Hoàn thiện quy hoạch và tổ chức thực hiện tốt quy hoạch phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện gắn với việc xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị (Trang 88 - 91)

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ

3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển làng nghề truyền thống ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

3.2.1. Hoàn thiện quy hoạch và tổ chức thực hiện tốt quy hoạch phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện gắn với việc xây dựng nông thôn mới

Trước tiên cần khẳng định LNTT là một bộ phận kinh tế - văn hóa - xã hội quan trọng góp phần vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Vì vậy, LNTT cần được xác định, quy hoạch và phát triển hợp lý. Tuy nhiên, muốn xây dựng quy hoạch phát triển các LNTT đạt hiệu quảthì huyện cần chú ý đến các vấn đềsau:

Thứ nhất, quy hoạch phát triển LNTT phải đặt trong quy hoạch tổng thểphát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch giao thông, quy hoạch vùng nguyên liệu, quy hoạch thương mại, dịch vụcủađịa phương.

Ởhuyện Triệu Phong, công tác quy hoạch phát triển các LNTT phải được đặt trong tổng thểxây dựng nông thôn mới của tỉnh, huyện gắn với thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới do Chính phủ ban hành, phù hợp với quy hoạch phát triển

kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện, cụ thể dựa vào: Nghị định 66/2006/NĐ - CP của Chính phủ về phát triển làng nghề ở nông thôn; Chỉ thị 28/2007/CT - BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về đẩy mạnh quy hoạch làng nghềnông thôn và phòng chống ô nhiễm môi trường làng nghề; Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị đến năm 2020; Quy hoạch phát triển huyện Triệu Phong đến năm 2020, tầm nhìn 2025.

Trên thực tế, trong bốn LNTT được tỉnh công nhận tại huyện Triệu Phong thì có LNTT nón lá Bố Liêu của Triệu Hòa đang có nguy cơ mai một vì nhiều lí do.

Trong đó, lí do lớn nhất là vì LN này chỉ có hình thức sản xuất theo hộ gia đình với số lượng LĐ ít, bởi quy hoạch thương mại của LN chưa tốt, sản phẩm làm ra tiêu thụnhỏlẻ, thu nhập của người LĐ thấp, làm triệt tiêu động lực sản xuất. Do đó, địa phương cần phải chú trọng việc qui hoạch, sắp xếp các hộ sản xuất nằm gần nhau, tạo thành cụm LN. Kích thích sựhấp dẫn của LN đối với người LĐ bằng cách tìm các thị trường đầu ra cho sản phẩm. Ngoài ra, tạo điều kiện thuận lợi vềkhông gian, môi trường, cơ sở vật chất để các hộnày tiếp tục sản xuất. Bên cạnh đó, chú trọng công tác qui hoạch giao thông, thông tuyến, kết nối LN với địa điểm du lịch để quảng bá sản phẩm.

Thứ hai, quy hoạch phát triển LNTT trên địa bàn huyện phải theo hướng hình thành các cụm công nghiệp LNTT nhằm tách các sơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư để tránh gây ô nhiễm môi trường và tạo thành mối liên kết chặt chẽ cùng phát triển giữa các LN. Tập trung đầu tư xây dựng mặt bằng, hệ thống giao thông, điện, nước, và hệ thống xửlý chất thải nhằm giảm thiểutác động tiêu cực đến môi trường sống.

Hiện nay huyện Triệu Phong đã và đang quy hoạch các cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp, LNTT dựa vào các tiêu chí nói trên. Đây được xem là động lực thúc đẩy sựphát triển kinh tế, xã hội của cả vùng. Trong đó, có cụm công nghiệp LNTT Thượng Trạch và cụm công nghiệp LNTT Gia Đẳng chuyên sản xuất và chếbiến thực phẩm. Hai cụm LNTT này đãđem lại cho huyện nguồn thu rất lớn, tạo việc làm cho nhiều LĐ, nâng cao đời sống nhân dân nông thôn. Tuy nhiên, cơ

sở vật chất, kỹ thuật vẫn chưa thực sự xứng với khả năng phát triển của một cụm công nghiệp. Cần nhiều hơnmáy móc hiện đại phục vụcho dây chuyền sản xuất để nâng cao năng suất lao động hơn nữa, giảm nhẹsức lao động cho con người và hạn chếô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất.

Thứ ba, dựa trên quy hoạch các cụm, điểm công nghiệp - dịch vụ để có quy hoạch ngành nghề. Căn cứ và lịch sử phát triển các ngành nghề, tình hình phát triển kinh tế, xã hội và dựbáo vềnhu cầu thị trường của sản phẩm LN đểcó quy hoạch cụ thểcho từng nhóm ngành nghề. Bên cạnh việc đềcao tính truyền thống thì nên khuyến khích các LN mởrộng tìm kiếm cái mới, cụthểlà các ngành nghềmới, sản phẩm mới và mẫu mã mới, làm cho các LNTT thêm phong phú, đa dạng. Việc kết hợp sản phẩm truyền thống và kết hợp tìm tòi theo xu hướng hiện đại là vô cùng cần thiết cho quá trình phát triển LNTT, đảm bảo không bịtụt hậu so với thị trường chung.

Cần khảo sát vềsố lượng ngành nghề, sựphân bốLN và triển vọng phát triển của từng ngành nghề để có kếhoạch cụ thể. Đối với các LNTT gặp khó khăn thì tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện đểphát triển; các LNTT có sản phẩmđã bảo hòa thị trường thì duy trì phát triển một cách vừa phải, đồng thời tích cực tìm kiếm thị trường mới mở rộng sản xuất như nước mắm, bánh, bún...; các LN đang có điều kiện phát triển tốt, thị trường đang có nhu cầu lớn thì tập trung mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và đổi mới công nghệ.

Thứ tư, trong quy hoạch phát triển LNTT cần chú trọng đến việc đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Căn cứ vào nhu cầu nguồn nguyên liệu của các LNTT, có thể quy hoạch nguồn nguyên liệu ở huyện Triệu Phong theo hướng khoanh nuồi bảo vệ rừng tự nhiên, rừng trồng hiện có, trồng mới, trồng các loại nông sản có năng suất cao, khoanh vùng nuôi thủy sản gần bờ...để tạo nguyên liệu phục vụcho sản xuất sản phẩm tại các LNTT. Chẳng hạn, quy hoạch vùng sản xuất lúa Khang Dân đểcó nguyên liệu cho làm bún, bánh ở Linh Chiểu, Thượng Trạch;

quy hoạch nuôi cá ven biển, đầm phá để lấy nguyên liệu cho ngành sản xuất nước mắmở Gia Đẳng; trồng rừng lá nón để lấy nguyên liệu phục vụcho sản xuát nón ở LN BốLiêu.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)