Những ưu điểm của hợp đồng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo hiện

Một phần của tài liệu Hợp đồng mang thai hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 64 - 67)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG

2.1.1. Những ưu điểm của hợp đồng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo hiện

Kể từ khi pháp luật về mang thai hộ đi vào thực tế cuộc sống, các quy định về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được nghị định chính phủ hướng dẫn cụ thể rõ ràng đã có rất nhiều cặp vợ chồng kém may mắn thực hiện được ước mơ của mình. Góp phần là cầu nối cho những cặp vợ chồng kém may mắn đến được với những người tình nguyện, hợp đồng mang thai hộ là sợi dây kết nối họ

với nhau. Bước đầu sử dụng và đi vào thực tế đời sống, hợp đồng mang thai hộ

đã thể hiện được những ưu điểm sau đây.

Thứ nhất, hợp đồng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giúp các bên xác định được chính xác người tham gia cùng mình trong quan hệ mang thai hộ.

Trong hợp đồng mang thai hộ, các bên chủ thể phải ghi rõ thông tin của mình. Bao gồm họ tên 2 cặp vợ chồng, thông tin chứng minh nhân dân, địa chỉ

thường trú... mối quan hệ thân thích của các bên chủ thể. Điều này giúp hai bên biết rõ về nhau, nắm vững thông tin đối phương, tạo cảm giác an toàn trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Đồng thời, thông tin chủ thể rõ ràng cũng tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc giải quyết tranh chấp nếu có, cũng như hỗ trợ quá trình thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự sau khi quyết định, bản án có hiệu lực. So với những trường hợp mang thai hộ vì mục đích thương mại, khi mà hợp đồng giữa họ có thể “có” có thể “không”. Có

những trường hợp chỉ thông qua bên môi giới dẫn đến việc nếu bên nhờ mang thai hộ giữa chừng chấm dứt hợp đồng, thì sẽ gây thiệt hại rất lớn cho bên mang thai hộ. Lúc này, do trẻ ra đời không cùng huyết thống của họ, cũng không phụ thuộc vào mong muốn của người phụ nữ mang thai hộ, sẽ không tránh khỏi sự ruồng bỏ đứa trẻ từ người mẹ sinh ra. Đây cũng chính là sự thiệt thòi cho đứa trẻ, cũng là vấn nạn lớn của xã hội khi không biết chủ thể thật sự phải chịu trách nhiệm ở đây là ai. Chính vì thế, hợp đồng mang thai hộ đã khắc phục được nhược điểm này, khi quy định rất cụ thể phần thông tin chủ thể ở ngay mục I; II của hợp đồng.

Thứ hai, hợp đồng mang thai hộ giúp các bên xác định được rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ mang thai hộ.

Thông thường, trong một hợp đồng dân sự bình thường, các bên tự mình thỏa thuận về quyền, nghĩa vụ của mình sao cho phù hợp. Chỉ cần không trái đạo đức xã hội, không vi phạm điều cấm của pháp luật là hoàn thoàn hợp pháp.

Tuy nhiên, trong thỏa thuận mang thai hộ thì cụ thể hơn. Để đảm bảo cho các

bên biết rõ, cũng như nghiêm túc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, chính phủ đã ban hành biểu mẫu 06 trong đó ghi rõ quyền và nghĩa vụ của các bên tại mục III của thỏa thuận mang thai hộ. Đây là một điều khoản có sẵn trong hợp đồng nhằm giúp các bên xác định được rõ quyền và lợi ích của mình trong quan hệ mang thai hộ. Đây là điều vô cùng ý nghĩa, bởi không phải ai cũng biết và hiểu về luật nhất là đối với mang thai hộ vẫn còn là một vấn đề mới mẻ. Trong mang thai hộ vì mục đích thương mại, đối tượng mang thai hộ thường là những người yếu thế, thiếu thốn vật chất và thiếu hiểu biết về pháp luật, vậy nên việc gánh chịu những thiệt thòi là điều khó tránh khỏi. Pháp luật đã dự liệu sẵn điều này nên ở hợp đồng mang thai hộ, những điều khoản về quyền và nghĩa vụ được quy định rõ trong hợp đồng, tránh vì thiếu hiểu biết mà bất cứ bên nào phải gánh chịu những thiệt thòi không đáng có khi tham gia quan hệ mang thai hộ này.

Đây quả thực là một ưu điểm nữa của hợp đồng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Thứ ba, hợp đồng mang thai hộ tạo điều kiện cho các chủ thể tự do thỏa thuận các vấn đề liên quan đến hợp đồng, cách thức giải quyết tranh chấp nếu có và các vấn đề khác trong quan hệ mang thai hộ.

Mang thai hộ là một vấn đề mới cho nên những vấn đề phát sinh trong quan hệ mang thai hộ thường không phải là ít, thậm chí còn khá rắc rối bởi nó liên quan đến cả lý lẫn tình. Chính vì thế, nếu không có những thỏa thuận ban đầu thì khi giải quyết nếu có tranh chấp phát sinh sẽ gặp phải không ít khó khăn.

Hợp đồng mang thai hộ cho phép các bên tự do thể hiện ý chí của mình thông qua sự thỏa thuận tự nguyện. Tại mục IV; V của hợp đồng bỏ trống nhằm tạo điều kiện cho các bên tự quyết định những vấn đề quan trọng trong hợp đồng như thời hạn giao con? Khoản tiền cấp dưỡng? cách thức tính cũng như chi trả chi phí thăm khám trong quá trình mang thai? Chế tài xử phạt và bồi thường khi có vi phạm?… đó là những vấn đề vô cùng quan trọng để các bên cùng thực hiện và cũng chính là căn cứ giải quyết những tranh chấp phát sinh sau này. Bên cạnh đó, hợp đồng mang thai hộ bằng chứng, chứng mình về việc có sự tồn tại

quan hệ mang thai hộ giữa hai bên. Có quan hệ tồn tại mới có căn cứ để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh từ chính quan hệ đó.

Có thể nói, cách sắp xếp các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng mang thai hộ khá hợp lý. Do mang bản chất của hợp đồng dân sự, theo đó pháp luật hiện nay cũng có những quy định kế thừa từ những nội dung truyền thống của một hợp đồng dân sự như: chủ thể, hình thức, quyền và nghĩa vụ của các bên, các chế tài giải quyết tranh chấp hợp đồng… những quy định này có vai trò quan trọng để các bên tự do thỏa thuận và thực hiện hợp đồng.Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, hợp đồng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo hiện nay vẫn còn tồn tại một số bất cập mà tác giả sẽ phân tích ở phần sau.

Một phần của tài liệu Hợp đồng mang thai hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)