
Bảng 2.5 : Tình hình lao động tại LNTT ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị năm 2017
Làng nghề
SL hộ tham gia/tổng số hộ trong làng (hộ)
Tổng số LĐ tham gia (Người)
Linh Chiểu 115/380 230
Thượng Trạch 44/127 88
BốLiêu 80/101 120
Gia Đẳng 190/664 380
Nguồn : Phòng LĐ-TB&XH huyện Triệu Phong Sốhộtham gia vào sản xuấtở mỗi LNTT chỉchiếm chưa tới một nửa tổng số hộ trong làng. LNTT Linh Chiểu có 115 hộ tham gia sản xuất với 230 LĐ. LNTT Thượng Trạch có 44 hộ tham gia sản xuất với 88 LĐ. LNTT Bố Liêu có 80 hộ sản xuất với 120 LĐ. LNTT Gia Đẳng có 190 hộtham gia sản xuất với 380 LĐ. Sở dĩ số hộsản xuất và số lượng lao động tham gia vào các LNTT thấp là vì ngoài ngành nghề ở các LNTT thì người dân phần lớn tham gia làm nông hoặc tham gia vào các lĩnh vực kinh tếkhác. Bên cạnh đó, LĐ trẻtại địa phương phần lớn tìmđến các thị trường lao động lớn hơn ở thành phố hoặc địa phương khác để tìm kiếm việc làm cho thu nhập cao hơn. Vì vậy, số lượng LĐ tại các LNTT trên địa bàn huyện Triệu Phong đang gặp không ít khó khăn trong việc phát triển nguồn nhân lực tại địa phương.
Bên cạnh số lượng lao động tham gia trong các LNTT thấp thì trìnhđộhọc vấn và trìnhđộtay nghềcủa người lao động cũng là một vấn đề đang cần được quan tâm.
Bảng 2.6. Đặc điểm của chủ thể sản xuất ở các LNTT trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị
ĐVT: %
TIÊU CHÍ
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Làm bún
Linh Chiểu
Làm bánh
Thượng Trạch Tổng
Giới tính 100,00 100,00 100,00
Nam 16,67 33,33 25
Nữ 83,33 66,67 75
Trìnhđộ học vấn 100,00 100,00 100,00
Tiểu học 8,33 25 16,67
THCS 25 16,67 20,83
THPT 41,67 58,33 50
Trung cấp 16,67 0,00 8,33
Đại học/Cao đẳng 8,33 0,00 4,17
Độ tuổi 100,00 100,00 100,00
Dưới 35 tuổi 25 20 22,5
Trên 35 tuổi 75 80 77,5
Kinh nghiệm 100,00 100,00 100,00
Dưới 20 năm 20 13,33 16,67
Từ 20-30 năm 56,67 60 58,33
Từ 30 đến 40 năm 23,33 26,67 25
Trên 40 năm 0,00 0,00 0,00
Nguồn: Tác giảxửlí từsốliệu điều tra Xét về trìnhđộ học vấn thì các chủ cơ sở sản xuất phần lớn đều không cao, chỉ ởmức phổthông là chủyếu.
- Đối với LNTT Linh Chiểu, tốt nghiệp tiểu học chiếm 8,33% ; tốt nghiệp THCS chiếm 25% ; tốt nghiệp THPT là 41,67%, tốt nghiệp Trung cấp là 16,67% ;
tốt nghiệp Đại học/ Cao đẳng là 8,33%.
- Đối với LNTT Thượng Trạch, tốt nghiệp tiểu học chiếm 25% ; tốt nghiệp THCS chiếm 16,67% ; tốt nghiệp THPT là 58,33%, tốt nghiệp Trung cấp là 0,00% ; tốt nghiệp Đại học/ Cao đẳng là 0,00%.
Thực tế cho thấy, trong các LNTT, kinh nghiệm và sựkhéo léo mới làm nên thành công của sản phẩm, có rất nhiều nghệnhân không có bằng cấp nhưng vẫn làm ra những sản phẩm độc đáo dựa vào đôi tay khéo léo và kinh nghiệm thực tế của mình. Xét vềkinh nghiệm tay nghề, phần lớn các chủ cơ sởsản xuất có tay nghềcao.
- Đối với LNTT Linh Chiểu, tay nghề dưới 20 năm chiếm 20%, tay nghề từ 20-30 năm chiếm 56,67%, tay nghề từ 30-40 năm chiếm 23,33% và tay nghề trên 40 năm chiếm 0,00%.
- Đối với LNTT Thượng Trạch, tay nghề dưới 20 năm chiếm 13,33%, tay nghề từ 20-30 năm chiếm 60%, tay nghề từ 30-40 năm chiếm 26,67% và tay nghề trên 40 năm chiếm 0,00%.
Như vậy, vềkinh nghiệm làm nghề, đa số các chủ cơ sở được khảo sát đều có kinh nghiệm làm nghề lâu năm từ 20 đến 40 năm. Không thểphủnhận vai trò to lớn của kinh nghiệm trong sản xuất sản phẩm LNTT, kinh nghiệm làm nghềcủa các nghệ nhân là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến chất lượng, mẫu mã sản phẩm của LN; kinh nghiệm làm nghềcàng lâu càng cho thấy chất lượng, độ khéo léo, tinh xảo kết tinh trong mỗi sản phẩm. Do đó, sản phẩm làm ra của LNTT ở Triệu Phong luôn nhận được sự hài lòng, đánh giá cao và tín nhiệm của khách hàng trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, càng ngày số lượng chủ cơ sởcó kinh nghiệm càng có xu hướng giảm, phần lớn là dần thay thế và trẻ hóa đội ngũ LĐ sản xuất trong LNTT. Tuy nhiên, việc LĐ trẻ chưa hoàn toàn trung thành với nghề và sẵn sàng bỏqua những ngành nghềkhác vẫn đang diễn ra.
Hiện nay, LĐ ở các LNTT vẫn còn làm việc theo kinh nghiệm và theo thời vụ, điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất sản phẩm của các LNTT.
Bảng 2.7. Tình hình sử dụng lao động của các cơ sở sản xuất tại các LNTT ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị
LNTT Tổng LĐ
(Người)
Cơ cấu (%)
LĐ thường xuyên (Người)
Cơ cấu (%)
LĐ thời vụ (Người)
Cơ cấu (%)
Linh Chiểu 230 100 196 85,2 34 14,8
Thượng Trạch 88 100 65 73,8 23 26,2
BốLiêu 120 100 95 79,1 25 20,9
Gia Đẳng 380 100 316 83,1 64 16,9
Nguồn: Phòng LĐ-TB & XH huyện Triệu Phong Bảng 2.7 cho thấy tổng số lao động, số lượngLĐ thường xuyên và số lượng LĐ thời vụcủa 04 LNTT trên địa bàn huyện Triệu Phong.
- LNTT Linh Chiểu có tổng số LĐ là 230 người, trong đó có 196 LĐ thường xuyên, chiếm 85,2%, LĐ thời vụ có 34 người, chiếm 14,8%.
-LNTT Thượng Trạch có tổng số LĐ là 88 người, trong đó có 65 LĐ thường xuyên, chiếm 73,8%, LĐ thời vụ có 23 người, chiếm 26,2%.
- LNTT Bố Liêu có tổng số LĐ là 120 người, trong đó có 95 LĐ thường xuyên, chiếm 79,1%, LĐ thời vụ có 25 người, chiếm 20,9%.
- LNTT Gia Đẳng có tổng số LĐ là 380 người, trong đó có 316 LĐ thường xuyên, chiếm 83,1%, LĐ thời vụ có 64 người, chiếm 16,9%.
Vẫn còn tồn tại nhiều LĐ làm việc theo thời vụ ởcác LNTT. Tuy các chủ cơ sở sản xuất đều là những thợgiỏi, thợ chính nhưng đểphát triển được LN thì cần đến đội ngũ LĐ lành nghềvà kỹthuật cao. Vì vậy, yếu tốlàm việc thường xuyên, liên tục học hỏi, trau dồi nghềcủa LĐ trong các LNTT rất quan trọng. Việc đào tạo thếhệkếcận là nhiệm vụtất yếu trong quá trình duy trì và phát triển LN. Họcần được đào tạo các kiến thức chuyên môn cần thiết khi làm nghề. Do đó, cần phải có các chính sách, đãi ngộ ở từng LN đểgiữchân và khuyến khích các LĐ giỏi, tay nghềcao.
Ngày nay, chính các chủ cơ sở cũng có rất nhiều nhu cầu học tập và rèn luyện thêm kiến thức, kỹ năng ngoài trìnhđộchuyện môn. Bởi vì, cùng với việc sản xuất ra các sản phẩm tốt, mẫu mã đẹp thì tìm đầu ra của sản phẩm cũng hết sức
quan trọng, hay tư duy để phát triển LN hợp lý...tất cả đều phải trải qua quá trình đào tạo, học tập và tích lũy kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế.
Bảng 2.8. Nhu cầu được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của các chủ cơ sở tại LNTT ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị
ĐVT: %
Lĩnh vực LN bún
Linh Chiểu
LN bún, bánh
Thượng Trạch Tổng
Kinh doanh 100 100 100
Kĩ thuật 25 33,33 29,16
Kiếnthức thị trường 75 50 62,50
Khác 0 41,67 20,83
Nguồn: Tác giảxửlí từsốliệu điều tra Qua điều tra thực tế, thấy rằng lĩnh vực mà các chủcáccơ sởmuốn được bồi dưỡng nhiều nhất là lĩnh vực kinh doanh và kiến thức thị trường. Trong đó, lĩnh vực kinh doanh chiếm tỷ lệ vượt trội với 100% người muốn được bồi dưỡng, lĩnh vực kiến thức thị trường chiếm 62,5% số người muốn được nâng cao trìnhđộ. Nhu cầu được bồi dưỡng vềkĩ thuật chiếm 29,16%, nhu cầu vềcác lĩnh vực khác (gồm: xửlí môi trường, ngoại ngữ, tâm lývv…) chiếm 20,83%.
-Đối với LNTT Linh Chiểu, vềlĩnh vực kinh doanh nhu cầu được bồi dưỡng của các chủ cơ sở là 100%, về lĩnh vực kĩ thuật chiếm 25%, về lĩnh vực kiến thức thị trường chiếm 75% và lĩnh vực khác chiếm 0%.
- Đối với LNTT Thượng Trạch về lĩnh vực kinh doanh nhu cầu được bồi dưỡng của các chủ cơ sở là 100%, về lĩnh vực kĩ thuật chiếm 33,33%, về lĩnh vực kiến thức thị trường chiếm 50% và lĩnh vực khác chiếm 41,67%.
Qua đó, cho thấy rằng các chủ cơ sở rất tự tin vềtrình độ kỹthuật của mình nhưng lại thiếu tự tin về lĩnh vực kinh doanh và kiến thức thị trường, bởi vì đa số các chủ cơ sở cũng như người LĐ tại các LN chỉ tập trung vào việc rèn luyện chuyên môn kĩ thuật mà ítđể ý đến các kiến thức khác. Thực tế, những lĩnh vực mà chủcáccơ sởmong muốn được đào tạo là nhân tốmà các LNTTở địa phương đang gặp khó khăn, vì vậy chính quyền địa phương cần quan tâmhơn nữađến vấn đềnày
trong các chính sách bồi dưỡng cho LĐ tại LNTT.
2.2.2.2. Năng lực vềvốn sản xuất
Hiện nay, ởcác LNTT nguồn vốn chủyếu trong sản xuất chủyếu được vay từ ngân hàng, các tổchức tín dụng, còn nguồn vốn tựcó của các cơ sởthì hạn chế. Nguồn vốn tựcó của các cơ sởsản xuất chỉ đủsửdụng đểmua nguyên liệu cho sản xuất ngắn hạn, nguồn vốn này không đủ đểmởrộng quy mô sản xuất của LN.
Bảng 2.9. Tình hình sử dụng vốn của các cơ sở sản xuất LNTT ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị
ĐVT: %
Chỉ tiêu
Làng nghề truyền thống Làm bún Linh Tổng
Chiểu
Bún, bánh Thượng Trạch Cơ sở Cơ cấu
(%) Cơ sở Cơ cấu
(%) Cơ sở Cơ cấu (%)
Vay vốn 60 100,00 60 100,00 120 100,00
Không 15 25 17 28,33 32 26,67
Có 45 75 43 71,67 88 73,33
Nguồn vốn vay 45 100,00 43 100,00 88 100,00
Ngân hàng 18 40 12 27,91 30 34,1
Quỹ tín dụng 11 24,44 9 21 20 22,7
Người thân 16 35,56 22 51,09 38 43,2
Nguồn: Tác giảxửlí từsốliệu điều tra Từbảng 2.9 ta thấy, qua điều tra 120 cơ sởsản xuất ởcả02 LNTT cho thấy, có 32 cơ sở không vay vốn chiếm 26,67% và 88 cơ sở có vay vốn chiếm 73,33%.
Trong các cơ sở có vay vốn, có 30 cơ sở sản xuất ở cả 02 LNTT vay vốn kinh doanh từngân hàng chiếm đến 34,1%. Bên cạnh vay vốn từngân hàng thì có 20 cơ sở còn vay vốn từcác quỹtín dụng chiếm 22,7%. Ngoài ra, có 38 cơ sởvay vốn từ người thân chiếm 43,2%
- Đối với LNTT Linh Chiểu, qua điều tra 60 cơ sở sản xuất cho thấy, có 15 cơ sở không vay vốn chiếm 25% và 45 cơ sở có vay vốn chiếm 75%. Trong các cơ
sở vay vốn, có 18 cơ sởvay vốn ngân hàng chiếm 40%; có 11 cơ sởvay vốn từquỹ tín dụng chiếm 24,44% và 16 cơ sởvay vốn từ người thân chiếm 35,56%.
- Đối với LNTT Thượng Trạch, qua điều tra 60 cơ sở sản xuất cho thấy, có 17 cơ sở không vay vốn chiếm 28,33% và 43 cơ sở có vay vốn chiếm 71,67%.
Trong các cơ sởvay vốn, có 12 cơ sở vay vốn ngân hàng chiếm 27,91%; có 09 cơ sở vay vốn từ quỹ tín dụng chiếm 21% và 22 cơ sở vay vốn từ người thân chiếm 51,09%.
Qua quá trình điều tra khảo sát tại các cơ sở LNTT cho thấy, các cơ sở sản xuất LNTT gặp rất nhiều khó khăn về vốn sản xuất. Các cơ sở chưa tiếp cận được với dịch vụ tín dụng bởi còn thủtục rườm rà, chính sách chưa thật sự ưu đãi nhất là thời gian vay vốn ngắn không phù hợp với hoạt động sản xuất của ngành nghề truyền thống này. Phần lớn các cơ sở sản xuất đều có nhu cầu vay vốn cũng như mong muốn nhận được sựhỗtrợ vềvốn của nhà nước để đầu tư sản xuất. Việc thiếu vốn có ảnh hưởng rất lớn đến quá trìnhđầu tư phát triển LNTT, đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất đồng thời cũng gây khó khăn trong việc quảng bá và giới thiệu thương hiệu của LN ra thị trường.
Vốn sửdụng trong sản xuất kinh doanh của từng cơ sởsẽthểhiện được năng lực, quy mô, phản ánh sức cạnh tranh của từng LN. Tuy nhiên có thểthấy mức độ đầu tư vốn của các đơn vị sản xuất trên địa bàn còn rất hạn chế. Vì vậy, trong thời gian đến chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành liên quan cần quan tâm tới chính sách tín dụng để đáp ứng nhu cần vốn một cách tương xứng ở từng lĩnh vực sản xuất, tạo đà trong việc thúc đẩy và phát triển LNTT của thịxã.
2.2.2.3. Năng lực vềkhoa học công nghệ
Chính quyền và nhân dân tại các LNTT ở huyện Triệu Phong đều xác định muốn LN có thể tồn tại và phát triển bền vững thì nhất định cần đổi mới phương thức sản xuất, mà trong đó đổi mới KH - CN là mục tiêu cần thiết nhất phải thực hiện, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, tăng năng suất lao động và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Trước đây, các LNTT ở huyện Triệu Phong chủ yếu sản xuất bằng hình thức thủ công, sử dụng máy làm bằng tay thô sơ. Nhà xưởng để sản xuất là tận dụng diện tích nhà ở, hình thức sản xuất chủ yếu là các hộ cá thểvới qui mô nhỏ lẻ, vốn đầu tư ít nên khả năng trang bị máy móc phục vụ sản xuất ở các LNTT trên địa bàn còn rất hạn chế. Với đặc thù của ngành nghề thủ công, đa phần các LNTT ở địa phương đều kết hợp giữa việc sử dụng máy móc với sựtinh xảo của đôi tay để làm ra sản phẩm. Đặc biệt như LN nón lá Bố Liêu 100% cơ sở vẫn đang sử dụng LĐ thủ công là chính, chưa có áp dụng khoa học kỹ thuật trong khâu sản xuất.
Hiện nay, nhờ sự hỗ trợ của nhà nước, địa phương cũng như sự tích cực đầu tư của các cơ sở LNTT nên những năm qua việcứng dụng khoa học kỹthuật trong sản xuất đã có chiều hướng tăng lên. Tiêu biểu là LN làm bánh Thượng Trạch được đầu tư xây dựng Điểm công nghiệp sản xuất với diện tích 1,04ha và LN sản xuất nước mắm Gia Đẳng với điểm Công nghiệp quy mô 5ha. Cả02 LN này đều được đầu tư máy móc và các trang thiết bị để phục vụsản xuất theo dây chuyền sản phẩm. Ngày nay, hình thành cụm công nghiệp giúp cho LN chuyên môn hóa hơn trong sản xuất, hầu hết tất cả các cơ sở đều sử dụng máy móc vào sản xuất, tạo ra năng suất rất lớn, hiệu quả rõ rệt. Có thể nói, áp dụng kỹ thuật công nghệ trong sản xuất giúp cho LNTT phát triển bền vững hơn, yếu tốô nhiễm môi trường của các LN cũng được cải thiện rõ rệt.
Tuy nhiên, khả năng sửdụng máy móc, áp dụng KH - CN vào sản xuất tại các LNTT còn đang rất hạn chế, đó không chỉ là thực trạng của LNTT ở huyện Triệu Phong mà còn là thực tếchung của các LNTT khác. Việcứng dụng KH - CN chậm và sửdụng máy móc lạc hậu đã ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển, làm cho hoạt động sản xuất diễn ra chậm hơn, năng suất lao động thấp, tốn nhiều chi phí.
Có thể nói, áp dụng KH - CN vào sản xuất là nhu cầu tất yếu để làm ra những sản phẩm tinh xảo, độc đáo, giá thành hợp lý và đa dạng mẫu mã. Để thực hiện tốt vấn đềnày cần sự năng động của các chủ cơ sởsản xuất, luôn xác định ứng dụng KH - CN vào sản suất là yếu tốsống còn của LN, bên cạnh đó biết tạo sựhài hòa giữaứng dụng KH - CN hiện đại với sản xuất truyền thống. Ngoài ra, việc chủ
phương với vai trò đầu mối, gắn kết các nhà khoa học với các LNTT để tạo ra những loại máy móc phù hợp với từng ngành nghềvà mang lại hiệu quảcao.