CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển làng nghề truyền thống
1.2.1. Kinh nghiệm về phát triển làng nghề truyền thống ở một số quốc gia trên thế giới
1.2.1.1. Kinh nghiệm phát triển làng nghềtruyền thống ởTrung Quốc
Vốn là một nước có nhiều nghềthủ công lâu đời và nổi tiếng như đồgốm, dệt tơ lụa, luyện kim, nghềlàm giấy,…, đầu thếkỷXX, Trung Quốc có khoảng 10 triệu thợ thủcông làm việc trong các hộ gia đình, phường nghề và LN. Đến năm 1954, số người làm nghề tiểu thủ công nghiệp được tổ chức vào hợp tác xã. Tới năm 1978, Trung Quốc bắt đầu thực hiện cải cách, mởcửa, công cuộc công nghiệp hóa nông thôn có sự chuyển biến mới, các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp phát triển thành các xí nghiệp hương trấn. Đây là xí nghiệp do nông dân địa phương góp vốn xây dựng tại các thôn, xã, dưới hai hình thức sởhữu tư nhân và tập thể. Ngành sản xuấtởcác xí nghiệp hương trấn chủyếu là công nghiệp, ngoài ra còn các nghề khác như nông nghiệp, xây dựng, vận tải, thương mại, dịch vụ. Xét về mặt bản chất, các xí nghiệp hương trấn không mang đặc điểm như các LN, đặc biệt là LN truyền thốngở nước ta. Sản phẩm làm ra không mang tính truyền thống hay đặc thù của địa phương mà rất đa dạng, hình thức tổ chức chủyếu là doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ, công nhân trong các xí nghiệp đa phần xuất thân từnông dân, giá cả lao động rẻ nên chi phí lao động trên đơn vịsản phẩm thấp, do đó có khả năng cạnh tranh quốc tế đối với sản phẩm có hàm lượng lao
động cao. Mặt khác, các xí nghiệp hương trấn phần nhiều là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên dễ thay đổi phương hướng sản xuất, đổi mới công nghệ,… đểnhanh chóng tạo ra sản phẩm thích ứng với nhu cầu thị trường. Chính vì vậy, xí nghiệp hương trấn được đánh giá là hình thức tổchức năng động và có sự đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế- xã hộiởnông thôn Trung Quốc.
Mô hình xí nghiệp hương trấn phát triển được nhờ vào các biện pháp và chính sách hỗtrợcủa Nhà nước sau đây:
Một là, thực hiện cải cách thể chế ở vùng nông thôn, tạo môi trường thuận lợi cho xí nghiệp hương trấn, nhất là xí nghiệp hương trấntư nhân phát triển.
Những cải cách vềthể chế được chính phủTrung Quốc liên tục thực hiện từ năm 1978, bắt đầu bằng chuyển đổi cơ chế quản lý trong hợp tác xã, từchỗquản lý tập trung sang hệthống khoán hoặc hệ thống trách nhiệm gia đình. Tới năm 1988, Hội đồng Nhà nước ban hành văn bản luật, quy định ba loại hình doanh nghiệp tư nhân: sở hữu tư nhân, đối tác và công ty trách nhiệm hữu hạn, tồn tại bổ sung cho khu vực doanh nghiệp nhà nước và được Nhà nước bảo vệ. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 15 tháng 9 năm 1997 công nhận, doanh nghiệp tư nhân là một bộ phận cấu thành nền kinh tế. Hình thức sở hữu tư nhân đã được pháp luật điều chỉnh và đưa vào hiến pháp Trung Quốc năm 1999. Chính những cải cách về thể chế đó đã mở đường cho các xí nghiệp hương trấn phát triển.
Hai là, đẩy mạnh phân cấp quản lý cho chính quyền địa phương theo hướng tăng quyền hạn, đặc biệt là quyền hạn trong quản lý chi tiêu ngân sách. Chính quyền địa phương có quyền và trách nhiệm chi tiêu ngân sách để phát triển kinh tế địa phương, trọng tâm là chi đầu tư phát triên kết cấu hạtầng. Đồng thời chính quyền địa phương và các ủy ban làng chuyển từquản lý trực tiếp các xí nghiệp hương trấn sang quản lý gián tiếp, thuận lợi cho các xí nghiệp tiếp cận các nguồn vốn, các dịch vụ công và được đảm bảo cạnh tranh bìnhđẳng với doanh nghiệp nhà nước.
Ba là, Nhà nước ban hành chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, như tăng đầu tư cho sản xuất hàng nguyên liệu và sơ chế; trợ giá hàng nông sản và có chính sách chỉ phát triển các xí nghiệp chế biến thực phẩm ở
nông thôn. Chính sách này đã góp phần giải quyết việc làm cho LĐ dư thừaở nông thôn, tạo thị trường cầu rộng lớn giúp các xí nghiệp hươngphát triển.
Bốn là,tăng độminh bạch, bìnhđẳng, thông thoáng của các chính sách như cải cách thuế năm 1994 đã tạo lập một hệthống thuếthống nhất giữa các hình thức sởhữu khác nhau trong xí nghiệp hương trấn. Kiểm soát chặt chẽviệc đánh thuếtùy tiện của chính quyền địaphương và ủy ban làng với mục đích đưa thuế cao để tăng ngân sách địa phương. Mặt khác, chính phủ đã quyđịnh chính sách thuếkhác nhau cho các vùng và các ngành nghềkhác nhau. Chẳng hạn, các xí nghiệp mới thành lập được giảm thuế từ một đến ba năm, các xí nghiệp tạo ra sản phẩm mới mà trong tỉnh chưa có được miễn thuế hai năm, sản phẩm có giá trị toàn quốc được miễn thuế ba năm. Nếu xuất khẩu được 1 USD được thưởng 1-2 nhân dân tệ.
Năm là, để khắc phục tình trạng công nghệ lạc hậu và năng lực quản lý yếu kém của các chủ doanh nghiệp trong xí nghiệp hương trấn, Ủy ban khoa học và công nghệ Nhà nước đã thực hiện kế hoạch xây dựng những trung tâm công nghệ phục vụ các xí nghiệp hương trấn. Nội dung của kế hoạch này là đầu tư vào con người, đào tạo họ có đủ trìnhđộ để áp dụng và đổi mới công nghệ, hướng dẫn các chủ doanh nghiệp quản lý có hiệu quả. Mặt khác, Nhà nước đã có chính sách khuyến khích các hình thức hợp tác nghiên cứu giữa doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân với các viện nghiên cứu của chính phủ, hoặc cho phép các xí nghiệp hương trấn thuê cán bộkhoa học của các viện nghiên cứu vềgiúp xí nghiệp đưa tiến bộkhoa học công nghệmới vào sản xuất.
Sáu là, đểmởrộng thị trường, các xí nghiệp hương trấnđã thực hiện liên kết với nông dân đểhình thành các kênh tiêu thụsản phẩm, sửdụng thương mại điện tử đểtìm hiểu thị trường quốc tế, cử các đoàn đi tìm hiểu thị trường nước ngoài,…
Bên cạnh những kinh nghiệm thành công, xí nghiệp hương trấn còn bộc lộmột sốhạn chế:
- Phát triển còn mang tính tự phát, chưa theo quy hoạch, kếhoạch thống nhất.
- Xí nghiệp hương trấn phát triển tác động tới sản xuất nông nghiệp và do đó có nguy cơ ảnh hưởng tới an toàn lương thực quốc gia.
- Ô nhiễm môi trường nghiêm trọngở các xí nghiệp hương trấn làm cho môi trường sinh tháiở nông thôn bịhủy hoại.
1.2.1.2. Kinh nghiệm phát triển làng nghề, làng nghềtruyền thốngởThái Lan Thái Lan có nhiều ngành nghềtiểu thủ công nghiệp và LN. Các ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống như chế tác vàng bạc, đá qúy, đồ trang sức được duy trì và phát triển tạo ra nhiều hàng hóa xuất khẩu, đứng vào hàng thứhai trên thế giới. Khủng hoảng tài chính năm 1997 đã đẩy Thái Lan vào tình trạng nợ nước ngoài lớn, người bị tác động nhiều nhất là những người nghèo, những cư dân sống ở nông thôn.
Để giải quyết khó khăn này và vực dậy nền kinh tế, Thái Lan đã thực hiện dự án quốc gia “mỗi làng một sản phẩm”. Ý tưởng "mỗi làng một sản phẩm" (One Village One Product Movement) viết tắt là OVOP, được khởi xướng và bắt đầu triển khai ở Oita (Nhật Bản) từ năm 1979. Sau đó, một số nước ở Châu Á đã áp dụng mô hình này và được đổi thành OTOP (One Town One Product, hoặc One Tambon One Product), có nghĩa là mỗi thị trấn hay mỗi địa phương mộtsản phẩm.
Dựán này có sáu mục tiêu cụthể: Thứ nhất, tạo ra những đặc điểm riêng biệt cho sản phẩm của địa phương để tăng doanh sốbán; thứhai, phục hồi những kiến thức của địa phương để nâng cao hiệu quả kinh doanh; thứ ba, phát huy những tri thức truyền thống đểtạo ra sản phẩm có tính đặc thù; thứ tư, kết hợp giữa phát triển du lịch sinh thái với du lịch thăm quan các LN để tăng thu nhập; thứ năm, xây dựng lòng tự hào dân tộc của nhân dân với các sản phẩm LN; thứsáu, hỗtrợ các doanh nghiệp địa phương phát triển và cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Nhằm tổchức thực hiện có hiệu quả mục đích nêu trên, chính phủ Thái Lan đã ban hành và thực thi những chính sách và giải pháp sau:
Một là,đã huyđộng hầu hết các bộ, ngành chủchốt tham gia vào dựán, trên cơ sởphân công cụthểchức năng, nhiệm vụcho từng bộ, từng địa phương, từng cơ sở, chẳng hạn như cấp lập ngân sách là nội các chính phủ, bao gồmủy ban quốc gia phụ trách dự án cùng 8 tiểu ban khác có trách nhiệm điều phối chính sách và tiếp nhận các nguồn thông tin từ các tỉnh và quận. Các tiểu ban cấp tỉnh phụtrách quản
lý nguồn ngân sách cấp cho địa phương thực hiện dự án. Tiểu ban cấp quận phụ trách phân loại sản phẩm hỗtrợ cộng đồng dân cư, thiết kế và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Các hội đồng làng trực tiếp lựa chọn và phát triển sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đặc thù cho từng làng. Cơ chế hoạt động của hội đồng làng linh hoạt, dân chủ, tạo điều kiện cho tất cảcác tổ chức, các nhân trong cộng đồng tham gia. Giữa hội đồng làng, tiểu ban cấp quận và ủy ban quốc gia có mối liên kết chặt chẽ trong việc phát triển sản phẩm, đảm bảo phản ánh được ý kiến của người dân lên cơ quan lập chính sách của chính phủ.
Hai là, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở phân loại đối tượng sản xuất theo tiềm năng thị trường, chia ra: Nhóm có khả năng xuất khẩu, nhóm tiêu thụ trong nước, nhóm thị trường ngoài nước, đồng thời thực hiện việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thông qua luật pháp và hiệp định quyền sở hữu trí tuệ có liên quan tới thương mại.
Ba là, xây dựng và ban hành các chính sách ưu tiên cho dự án, như ân hạn nợ 3 năm cho nông dân, lập quỹ một triệu bath cho từng LN, trong đó tổng vốn ngân sách cho các LN là 70 tỷbath, xây dựng mạng internet đểgiúp cộng đồng dân cư sử dụng thương mại điện tử.
Bốn là,xác định các bước trong thực hiện dựán: Thứnhất là quá trình hướng nghiệp, lập kếhoạch và thiết lập các quan hệ trong cộng đồng. Thứ hai là xác định các sản phẩm nổi bật. Thứba là phát triển sản phẩm, gồm chất lượng và thiết kếsản phẩm. Bước bốn là phân phối, maketting sản phẩm. Bước cuối cùng là đánh giá dự án và các hoạt động sau dựán. Gắn với việc triển khai thực hiện từng bước, Chính phủgiao trách nhiệm cụthể cho các cơ quan của chính phủvà các cấp chính quyền địa phương, Hội đồng làng đảm nhận từng khâu công việc.
Năm là,xây dựng các trung tâm chuyên mua bán các sản phẩm của dựán ở từng địa phương, được gọi là trung tâm các sản phẩm tinh xảo. Những trung tâm này nhằm khuyếch trương sản phẩm của địa phương, đồng thời làm yên tâm người sản xuất vềtiêu thụsản phẩm. Cùng với giải pháp này, chính phủcòn tài trợcho các LN tổ chức triển lãm, hội chợ thương mại trong nước, tham gia hội chợ quốc tế ở
nước ngoài. Mở chiến dịch khuyến khích mua hàng nội, quảng bá sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Sáu là, phát triển mạnh thương mại điện tử. BộNội vụkết hợp với tổchức điện thoại Thái Lan (TOT) và các bộngành khác xây dựng website Thaitambon.com về tư liệu thông tin và những chi tiết sản phẩm của từng làng trên cả nước để phục vụ dự án. Ngoài ra, mạng còn giới thiệu vềdu lịch sinh thái, giới thiệu các tour du lịch tới các LN.
Có thểnói rằng, dự án “Mỗi làng một sản phẩm” của Thái Lan là kết quảliên kết có hiệu quảgiữa chính phủ, các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thểvà cộng đồng dân cư về phát triển và quảng bá sản phẩm trong nước, xây dựng hìnhảnh văn hóa đặc trưng thông qua các sản phẩm LN trên thị trường thếgiới.