CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển làng nghề truyền thống
1.1.4. Các nhân tố tác động đến sự phát triển làng nghề truyền thống
Trong lịch sửhình thành và phát triển, LNTT chịu tác động từ không ít các nhân tốkhác nhau, cụthể:
1.1.4.1. Chính sách của chính quyền địa phương
Chính sách của chính quyền địa phương giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy hay kìm hãm quá trình phát triển LNTT. Thông qua các công cụquản lý và can thiệp bằng nhiều chính sách khác nhau để điều tiết hướng đi đúng đắn cho quá trình phát triển của LN.
Chính sách về vốn: Vốn là nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển của LNTT. Phần lớn những hộ gia đình ở các LNTT đều chỉ bỏ ra nguồn vốn nhỏ để đầu tư sản xuất, điều này làm cho số lượng sản phẩm làm ra ít, chất lượng không cao, năng suất lao động thấp. Ngày nay, muốn bắt kịp nhu cầu thị trường thì các LN cần những nguồn vốn lớn để mở rộng quy mô sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, đầu tư cải tiến công nghệ, có như vậy mới tăng được năng suất lao động hạ giá thành và tăng chất lượng sản phẩm. Vì vậy, nhiều chính quyền địa phương luôn có những chính sách hỗ trợ về vốn hợp lý và kịp thời để đảm bảo cho quá trình sản xuất của các LNTT.
Chính sách về đào tạo nguồn nhân lực: LĐ trong làng nghềlà nhân tố trực tiếp làm ra sản phẩm, vì vậy họ cần phải có trình độ cao để đảm bảo chất lượng cũng như mẫu mã của sản phẩm. Vì vậy, chính quyền địa phương cần phải có
những chính sách nhằm thu hút các tay nghề giỏi, quan tâm đến quá trình đào tạo bằng cách mởcác lớp tập huấn, học tập và nâng cao tay nghề cho người LĐ. Điều này sẽ có tác động tích cực đến việc sản xuất ra những sản phẩm tinh xảo, chất lượng, nâng cao uy tín LN.
Chính sách về phát triển kết cấuhạ tầng: Với kết cấu hạ tầng mới, hiện đại sẽ tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển của LNTT. Phát triển kết cấu hạ tầng bao gồm: đầu tư hệ thống giao thông nông thôn, hệ thống cung cấp điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, tăng cường nâng cấp đầu tư hệ thống thông tin liên lạc, phát triển hệ thống cấp thoát nước và giữ gìn vệ sinh môi trường cho các LNTT góp phần phát triển bền vững các LNTT.
Nhóm chính sách về thị trường: có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tiếp cận thị trường của các LNTT, việc cải tiến mẫu mã sản phẩm, hàng hóa, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường đều dựa vào khả năng tiếp cận thị trường nhạy bén của các LN. Chính sách này cũng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của các LNTT trong thời đại hội nhập, gia tăng tính bền vững trong phát triển các LNTT.
Các chính sách của chính quyền địa phương sẽ tạo môi trường hoạt động thuận lợi cho các LNTT phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở các LNTT.
1.1.4.2. Thị trường tiêu thụ
Có thểnói, yếu tố thị trường đóngvai trò sống cònđối với sựphát triển của LNTT, bởi lẽsản phẩm làm ra của LN cần phải được tiêu thụmột cách mạnh mẽthì mới tồn tại và phát triển được. Ngày nay, với quan hệ cung cầu, cạnh tranh trên thị trường thì những LNTT có sản phẩm độc đáo, kỹ thuật tinh xảo, luôn đổi mới để phù hợp với nhu cầu và thịhiếu của người tiêu dùng sẽcó khả năng thích ứng và đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, cần đẩy mạnh xây dựng chính sách sản phẩm, nỗlực tìm kiếm và phát triển thị trường tiêu thụsản phẩm; chính quyền cũng cần tạo cơ hội quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tạo điều kiện cho các cơ sởLN tham gia nhiều hội chợ, xúc tiến thương mại... Ngoài ra, tiếp tục khuyến khích nâng cao hoạt động của các hiệp hội LN để tăng tính liên kết, kết nối hoạt động. Coi đây là
một trong những nhân tố quan trọng để đẩy mạnh khả năng tiêu thụsản phẩm, mở rộng thị trường của sản phẩm LN.
1.1.4.3. Nguồn nhân lực
Cần phải khẳng định vị trí và tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong phát triển LNTT là rất lớn, họkhông những là chủ thểlàm ra sản phẩm mà còn là người cải tiến và phát triển sản phẩm một cách hoàn hảo hơn. Ngày nay, đểthích ứng với điều kiện kinh tếthị trường, hoạt động sản xuất, kinh doanh của LN hiện đang dịch chuyển từ quy mô nhỏ, lẻ sang sản xuất hàng hóa với số lượng lớn và chất lượng được tiêu chuẩn hóa. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao vềchất lượng kỹ, mỹthuật, độ tinh xảo của sản phẩm, các LNTT ngày càng có nhu cầu vềnguồn nhân lực chất lượng cao. Có thể nói, với kỹthuật điêu luyện của mình, các nghệ nhân đã tạo nên những sản phẩm quí giá và độc đáo, những sản phẩm mang đậm tính văn hóa dân tộc. Vì vậy, chính họ là những người giữ lửa cho sự tồn tại của LNTT, sự truyền nghềcũng hình thành từ tâm huyết và lòng yêu nghềcủa họ, từ đó đào tạo đội ngũ lao động kếcận, tiếp tục đóng vai trò là nghệnhân của LNTT trong tương lai.
Ngoài ra, để có sức cạnh tranh trên thị trường thì sản phẩm được làm ra phải có chất lượng cao, tinh xảo về mẫu mã, điều này chủ yếu phụ thuộc vào tài hoa, kinh nghiệm tay nghềcủa nghệnhân, thợcả. Tuy nhiên, số lượng thợcó tay nghềgiỏi trong các LNTT đang có xu hướng ngày một ít đi vì còn liên quan đến yếu tố truyền nghề, điều này gây cản trởkhông nhỏ đến chất lượng LĐtrong các LNTT và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Như vậy, có thể nói nguồn nhân lực là nhân tố quyết định trong việc tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, không những độc đáo vềmẫu mã mà còn thểhiện đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc cũng như tính hiện đại, phù hợp với yêu cầu của thị trường.
1.1.4.4. Trìnhđộ kỹthuật và công nghệ
Ngày nay, để LNTT có thểtồn tại và phát triển bền vững thì đổi mới phương thức sản xuất là yêu cầu bắt buộc. Trong đó đổi mới, nâng cao trình độ kỹthuật và công nghệ sẽ góp phần nâng tầm quy mô của sản phẩm, tăng năng suất lao động
cũng như giảm thiểu yếu tố ô nhiễm môi trường. Thực tế cho thấy, sự kết hợp các yếu tốtruyền thống với KH - CN hiện đại là một điều vô cùng cần thiết giúp tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, hấp dẫn vàmang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Đã có rất nhiều LNTT thành công khi đầu tư phát triển ứng dụng KH - CN trong sản xuất, tuy nhiên việc nhân công trong LNTT không đáp ứng được sự thay đổi của công nghệ vẫn còn tồn tại, vì đa số lao động ở các LNTT đều đã quen với hình thức thủcông truyền thống, cần có công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các LNTT nhằm đáp ứng sự phát triển không ngừng của KH - CN trong sản xuất. Có thểthấy, công nghệtruyền thống luôn có tính hai mặt, một mặt là khả năng giải quyết nhu cầu việc làm của nó thường rất lớn nhưng mặt khác lại có quy mô nhỏ, năng suất lao động thấp, ít có khả năng phổbiến rộng rãi, gây ô nhiễm môi trường … Vì vậy để phát triển LNTT một cách toàn diện đòi hỏi các LN phải từng bướcứng dụng kỹthuật và công nghệhiện đại.
Như vậy, việc kết hợp công nghệ hiện đại và công nghệ truyền thống là yêu cầu tất yếu đối với quá trình phát triển LNTT. Cần đầu tư phát triển kỹ thuật và công nghệ hơn nữa để cho ra các sản phẩm chất lượng cao, nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho các LN, làm cho quá trình sản xuất của các LNTT ngày càng hiệu quảvà chuyên nghiệp hơn.
1.1.4.5. Vốnđầu tư
Muốn có cơ sở hạ tầng LN phát triển, máy móc sản xuất hiện đại hay nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mạnh mẽ, tất cả đều phải cần đến vốn đầu tư. Vốn đầu tư cungcấp cho các làng nghềvềvật lựcđể có thể đầu tư và phát triển toàn diện quy mô của LNTT. Ta thấy rõ vai trò của việc đầu tư vốn vào phát triển LNTT là rất lớn, cụthể:
- Đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại các LN góp phần giải quyết các vấn đề xã hội và các quan hệ phức tạp khác như: xóa đói giảm nghèo, bài trừ các thủ tục lạc hậu... Các chính sách đầu tư hợp lý sẽgóp phần thực hiện các chính sách xã hội một cách hiệu quả.
- Kinh tế làng nghề đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp
nông thôn. Các làng nghềhiện nay hầu hết đều thiếu nguồn vốn để sản xuất, để mở rộng ngành nghề, đểxây dựng cơ sởvật chất và kết cấu hạtầng. Do vậy, chính sách vốn và các hoạt động đầu tư sẽ góp phần đẩy mạnh CNH - HĐH tại LN, từng bước hội nhập kinh tếquốc tế.
- Chính sách huy động và sửdụng vốn sẽtạo môi trường thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế đều có thểtiếp cận tất cảcác nguồn vốn đểphát triển LN.
Qua đó, ta có thể thấy được vai trò rất quan trọng của vốn đầu tư không chỉ đối với quá trình tồn tại và phát triển LNTT mà còn cảviệc thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hộiởkhu vực nông thôn.
1.1.4.6. Nguồn nguyên liệu phục vụsản xuất
Nguyên liệu là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm được sản xuất ra ở các LNTT. Thực tế cho thấy, chất lượng sản phẩm được sản xuất ra phụ thuộc vào chất lượng của nguyên liệu làm ra nó, điều này rất quan trọng bởi vì chất lượng sản phẩm không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tiêu thụ sản phẩm, cũng như khả năng thu nhập và sự tồn tại của các cơ sởLNTT.
Ngày nay, nguyên liệu truyền thống để làm ra sản phẩm tại các làng nghề ngày một khan hiếm, bởi vì những nguồn nguyên liệu này hầu hết được lấy từ tự nhiên và là nguyên liệu có hạn. Ngoài ra, cũng do quá trình khai thác quá mức và sử dụng thiếu hiệu quả mà dẫn đến thực trạng này. Vì vậy, các LNTT luôn đềcao tính tiết kiệm đối với việc sử dụng nguyên liệu truyền thống, khai thác hợp lý và hiệu quả. Bên cạnh đó, các LN cần chủ động tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu thay thế, với giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
1.1.4.7. Kết cấu hạtầng
Về cơ bản, kết cấu hạtầng thiết yếuởcác LN được tăng cường đã tạo đà cho quá trình sản xuất, khai thác và phát huy tiềm năng sẵn có của mỗi LN. Bao gồm hệ thống đường giao thông, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc, các công trình dịch vụ thương mại, công cộng ... Đảm bảo cho quá trình cung cấp nguyên liệu sản
xuất, tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụsản phẩm cũng như mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng các tiến bộ KH - CN vào sản xuất, đồng thời làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Do vậyở những nơi có cơ sở hạ tầng đầy đủ và đồng bộ thì các LNTTcó điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn. Mặc dù với vai trò quan trọng như vậy nhưng nhìn chung tình hình phát triển kết cấu hạ tầng ở các LN vẫn còn đang hạn chế, chưa xứng đáng với tiềm năng phát triển của LNTT. Điều này rất cần đến sự quan tâm của chính quyền các cấp nhằm đầu tư và phát triển hơn nữa kết cấu hạ tầng, đảm bảo thuận lợi nhất cho quá trình phát triển LNTT.