CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển làng nghề truyền thống
1.2.2. Kinh nghiệm về phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống ở một số địa phương trong nước
1.2.2.1. Kinh nghiệm phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống ở huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
Huyện Ý Yên được coi là “đất trăm nghề”, trong đó có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như: Làng nghề sơn quang Cát Đằng, chạm khắc gỗ La Xuyên, đúc đồng Tống Xá, khảm trai Ninh Xá. Các sản phẩm thủcông mỹnghệcủa mỗi LNTT ở Ý Yên không chỉ đơn thuần là sản phẩm tiêu dùng, phục vụ đời sống dân sinh, mà còn là những sản phẩm có tính văn hóa mang ý nghĩa bản sắc bản địa độc đáo. Bởi lẽ, các sản phẩm đó là kết quả từ quá trình lao động, sáng tạo mang đậm dấuấn tinh hoa của đất và người Ý Yên từ bao đời nay. Trong những năm qua, phát triển LNTT ởÝ Yênđãđạt những kết quảtích cực, góp phần nâng tỷtrọng sản xuất Công nghiệp-Tiểu thủ; phát triển du lịch - dịch vụ, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ ở địa phương. Xã Yên Ninh có hai làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống nổi tiếng là La Xuyên và Ninh Xá, thu hút 2.500-3.000 LĐ thường xuyên làm việc cho hơn 20 doanh nghiệp, 50 cơ sởsản xuất và hàng trăm cơ sởvệtinh gia công sản phẩm tại các xã lân cận, doanh thu từ làm nghề mộc (60-70 tỷ đồng) đã chiếm hơn 60% cơ cấu kinh tế của
xã. Từnghềtruyền thống và định hướng quy hoạch phát triển cụm công nghiệp làng nghề, các doanh nghiệp và các hộsản xuất ở Yên Ninh có điều kiện tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển, tạo việc làm và thu nhập cho người LĐ. Bên cạnh đó, các giá trị văn hóa truyền thống được gìn giữ và phát huy. Cũng như ở đất nghề Yên Ninh, người dân làng nghề đúc đồng Tống Xá, xã Yên Xá phát huy tiềm năng và thế mạnh nghề tổ truyền trở thành “điểm sáng” trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp. Doanh thu từ nghề truyền thống đạt 320 tỷ đồng, chiếm 95% tổng nguồn thu của toàn xã, trong đó có 70% gia đình khá và giàu, cả làng có hơn 100 xe ô tô các loại; hệ thống điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa được xây dựng khang trang, đồng bộ, tạo điều kiện cho người dân nâng cao tri thức và đời sống văn hóa, tinh thần. Không chỉ nổi tiếng với các LNTT, các nghệ nhân làng nghề ở Ý Yênđã phát huy nét tài hoa, độc đáo của cha ông, tạo ra những sản phẩm độc đáo có giá trị nghệ thuật. Năm 2010, tỉnh có 4 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân làng nghềViệt Nam” thì huyện Ý Yên có 3 người. Họ không chỉ là “báu vật nhân văn sống”, lưu giữ tinh hoa văn hóa làng nghề quê hương mà còn là người “giữ lửa” và truyền dạy cho các thế hệ sau góp phần bảo tồn, phát huy giá trịdi sản văn hóa dân tộc.
Thành công trong việc xây dựng và phát triển làng nghề, bài học kinh nghiệm của huyện Ý Yên là: Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tổ chức xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn phù hợp với thực tế năng lực, phát huy tối đa thế mạnh nguồn lao động, tay nghề kỹ thuật của lực lượng lao động từng thôn, xóm. Chú trọng công tác đào tạo nghề, truyền nghề, chuyển giao kỹ thuật bằng nhiều hình thức qua các lớp đào tạo nghề và cả truyền nghề theo phương thức “cầm tay chỉ việc” để duy trì nguồn lao động ổn định, tay nghề cao trong các làng nghề. Đồng thời chủ động tiếp cận thông tin thị trường và phối hợp với cơ quan chuyên môn của huyện, tỉnh, tranh thủ sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện tối đa cho các hộ sản xuất trong làng nghề về: thủ tục hành chính, tiếp cận nguồn vốn ưu đãi… để phát triển sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Trong năm 2015 và các năm tiếp theo,huyệnÝ Yên chủ trương duy trì và phát triển mạnh các LNTT, đồng thời tạo điều kiện tối đa về thủ tục hành chính, mặt bằng, nguồn
vốn ưu đãi… khuyến khích các hộ mở rộng quy mô sản xuất, thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh để duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
1.2.2.2. Kinh nghiệm về phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ
Huyện Hạ Hòa có 11 LNTT được UBND tỉnh Phú Thọ công nhận, trong đó có nhiều LN hoạt động hiệu quả, mỗi năm thu nhập hàng chục tỷ đồng góp phần đa dạng hóa các ngành nghề nông thôn, thúc đẩy nền kinh tế huyện phát triển. Năm 2016, tổng doanh thu của các LNtrong huyện đạt gần 100 tỷ đồng, tạo việc làm cho 851 lao động, trong đó có 564 lao động thường xuyên với mức thu nhập trung bình từ 3- 4,5 triệu đồng/tháng.
Trải qua thời gian hình thành và phát triển, đến nay huyện có 8/11 LN hoạt động ổn định, 3 LN có nguy cơ mai một là: LN đan lát Minh Hòa (xã Minh Hạc), sản xuất và chế biến chèChu Hưng (xã Ấm Hạ) và LN Thanh Hòa (xã Gia Điền), số hộ tham gia LN giảm mạnh so với thời kỳ mới công nhận, chỉ còn khoảng 3 – 5 hộ, hoạt động nhỏ lẻ, không hiệu quả.Hai LN còn lại thuộc xã HươngXạ, đó là LN sản xuất và chế biến chè Phú Ích được công nhận vào 2007 và LN sản xuất và chế biến nông lâm sản Công Nông công nhận năm 2011. Khi mới thành lập cả hai LN đều có trên 100 hộ tham gia, nhưng đến nay, con số đó đã giảm xuống một nửa.
Qua tìm hiểu, các gia đình bỏ nghề nguyên nhân chủ yếu do sản phẩm không có đầu ra ổn định, chỉ bán quanh vùng nên số lượng không nhiều, hiệu quả kinh tế không cao khiến cho người dân không mặn mà.
Xã Vụ Cầu thuộc huyện Hạ Hòa là xã tiêu biểu cho sự phát triển vượt trội, tiêu biểu là LN Việt Tiến, nơi chuyên sản xuất các sản phẩm bánh cuốn và bún.
Thời điểm mới công nhận, làng nghề có 90 hộ, đến nay chỉ còn 25 hộ hoạt động.
Thực tế số hộ tham gia LN đến nay đã giảm nhiều so với trước nhưng ngược lại số lượng hàng hóa và chất lượng sản phẩm tăng lên. Người dân đã đầu tư vốn mua máy móc, làm theo dây chuyền thay thế hình thức làm thủ công, vừa tốn thời gian, sản phẩm lại cứng, sợi dày và ăn không ngon. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của LN đa số là trong huyện, trung bình mỗi ngày toàn làng làm khoảng 1 tấn gạo.
Qua tìm hiểu thực tế, các làng nghề có sự thay đổi đáng kể về số hộ nhưng
quy mô từng hộ và chất lượng sản phẩm tăng lên rõ rệt. Dù được cải tiến về công nghệ và kĩ thuật sản xuất nhưng cái khó để làng nghề phát triển vẫn là thị trường tiêu thụ. Bởi lẽ, các sản phẩm của làng nghề không nổi trội về mẫu mã, chưa có thương hiệu cụ thể, rõ ràng nên tính cạnh tranh không cao. Người dân chủ yếu hoạt động ở quy mô nhỏ lẻ, phân tán và chưa chú trọng đến chất lượng sản phẩm.
Hơn nữa, các làng nghề chưa có sự gắn kết giữa người cung cấp nguyên liệu và các hộ chế biến nên hiệu quả kinh tế không cao, phụ thuộc nhiều vào sự biến động thị trường dẫn đến tình trạng có thời gian sản phẩm bị ứ đọng, giá xuống thấp, nhiềuhộ làm nghề không đủ sống dẫn đến kém mặn mà và chủ động chuyển đổi sang nghề nghiệp khác để có việc làm và thu nhập ổn định hơn.
Qua đó ta thấy, việc tập trung phát triển làng nghề không chỉ góp phần tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong khu vực nông thôn mà còn giải quyết được vấn đề thất nghiệp, tăng nguồn thu nhập cho người dân lúc nông nhàn.
Xác định rõđây là nhiệm vụ quan trọng, huyện Hạ Hòa đã tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động các ngành nghề; triển khai các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các làng nghề được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi; ứng dụng tiến bộ khoa học - kĩ thuật vào sản xuất và chế biến nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Đồng thời, huyện luôn tạo điều kiện để các làng nghề chế biến và nơi tiêu thụ sản phẩm kí kết hợp đồng với mong muốn ổn định về đầu ra và không bị ép giákhi bán.