Tầm quan trọng của hợp đồng mang thai hộ trong quan hệ pháp luật mang

Một phần của tài liệu Hợp đồng mang thai hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 72 - 75)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG

2.1.3. Tầm quan trọng của hợp đồng mang thai hộ trong quan hệ pháp luật mang

Có thể thấy, trong bối cảnh hiện tại, việc cấm mang thai hộ đã không còn phù hợp khi mà nhu cầu có một đứa con của mình ngày càng cao, khi tỉ lệ vô sinh tăng cao và điều kiện kinh tế đã phát triển hơn trước rất nhiều, người ta sẵn sàng chi tiền và làm đủ mọi biện pháp để có một đứa con cùng huyết thống.

Chính vì thế, “cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” là giải pháp an toàn, dung hòa tối đa lợi ích của nhà nước, gia đình và mỗi cá nhân [15, tr13].

Nhìn chung, pháp luật hiện hành đã ban hành những quy định, những hướng dẫn quan trọng, tạo ra hành lang pháp lý vững chắc bảo vệ cho các bên trong quan hệ mang thai hộ. Trong đó có việc ban hành thể thức, nội dung của hợp đồng mang thai hộ. Không thể phủ nhận được tầm quan trọng của hợp đồng trong quan hệ pháp luật mang thai hộ bởi những điểm sau.

Thứ nhất, hợp đồng mang thai hộ đã giúp các bên nắm rõ được thông tin của đối phương bằng cách quy định nội dung về thông tin chủ thể ngay tại mục I; II của hợp đồng. Hợp đồng mang thai hộ giúp các bên nắm vững quyền và nghĩa vụ của mình thông qua nội dung các quyền và nghĩa vụ quy định ở mục III của hợp đồng. Hợp đồng mang thai hộ giúp các bên thể hiện được ý chí của mình thông qua những điều khoản thỏa thuận tại mục IV bao gồm: việc giải quyết hậu quả trong trường hợp tai biến sản khoa, hỗ trợ để bảo đảm sức khỏe của người mang thai hộ, trong thời gian mang thai, việc giao nhận con của các

bên trong quan hệ mang thai hộ...Cuối cùng, hợp đồng mang thai hộ giúp các bên thỏa thuận với nhau trách nhiệm dân sự trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi phạm cam kết tại mục V của hợp đồng.

Thứ hai, hợp đồng mang thai hộ tạo ra một khung pháp lý an toàn, một cơ chế đặc biệt khác biệt dựa trên các điều khoản trong chế định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Hợp đồng là căn cứ pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia quan hệ mang thai hộ và đặc biệt quan tâm bảo vệ đến quyền lợi của bà mẹ và trẻ em. Do quan hệ mang thai hộ là một quan hệ đặc biệt, dễ phát sinh tranh chấp và khó phân xử, nên hợp đồng mang thai hộ giúp bảo vệ các bên khỏi sự xâm phạm của bên kia và là cơ sở cho tòa án phân xử đúng sai nếu có tranh chấp xảy ra.

Thứ ba, hợp đồng mang thai hộ là sợi dây ràng buộc cả đôi bên trong quan hệ mang thai hộ, tránh tình trạng chỉ hưởng quyền lợi mà không thực hiện các nghĩa vụ đã ghi trong thỏa thuận gây tổn hại đến đối phương. Pháp luật quy định hợp đồng mang thai hộ là hợp đồng phải công chứng chứng thực. Điều này thể hiện ý chí bảo vệ của nhà nước đối với quan hệ dân sự nhạy cảm này.

Có thể nói rằng, trong bất cứ quan hệ dân sự nào, sự thỏa thuận của các bên chủ thể trong hợp đồng luôn được xem là quan trọng nhất bởi đó là sự thống nhất ý chí của các bên một cách tự nguyện khi tham gia vào quan hệ dân sự.

Hợp đồng ra đời nhằm mục đích ghi lại những thỏa thuận đó, lấy đó làm căn cứ để giải quyết những vấn đề về sau nếu một hoặc cả hai bên vi phạm những điều mình đã cam kết. Thừa nhận mang thai hộ, cũng chính là việc thừa nhận con người trở thành đối tượng của hợp đồng, một “đối tượng” đặc biệt, được nhà nước bảo vệ, được toàn xã hội quan tâm. Chính vì thế, hợp đồng mang thai hộ

phải ghi nhận những điều khoản vừa đảm bảo được lợi ích của đôi bên, vừa bảo vệ được đối tượng của hợp đồng và quan trọng phải phù hợp với các quy định của pháp luật. Một hợp đồng mang thai hộ hợp pháp, hợp tình, hợp lý là “sợi dây ràng buộc” tốt nhất để đôi bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Cũng chính là căn cứ quan trọng để tòa án giải quyết các tranh chấp liên quan đến

quan hệ pháp luật dân sự - mang thai hộ. Mới ra đời gần đây nên hợp đồng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo hiện nay cũng không tránh khỏi những thiếu sót, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận tầm quan trọng của hợp đồng mang thai hộ

hiện nay. Qua chứng minh thực tiễn cho thấy, cần nhiều hơn những điều chỉnh từ pháp luật để hợp đồng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo trở nên hoàn thiện hơn. Tại chương III của luận văn này, tác giả sẽ đưa ra một vài kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo hiện hành.

Một phần của tài liệu Hợp đồng mang thai hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)