CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
* Về vị trí địa lý
Triệu Phong là huyện phía Nam của tỉnh Quảng Trị, có tọa độ địa lý: 16,48- 16,54 độ vĩ Bắc, 107,12-108,18 độ kinh Đông; diện tích tự nhiên của huyện là 353,7788 km2 bao gồm 18 xã và một thị trấn. Thị trấn Ái Tử là trung tâm kinh tế, văn hóa-xã hội của huyện, cách thành phố Đông Hà 7 km về phía Bắc và Thị xã Quảng Trị 6km về phía Nam.
- Phía Bắc giáp với thành phố Đông Hà và huyện Gio Linh.
- Phía Nam giáp với Thị xã Quảng Trị và huyện Hải Lăng.
- Phía Tây giáp với huyện Đakrông.
-Phía Đông giáp với biển Đông.
Triệu Phong có vị trí địa lý thuận lợi trong việc giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các vùng trong huyện, các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Bởi đây là nơi giao lưu giữa hai đầu mối đô thị quan trọng là Thành phố Đông Hà và Thị xã Quảng Trị. Đặc biệt, Triệu Phong còn nằm trên các trục giao thông thiết yếu như: đường bộ (có Quốclộ 1A, nối liền với đường xuyên Á đến với Lào, Đông bắc Thái Lan và các nước trong khu vực ASEAN...), đường sắt (có đường sắt Bắc- Nam), đường thủy (có cảng Cửa Việt và sông Thạch Hãn,đặc biệt là cảng Cửa Việt có khoảng cách khá gần với vùng đông bắc Thái Lan (300km), đãđược đầu tư, cải tạo, nâng cấp). Từ Triệu Phong có thể dễ dàng tiếp cận các đô thị lớn của vùng như:
Thành phố Huế (70km), Thành phố Đồng Hới (100km); và đi đến Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo (100km).
* Về địa hình
Triệu Phong là huyện có cấu tạo địa hình tương đối độc đáo, là huyện đồng bằng miền biển xen lẫn với những vùng gò đồi, cát trắng. Trên cơ sở những đặc điểm về sinh thái, địa hình, tiềm năng đất đai, tập quán sản xuất của người dân địa phương, Triệu Phong được chia làm các vùng như sau:
Vùng đồng bằng gồm 13 xã: Triệu Thành, Triệu Long, Triệu Đông, Triệu Hòa, Triệu Đại, Triệu Độ, Triệu Thuận, Triệu Phước, Triệu Vân, Triệu Trung, Triệu Tài, Triệu Trạch, Thị trấn Ái Tử.
Vùng gòđồi gồm 03 xã: Triệu Thượng, Triệu Ái, Triệu Giang.
Vùng biển gồm 03 xã: Triệu An, Triệu Vân, Triệu Lăng.
2.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất đai
Địa bàn huyện Triệu Phong có 03 loại đất chính:
- Nhóm đất phù sa được bồi và không được bồi: 10.498 ha, chiếm 30% diện tích tự nhiên. Đất có thành phần cơgiới thịt nặng, ít chua, hàm lượng đạm, mùn trên tầng mặt ở mức trung bình khá.
- Nhóm đất sa phiến thạch: 17.689,32 ha, chiếm 50% diện tích tự nhiên, chủ yếu nằm ở vùng gò đồi. Thành phần cơ bản chủ yếu là vỏ phong hóa mác-ma, ba- giơ trên vỏ phong hóatrầm tích, sa phiến thạch.
- Nhóm đất cát và cồn cát ven biển: 6.904 ha, chiếm 20% diện tích tự nhiên, chủ yếu tập trung ở các xã ven biển. Đây là loại đất nghèo dinh dưỡng, vì trong thành phần của đất có tỷ lệ cát rất cao. Bên cạnh đó, khu vực này đang chịu tác động rất lớn từ hiện tượng cát nhảy, cát bay, cát lấp xâm nhập đồng ruộng và dân cư làng mạc trong vùng.
* Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn huyện, nguồn khoáng sản chủ yếu là khoáng sản thuộc nhóm phi kim loại như:
Silicat: trữ lượng cấp P2 91 triệu tấn, phân bố chủ yếu tại 2 xã Triệu Vân và Triệu Trạch, có trữ lượng tài nguyên 90.921.849 tấn, có độ mịn hạt 0,1-1mm, thành
phần chủ yếu SiO2 chiếm trên 99%, làm nguyên liệu sản xuất thủy tinh dân dụng và kỹ thuật.
Cát, cuội, sỏi, đá khí: mỏ (cát, cuội, sỏi) phân bố dọc theo khu vực sông Thạch Hãn khu vực xã Triệu Long, Triệu Giang, Triệu Thuận. Mỏ đá Thượng Phước, mỏ khí CO2 ở Triệu Đại cũng là một trong những tài nguyên rất có giá trị của Triệu Phong.
Sét gạch ngói: Trữ lượng nhỏ, phân bố rải rác.
* Tài nguyên du lịch
Triệu Phong có một số cảnh quan thiên nhiên đẹp có thể khai thác phục vụ du lịch như bãi tắm Triệu Lăng; Cửa Việt; hồ Ái Tử, hồ Sắc Tứ... Trong đó, đáng kể nhất là Cửa Việt, với việc hoàn thành cải tạo, nâng cấp thành cảng lớn củatỉnh và khu vực, nơi đây là điểm nhấn quan trọng của huyện trong việc thu hút đầu tư và du lịch.
Là vùng đất có tiềm năng du lịch nhân văn, Triệu Phong sở hữu nhiều di tích lịch sử, văn hóa phong phú như: Chùa Sắc Tứ, ĐìnhBích La Đông, khu di tích nhà lưu niệm Cố tổng Bí thư Lê Duẩn; Cố phó thủ tướng Trần Hữu Dực và các lễ hội dân gian khác.
2.1.1.3. Khí hậu và nguồn nước
* Về khí hậu:
Triệu phong nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân thành hai mùa rõ rệt: mùa hè khô nóng và mùa đông ẩm ướt.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24-25oC, nhưng có biên độ giao động rất lớn, nhiệt độ tháng cao nhất đạt 38-39oC. Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm của huyện dao động từ 1.700- 1.800 giờ.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.500 - 2.700mm, cao hơn mức trung bình cả nước. Tổng lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 9, 10, 11 chiếm từ 75% đến 80% lượng mưa cả năm. Lượng mưa phân bố không đều, trong các tháng cao điểm trung bình mỗi ngày có từ 17 đến 20 ngày mưa.
Mùa bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm, gió mùa Tây Nam khô nóng thướng xuất hiện vào các tháng mùa hè với độ ẩm dưới 50%.
* Về nguồn nước
Hệ thống sông, ngòi, ao, hồ, nguồn nước ngầm khá đa dạng.
Sông ngòi: Hệ thống sông Thạch Hãn với tổng chiều dài 150km đóng vai trò quan trọng đối với hệ thống thủy lợi cũng như giao thông vận tải thủy của địa phương, ngoài sông Thạch Hãn còn có các nhánh sông khác như sông Vĩnh Định, Vĩnh Phước...
Nguồn nước ao hồ: Trên địa bàn có một số hồ, đập quan trọng có ý nghĩa trữ nước phục vụ cho phát triển sản xuất và đời sống dân sinh, đồng thời góp phần cải tạo môi trường như: Đập dâng Nam Thạch Hãn;đập ngăn mặn Việt Yên...
Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm khá phong phú, chất lượng khá tốt, riêng vùng ven biển nhiều nơi bị nhiễm mặn, một số vùng bịphân hóa.