Nội dung của hợp đồng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành

Một phần của tài liệu Hợp đồng mang thai hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 50 - 64)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG

2.1.2. Nội dung của hợp đồng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành

Nội dung của hợp đồng mang thai hộ (thỏa thuận mang thai hộ) vì mục đích nhân đạo giữa bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ được quy định tại Khoản 1, Điều 96 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 bao gồm những vấn đề cơ bản sau:

Thông tin đầy đủ về bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo các điều kiện có liên quan quy định tại điều 95 luật này.

Nội dung của hợp đồng mang thai hộ chứa đựng các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mang thai hộ, quy định tại Điều 97 và Điều 98 của luật này.

Việc giải quyết hậu quả trong trường hợp có tai biến sản khoa, hỗ trợ để đảm bảo sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ trong thời gian mang thai và sinh con, việc nhận con của bên nhờ mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con trong trường hợp con chưa được giao cho người mang thai hộ và các quyền nghĩa vụ khác có liên quan...

Trách nhiệm dân sự của cả hai bên trong trường hợp vi phạm các cam kết đã thỏa thuận.

Quy định nội dung hợp đồng chặt chẽ là điều vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo tính pháp lý cho hợp đồng mang thai hộ đồng thời là căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh trước tòa.

Hiện tại, pháp luật nước ta đã ban hành Mẫu số 06 thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, ban hành kèm theo Nghị định số 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật TTTON và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Như đã khẳng định ở phần đầu đầu luận văn, thỏa thuận mang thai hộ này cũng được xem như một hợp đồng mang thai hộ mẫu được pháp luật ban hành sẵn để các bên chủ thể dựa vào đó, có căn cứ cũng như các điều khoản mẫu tiếp tục hoàn thiện những thỏa thuận của mình. Chính vì thế, để đảm bảo tính nhất quán, thống nhất xuyên suốt trong đề tài của mình, tác giả sẽ phân tích nội dung của hợp đồng mang thai hộ dựa trên thỏa thuận mẫu này.

a. Thông tin chủ thể trong hợp đồng mang thai hộ

Sau khi đảm bảo đáp ứng được đầy đủ các điều kiện về chủ thể trong hợp đồng mang thai hộ thì các bên chủ thể trong hợp đồng phải điền thông tin đầy đủ của mình vào mục I, II trong biểu mẫu 06, thông tin bao gồm:

Thông tin vợ, chồng người nhờ mang thai hộ.

Bên nhờ mang thai hộ phải điền đầy đủ thông tin vào hợp đồng mang thai hộ bao gồm họ tên cả vợ chồng, ngày tháng năm sinh, hộ khẩu, nơi ở hiện tại, số CMND… đây là những thông tin cơ bản của công dân nhằm mục đích xác định rõ đối tượng tham gia hợp đồng mang thai hộ và đảm bảo cho việc giải quyết các vấn đề phát sinh sau này. Ngoài việc điền đầy đủ thông tin cá nhân, cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ cũng cần thiết biểu lộ ý chí của mình trên hợp đồng mang thai hộ bao gồm nêu tình trạng hiện tại của bản thân như là “chưa có con chung”, “đã được cơ sở … (ghi rõ tên cơ sở) thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm xác nhận… (tên người vợ bị bệnh …. (tên bệnh) không thể mang thai ngay cả khi áp dụng những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, với nguyện vọng có một con chung của vợ chồng. Chúng tôi đã nhờ chị …. (viết đầy đủ họ tên người mang thai hộ) mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Chị …..đã đồng ý mang thai hộ giúp vợ chồng chúng tôi (chúng tôi đã viết cam kết tự nguyện mang thai hộ).

Chúng tôi đã được tư vấn về ý tế, pháp lý, tâm lý đầy đủ[1].

Thông tin vợ, chồng người mang thai hộ.

Cũng như bên nhờ mang thai hộ, cặp vợ chồng mang thai hộ cũng phải điền đầy đủ những thông tin cá nhân của cả vợ lẫn chồng bao gồm ngày tháng năm sinh, hộ khẩu, số CMND... vào hợp đồng mang thai hộ. Ngoài ra, tại hợp đồng mang thai hộ, bên mang thai hộ cũng phải thể hiện ý chí của mình trong hợp đồng và những thông tin thể hiện bản thân hoàn toàn thỏa mãn những yêu cầu mà pháp luật quy định đủ điều kiện mang thai hộ như: “Tôi là chị, em

……….. (người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ). Tôi đã sinh ……….. con (số con) và chưa mang thai hộ lần nào.

Được biết ……… (vợ chồng nhờ mang thai hộ) bị bệnh ……… không thể mang thai và sinh con. Nên sau khi được ……….. (vợ chồng nhờ mang thai) nhờ mang thai giúp, với tình cảm họ hàng, tôi đồng ý mang thai hộ

……… (tên vợ chồng nhờ mang thai). Tôi đã được cơ sở thực hiện kỹ

thuật thụ tinh trong ống nghiệm xác nhận có khả năng mang thai và sinh con.

Ngoài ra, tôi cũng đã được tư vấn đầy đủ về y tế, pháp lý, tâm lý”[1].

Phần thông tin chủ thể trong hợp đồng mang thai hộ là phần đầu tiên và có ý nghĩa khá quan trọng. Phần này giúp các bên nắm rõ thông tin cá nhân của nhau. Xác định lại lần nữa địa điểm nơi chốn cư trú của đối phương. Ngoài ra, nắm được ý chí ban đầu về sự mong muốn nhận được sự giúp đỡ và ý chí sẵn sàng giúp đỡ của đôi bên dành cho nhau. Phần thông tin cũng đồng thời là căn cứ để cơ quan tham tiến hành tố tụng xác minh hoặc thực hiện hoạt động thi hành án sau này nếu có tranh chấp xảy ra.

b. Quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ

Tại điều 97 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định chi tiết về quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ, theo đó:

Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc con cho đến thời điểm giao lại đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.

Trước thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ thì cặp vợ chồng mang thai hộ được xác định là cha mẹ hợp pháp của đứa trẻ cho nên giữa cặp vợ chồng này và đứa trẻ phát sinh tất cả các quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con.

Theo đó người mang thai hộ, người chồng mang thai hộ có nghĩa vụ yêu thương, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của con, không được phân biệt đối xử, không được lạm dụng sức lao động, không được ép buộc con làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức xã hội…

Người mang thai hộ có nghĩa vụ phải giao con cho cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ theo đúng như cam kết giữa ai bên ghi nhận trong thỏa thuận mang thai hộ. Người mang thai hộ không thực hiện việc giao con đúng như thỏa thuận cho bên nhờ mang thai hộ thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu tòa án buộc người mang thai hộ giao con. Quy định này giúp cho mong muốn của

người nhờ mang thai hộ được đảm bảo, đứa trẻ là con của cặp vợ chồng người nhờ mang thai hộ chính vì thế, việc giao lại đứa trẻ cho cha mẹ chúng là hoàn toàn hợp tình hợp lý.

Không thể phủ nhận rằng, việc phát sinh tình cảm cha mẹ con trong suốt quá trình mang thai là một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều trường hợp bên mang thai hộ không muốn giao con. Tuy nhiên nếu không có sự quy định chặt chẽ trong văn bản pháp luật, đồng thời cũng không có sự thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng thì rất có thể quyền lợi được nhận đứa con ruột của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ sẽ không được đảm bảo.

Người mang thai hộ phải tuân thủ các quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường, dị tật của bào thai theo quy định của Bộ Y Tế. Đây vừa là nghĩa vụ, cũng đồng thời là quyền lợi chính đáng của người mang thai hộ. Khi họ phải đảm bảo điều kiện tốt nhất về sức khỏe để đảm bảo khả năng mang thai suốt 9 tháng của mình. Thêm vào đó, việc thăm khám sức khỏe định kỳ, thường xuyên cũng đảm bảo cho chất lượng và sức khỏe của thai nhi luôn trong tình trạng tốt nhất, tránh những trường hơp thai nhi có dị tật hay có sức khỏe yếu không thể trào đời lành lặn, gây ra những nỗi đau không nhỏ cho gia đình và gánh nặng cho toàn xã hội. Tuy nhiên trên thực tế, có

nhiều trường hợp thai phụ không tuân thủ các quy định về thăm khám bởi có thể họ tự tin vào sức khỏe của mình, mặt khác, có người cho rằng việc thăm khám sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi nên lơ là, chủ quan. Đối với những trường hợp này, tiết nghĩ, cần có những chế tài hợp lý cũng như giáo dục cần thiết để người mang thai hộ thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Đảm bảo sức khỏe cho bản thân họ, cũng như đảm bảo sức khỏe cho thai nhi.

Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.“Lao động nữ mang thai hộ được hưởng chế độ khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và chế độ sinh con cho

đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1, điều 34 của Luật này”[14].

Theo đó, người mang thai hộ sinh con sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ

thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp người mang thai hộ

sinh đôi trở lên, cứ mỗi con người mang thai hộ sẽ được nghỉ thêm 01 tháng, Trong trường hợp, kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết và nghỉ hằng tuần.

Mang thai và sinh con là một quá trình vất vả, khó khăn và đau đớn nhất của phụ nữ. Đối với những người phụ nữ mang thai, chế độ nghỉ ngơi ăn uống và dinh dưỡng là khá quan trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà nó còn trực tiếp ảnh hưởng đến đứa con trong bụng họ. Nếu không được nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý, hoạt động quá sức hay ăn không đủ chất sẽ để lại những hậu quả đáng tiếc. Đặc biệt sau sinh, người phụ nữ mất đi một lượng máu rất lớn, cơ thể người phụ nữ rất yếu, nếu không được nghỉ ngơi kiêng cữ cẩn thận người phụ nữ dễ mắc phải những hội chúng hậu sản như: trầm cảm, sụt cân, rối loạn tiểu tiện, sản dịch… chính vì thế, quy định nghỉ thai sản cho phụ nữ mang thai hộ là một quy định mang tính nhân văn sâu sắc. Vừa đảm bảo sức khỏe cho người mẹ mang thai hộ, vừa tạo tâm lý an tâm để người phụ nữ mang thai hộ sẵn sàng đối mặt với đau đớn vất vả để mang mang nặng đẻ đau đứa con của người khác [6, tr30-33].

Đồng thời, chính sách dân số có ràng buộc về số con của Việt Nam cũng xem mang thai hộ là một trường hợp ngoại lệ. Con mang thai hộ không tính trong tổng số con của cặp vợ chồng mang thai hộ. Điều này tạo nên tâm lý thoải mái cho cặp vợ chồng muốn mang thai hộ cho người thân của mình mà còn e ngại chính sách dân số của nước ta hiện nay.

Bên mang thai hộ có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Đây là một quy định hoàn toàn hợp lý, do việc chăm sóc thai nhi là một việc làm không dễ dàng, ngoài việc thăm khám thường xuyên, sản phụ còn phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình hợp lý

để đảm bảo cho đứa trẻ trong bụng phát triển khỏe mạnh. Với phụ nữ bình thường đã khó khăn, với phụ nữ mang thai hộ càng vất vả hơn do phải thực hiện nhiều thủ thuật y học trong suốt quá trình cấy thai nhi và nuôi dưỡng bào thai.

Chính vì thế, quy định này giúp bên mang thai hộ có thể yêu cầu bên nhờ mang thai hộ san sẻ bớt gánh nặng lúc mang thai. Sự san sẻ này có thể từ cả hai khía cạnh cả về vật chất lẫn tinh thần. Đảm bảo sự chăm sóc tối đa đối với cả bà mẹ và trẻ em.

Dù việc mang thai hộ xuất phát từ ý chí tự nguyện của bên mang thai hộ.

Khi đồng ý việc mang thai hộ, người mang thai hộ đặt mình vào cương vị của người hỗ trợ, giúp đỡ mà không màng tới lợi ích vật chất hay các lợi ích kinh tế khác. Tuy nhiên, đối với các chi phí hỗ trợ cho việc chăm sóc thai nhi thì cho phép người mang thai hộ được quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ hỗ trợ chi phí chính đáng này. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả người mẹ và đứa trẻ thì cần rất nhiều các chi phí như tiền mua sữa, thực phẩm, dược phẩm… các sản phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của người mẹ và trẻ em. Để đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ, người phụ nữ mang thai hộ cần được quan tâm, chăm sóc về chế độ dinh dưỡng và các nhu cầu thiết yếu khác của họ trong thời gian quan trọng này. Tuy nhiên, bởi pháp luật chưa có những định khung cần thiết cho những chi phí này nên hợp đồng sẽ là nơi thỏa thuận về những chi phí phát sinh cần thiết hỗ trợ cho quá

trình mang thai hộ của người phụ nữ. Chính bởi xuất phát từ sự thỏa thuận nên sẽ có nhiều mức giá khác nhau tùy vào điều kiện của bên nhờ mang thai hộ, cũng như yêu cầu đòi hỏi của bên mang thai hộ. Chính điều đó dễ dẫn đến sự biến tướng khó kiểm soát “núp bóng nhân đạo” nhưng thực chất ra là một giao dịch thương mại ẩn giấu phía sau đó. Chính vì thế, thiết nghĩ pháp luật cần thiết

phải đưa ra những định mức tối đa bằng những con số cụ thể dựa trên những nghiên cứu khách quan trên cơ sở điều tra thực tế để đảm bảo cho tính chất nhân đạo trong việc mang thai hộ là điều kiện tiên quyết.

Trong trường hợp, vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thai nhi, người mang thai hộ có quyền quyết định số lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai phù hợp với quy định của pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Quy định này nhằm đảm bảo sức khỏe của người phụ nữ mang thai hộ đồng thời cũng hạn chế những hậu quả không hay xảy ra đối với quan hệ mang thai hộ

tránh trường hợp đứa trẻ sinh ra mắc các dị tật bẩm sinh, hay việc người phụ nữ nếu cứ tiếp tục mang thai sẽ ảnh hưởng đến tính mạng hoặc sức khỏe lâu dài …

Thông thường, đối với các trường hợp được bác sỹ xác định là mắc các bệnh hiểm nghèo như tim bẩm sinh, hội chứng Down hoặc các dị tật bẩm sinh khác thường được tư vấn nên cân nhắc để chấm dứt thai kỳ thì cha mẹ của đứa trẻ sẽ là người quyết định. Tuy nhiên, trong trường hợp mang thai hộ thì người mang thai hộ lại có quyền quyết định đến số phận bào thai. Trong lúc đó, người chịu trách nhiệm nuôi dưỡng em bé kể từ thời điểm đưa trẻ được sinh ra lại là cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ. Vì vậy, quy định này của pháp luật có khả năng dẫn đến việc người mang thai hộ vẫn muốn giữ lại bào thai dù có dị tật và đứa trẻ vẫn được sinh ra đời dẫn đến những nỗi đau cho gia đình và gánh nặng cho xã hội.

Ở một giả định khác trong trường hợp này là việc do có quyền quyết định đến số phận bào thai nên không thể loại trừ trường hợp người phụ nữ mang thai hộ vì một lý do nào đó dùng đứa trẻ uy hiếp cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ đáp ứng những yêu cầu của mình. Mà yêu cầu đó có thể liên quan đến lợi ích kinh tế hoặc một lợi ích khác trái với ý muốn của người nhờ mang thai hộ. Nhưng vì muốn đảm bảo cho sự an toàn của con mình, họ buộc phải đáp ứng. Thiết nghĩ, trong trường hợp này pháp luật nên có những quy định, chế tài cụ thể thì trong

Một phần của tài liệu Hợp đồng mang thai hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 50 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)