CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển làng nghề truyền thống
1.1.5. Vai trò của phát triển làng nghề truyền thống trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn
1.1.5.1. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ởnông thôn
Là nước đang phát triển, đặc biệt làtrong giai đoạn CNH,HĐH, thì phát triển LNTT ở Việt Nam có vai trò tích cực đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu hẹp tỷ trọngngành nông nghiệp, chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao. Như vậy phát triển LNTT góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy quá trìnhđô thị hóa nông thôn. Quá trình này thấy rõ ở các vùng ven đô thị lớn và có nghề truyền thống phát triển. Do từng bước được tiếp cận với nền kinh tế thị trường, người LĐcũng dần dần hình thành lối sống công nghiệp. Có thể nói, các LNTT phát triển có tác động lớn đến việc chuyển LĐtừ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn. Hơn nữa, kết quả sản xuất ở các LNTT cho thu nhập và giá trị sản lượng cao hơn so với sản xuất nông nghiệp; do từng bước tiếp cận với kinh tế thị trường, năng lực kinh doanh được nâng lên, người LĐnhanh chóng chuyển sang đầu tư cho các ngành nghề phi nông nghiệp, đặc biệt là những ngành mà sản phẩm có khả năng tiêu thụ mạnh ở thị trường trong nước và thế giới.
1.1.5.2. Tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho lao động nông thôn
Hiện nay, quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra nhanh; việc xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, các khu công nghiệp, trung tâm thương mại, dịch vụ đang làm
cho quỹ đất nông thôn ngày một thu hẹp, điều này tạo nên sức ép vềviệc làm, thu nhập, buộc người nông dân phải di cư đến các thành phố, nơi thường xuyên có nhu cầuLĐ, đặc biệt làLĐgiản đơn. Mặt khác, nếu không di cư lên thành phốthì người dân nông thôn không có việc để làm, họ phải đối diện với đói nghèo và tệ nan xã hội. Vì vậy, giải quyết việc làm cho người dân nông thôn đang là điều hết sức cấp thiết hiện nay.
Một trong những giải pháp mang tính chiến lược cải thiện tình trạng này là phát triểncác LN và LNTT, điều này góp phần tích cực giải quyết một phầnLĐ địa phương. Tham gia làm việc tại LN người dân hạn chế được thời gian nhàn rỗi, có thêm thu nhập để cải thiện cuộc sống, đóng góp vào lợi ích chung của địa phương và của toàn xã hội.
LNTT phát triển kéo theo sự hình thành và phát triển các ngành nghề khác như dịch vụ cung cấp nguyên, nhiên liệu, dịch vụ vận tải, dịch vụ tín dụng, ngân hàng.Như vậy, vai trò tạo việc làm của các LNTT còn thểhiện rất rõở sựphát triển lan tỏa sang các làng khác, vùng khác, tạo ra cho LĐ nhiều sựlựa chọn trong công việc nhằm giải quyết vấn đềtìm kiếm việc làm.
Như vậy, việc phát triển các LNTT góp phần quan trọng trong việc khai thác nguồn LĐ ở nông thôn, tạo việc làm cho người LĐ, hạn chế việc di dân ra thành phố một cách tựphát. Ngoài ra, khi tạo ra nhiều việc làm mới, các LNTT sẽcó ảnh hưởng tích cực đến sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh trật tự, ngăn chặn các tệnạn xã hộiởnông thôn.
1.1.5.3. Phát triển làng nghề truyền thống tạo điều kiện để phát huy các tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, góp phần phát triển sản xuất hàng hóa ở nông thôn.
Trong nền kinh tếhội nhập, Việt Nam chủ động kết nối với các bạn hàng lớn trên toàn thếgiới. Mặt hàng thủcông mỹnghệcủa chúng ta đã có mặt trên hơn 100 quốc gia, đánh dấu sự xuất hiện và khẳng định sự độc đáo của các sản phẩm thủ công ở các LN, tạo ra thế mạnh trong quá trình cạnh tranh với các sản phẩm khác.
Sở dĩ có được điều đó là nhờ sự nắm bắt và tận dụng được thế mạnh của các địa phương trong quá trình tạo ra sản phẩm. Những tiềm năng như: vùng nguyên liệu,
lực lượng lao động, thị trường rộng lớn, các chính sách ưu tiên của Nhà nước...
được quan tâm và khai thác một cách hiệu quả, góp phần vào quá trình tạo ra sản phẩm chất lượng và đặc sắc.
Tận dụng tốt thế mạnh củađịa phương có tác động to lớn vào việc thúc đẩy quá trình sản xuất hàng hóa ở nông thôn. Một khối lượng hàng hóa đa dạng phong phú phục vụtiêu dùng và sản xuất sẽ được tạo ra, kéo theo sựphát triển của các lĩnh vực thương mại - dịch vụ khác. Bên cạnh đó, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xuất khẩu, tạo ra lợi ích vềkinh tế, chính trị, xã hội; góp phần quảng bá về văn hóa của Việt Nam trên trường quốc tế.
1.1.5.4. Thu hút nguồn vốn nhàn rỗi, tận dụng thời gian và lực lượng lao động, hạn chếdi dân tựdo
Phần lớn các cơ sởsản xuất kinh doanh trong các LNTTđều có quy mô nhỏ.
Các cơ sở sản xuất ngành nghề truyền thống chủ yếu sản xuất trong phạm vi diện tích nhà ở, tận dụng vườn tược của từng hộ gia đình nên số vốn ban đầu để thực hiện các hoạt động sản xuất thường không lớn, do đó dễ dàng kích thích các gia đình tham gia. Ngoài các hộ gia đình chuyên làm nghề thì còn có những gia đình làm nông nghiệp, tranh thủ thời gian nông nhàn làm thêm một vài nghề thủ công khác nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình. Mặt khác, do đặc điểm sản xuất LĐ thủ công là chủ yếu, nơi sản xuất cũng chính là nơi ở của người LĐ nên bản thân nó có khả năng tận dụng và thu hút nhiều LĐ, không chỉ LĐ thời vụ nông nhàn mà còn LĐ trên độtuổi hay dưới độtuổi LĐ, trẻem vừa học và tham gia sản xuất dưới hình thức học nghềhay giúp việc. Vì vậy, nguồn LĐ trong dân cư được huy động tối đa.
Ở các LNTT, ngoài thời gian nông nhàn lực lượng LĐ ở nông thôn còn có thêm việc để làm mang lại thu nhậpổn định. Từ đó, tỷlệ người di cư lên các thành phốlớn để tìm việc sẽgiảm, đảm bảo được vấn đề “ly nông bất ly hương”. Cho nên, việc phát triển các LNTT được thúc đẩy ở khu vực nông thôn là chuyển biến quan trọng tạo việc làmổn định, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nông dân, có vai trò tích cực trong việc hạn chếdòng di dân tự do ra đô thị, các thành phốlớn.
1.1.5.5. Giữgìn bản sắc văn hóa dân tộc và phát triển du lịch
Trong xu thế hội nhập quốc tế, dù muốn hay không Việt Nam cũng đang đứng trước sự ảnh hưởng của các trào lưu văn hóa du nhập từ các nước khác nhau.
Trong đó cũng có các văn hóa có nội dung không lành mạnh, không phù hợp và có tác động xấu đến văn hóa, thuần phong, mỹ tục của đất nước. Việc khôi phục và phát triển làng nghềtruyền thống có ý nghĩa quan trọng trong việc gìn giữ, bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc trong quá trình CNH-HĐH và đô thị hóa ở nước ta. LNTT như một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định nét riêng biệt, độc đáo không thể thay thế; là một cách giới thiệu sinh động về con người, giá trị lịch sử của mỗi vùng, miền địa phương.
Với ý nghĩa gìn giữ, bảo tồn và quảng bá nền văn hóa của đất nước, hiện nay rất nhiều LNTT phát triển dịch vụ LN phục vụ du lịch. Du lịch LNTT là loại hình du lịch văn hóa tổng hợp, hấp dẫn, đem lại cho du khách những khám phá, trải nghiệm, thâm nhập vào cuộc sống cộng đồng với những phong tục, tập quán riêng của các LNTT. Ngoài ra, còn có thểtìm hiểu về quy trình kĩ thuật sản xuất các sản phẩm chứa đựng nét đặc trưng của văn hóa vùng miền và văn hóa đất nước. Trong xu hướng phát triển du lịch hiện đại, sựphát triển của các LNTT là nhân tốmới để ngành dịch vụdu lịch của đất nước phát triển.
1.1.6. Những vấn đềcấp bách đặt ra nhằm phát triển làng nghềtruyền thống Trong giai đoạn tới các LNTT phải giải quyết các vấn đềcấp báchsau đây:
- Thứnhất, các LNTT phải xây dựng thương hiệu cho LN
Mức độ cạnh tranh giữa các LN ngày càng tăng lên, làm các LNTT thay đổi hướng sản xuất theo yêu cầu của thị trường. Sản phẩm của các LN sẽcó nhiều thay đổi để phù hợp với yêu cầu của thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng. Cách điệu kiểu dáng vừa truyền thống vừa hiện đại. Chất lượng của sản phẩm sẽ gắn tính dị biệt, tính độc của từng sản phẩm gắn với thương hiệu của mỗi LN. Mỗi LN để có chỗ đứng trong cạnh tranh bắt buộc phải biết cách quảng bá sản phẩm, khuếch trương thương hiệu và nhãn hiệu sản phẩm của từng LNTT.
Đáp ứng nhu cầu đó, xu hướng chung của các LNTT hiện nay là đăng ký thương hiệu, bảo hộ sở hữu trí tuệ cho sản phẩm của các LN để chống hàng giả, hàng nhái và điều kiện để các sản phẩm LN có mặt ở những kênh phân phối hiện đại như siêu thị, trung tâm mua sắm. Cùng với đó, các LN cần chú trọng việc khuếch trương thương hiệu, quảng bá thương hiệu tới người tiêu dùng bằng nhiều kênh khác nhau như xây dựng các trang web chuyên giới thiệu về sản phẩm của các LNTT, phòng trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế.
- Thứhai, cần kết hợp phát triển làng nghềvới du lịch
Các LNTT đều có cảnh quan thiên nhiêu tươi đẹp, có bề dày văn hóa cùng với các hoạt động văn hóa dân gian. Bên cạnh đó, mỗi LN lại có một cách sản xuất đặc trưng, có công đoạn thủcông riêng nên thu hút khách tham quan muốn tìm hiểu bản sắc văn hóa vùng miền. Do đó, tiềm năng phát triển du lịchở các LNTT là rất lớn. Phát triển du lịch vừa giúp LNTT giới thiệu hình ảnh của LNTT vừa là kênh tiêu thụ sản phẩm của LNTT, cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm LNTT.
Làm tăng thu nhập đồng thời phát triển các loại hình dịch vụkhácởLNTT.
- Thứba, cần phát triển bền vững các làng nghềtruyền thống
Sựphát triển của các LNTT trong giai đoạn hiện nay không chỉ đơn thuần là sự phát triển mặt kinh tếmà nó còn phải đáp ứng vềsựphát triển xã hội và bảo vệ môi trường hay là phải phát triển bền vững LNTT.
Về kinh tế cần đảm bảo sự tăng trưởng, phát triển ổn định lâu dài của làng nghề,gia tăng giá trị sảnlượng, làm tăng giá trị sản phẩm hàng hóa, đóng góp đáng kểcho kinh tế địa phương.
Vềxã hội phải đảm bảo tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng quỹ phúc lợi, nâng cao trình độ dân trí, xây dựng nông thôn mới, bảo tồn văn hóa vùng miền ở làng nghề, thông qua: Tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động vào các ngành nghề phi nông nghiệp, nhất là lao động nông nhàn, tăng thêm thu nhập cho lao động nông thôn. Nâng cao học vấn của người dân, thể hiện trình độ dân trí văn minh cao hơn; góp phần xóa
đói giảm nghèo; giải quyết tốt các vấn đề xã hội như văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe của người dân trong làng nghề, giảm tệnạn xã hội… Giữ gìn và phát huy được tính đa dạng và bản sắc văn hóa dân tộc.
Về môi trường phải đảm bảo giảm thiểu tác hại ô nhiễm môi trường do quá trình sản xuất kinh doanh gây ra, có kế hoạch, quy hoạch khai thác, sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên liệu, đa dạng hóa, nghiên cứu, sửdụng nguồn nguyên liệu thay thế, phòng ngừa, hạn chế các bệnh trong sản xuất thông qua: Bảo vệ môi trường sống không bị ô nhiễm, hạn chế các bệnh nghềnghiệp. Gắn liền tái tạo tài nguyên, có ý thức nâng cao chất lượng môi trường sinh thái LN. Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, có kếhoạch, quy hoạch vùng nguyên liệu cho LN.