Bối cảnh cách mạnh công nghiệp 4.0

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 154 - 157)

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và định hướng số hóa ngành ngân hàng tại Việt Nam

5.1.1. Bối cảnh cách mạnh công nghiệp 4.0

Sự chuyển biến sâu sắc của công nghệ qua các cuộc CMCN trong lịch sử đến này đã có tác động tích cực đến toàn bộ nền kinh tế nói chung và đến lĩnh vực tài chính NH nói riêng. Cuộc CMCN 4.0 gần đây đã có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động thanh toán và cách thức tiếp cận các nguồn tín dụng. Công nghệ tài chính giúp cho giao dịch giữa các tổ chức và cá nhân trong phạm vi nội địa cũng như quốc tế trở nên đơn giản, chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí so với trước đây. Bên cạnh đó, việc phân tích dữ liệu (nhằm tự động hóa các hoạt động tài chính truyền thống, như đầu tư, cho vay) và xuất hiện các hình thức huy động và cho vay mới như cho vay ngang hàng (P2P Lending), huy động vốn từ cộng đồng (Crowdfunding)... dòng vốn đang dễ dàng di chuyển vượt qua rào cản về địa lý.

Cụ thể, việc sử dụng tiền mã hóa (Bitcoin, Litecoin) cùng với các phương tiện thanh toán ứng dụng công nghệ cao (Mobile banking, Internet banking, E- money, E-wallet), và việc kết nối thanh toán giữa các thiết bị thông minh (smart phone, livebank) phát triển nhanh chóng. Những hoạt động tài chính truyền thống khác (như chấm điểm tín dụng, quản lý tài sản, phát hiện gian lận, v.v.v.) cũng dần được tự động hoá và đơn giản hoá nhờ việc sử dụng Big Data và AI.

CMCN 4.0 đã góp phần thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành tài chính NH thể hiện ở một số khía cạnh như:

Một là, các công ty công nghệ tham gia vào thị trường tài chính dẫn đến sự cạnh tranh ngày một gia tăng. Lợi thế về quy mô hay tên tuổi của các NH truyền thống lịch sử lâu đời sẽ không còn là vấn đề lớn.

Hai là, các DNVVN, các cá nhân được cung cấp nhiều phương thức tiếp cận dịch vụ tài chính một cách dễ dàng, linh hoạt hơn, do các ứng dụng như cho vay ngang hàng và huy động vốn từ cộng đồng. Quy mô tín dụng và dịch vụ bán lẻ sẽ

ngày một tăng trưởng theo xu thế chiến lược hoạt động của ngân hàng ở các thị trường đang phát triển.

Ba là, công nghệ kỹ thuật số mới được ứng dụng trong lĩnh vực TC-NH vẫn tồn tại nhiều rủi ro, thách thức như sự chưa hoàn thiện của hệ thống pháp luật chưa đồng bộ và thích ứng với công nghệ mới phát sinh; các hình thức, kỹ thuật đánh giá KH còn nhiều lỗ hổng có thể làm tăng rủi ro của các khoản vay.

Bốn là, yêu cầu về nhân lực và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số cao cấp mạnh mẽ hơn bao giờ hết. CMCN 4.0 đã và đang làm thay đổi tiêu chí mà các doanh nghiệp, ngân hàng tuyển dụng nhân sự, đồng thời đặt ra yêu cầu nâng cấp hạ tầng phục vụ CMCN 4.0, đặc biệt là hạ tầng CNTT, nguồn nhân lực và thể chế.

Mỗi một quốc gia khác nhau trên thế giới lựa chọn cách tiếp cận khác nhau đối với việc hoạch định chính sách liên quan tới cuộc CMCN 4.0. Tại một số quốc gia “chủ động”, các cơ quan quản lý nhà nước kết hợp chặt chẽ cùng các tổ chức xây dựng những chính sách chủ động, sáng tạo, hỗ trợ tích cực nhất cho sự đổi mới phát triển không ngừng của công nghệ tài chính. Ở các quốc gia có hướng tiếp cận

“thụ động”, các nhà làm chính sách ủng hộ sự phát triển của công nghệ tài chính nhưng không tích cực điều chỉnh hoặc thay đổi chính sách hiện hữu để hỗ trợ các doanh nghiệp này.

Có thể thấy kinh tế số đã trở thành xu thế tất yếu ở tất cả các quốc gia và Việt Nam không đứng ngoài xu thế đó. Chính phủ Việt Nam đã xác định tầm quan trọng của cuộc CMCN 4.0 là bước tiến quan trọng để thúc đẩy số hóa nền kinh tế. Chủ trương của Đảng và Chính phủ được nêu rõ trong các văn bản chỉ đạo, thể hiện quyết tâm tâm đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng CMCN 4.0 đến toàn bộ thành phần kinh tế xã hội và hệ thống chính trị. Nhiệm vụ xây dựng một môi trường khoa học công nghệ hiện đại thông qua những chính sách đột phát của Nhà nước có ý nghĩa thực tiễn lớn đối với sự phát triển của đất nước hiện tại và tương lai. Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng 2030” trong đó mục tiêu Việt Nam trở thành quốc gia số với các mục tiêu cụ thể như Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số và Doanh nghiệp số.

Việt Nam với hơn 96 triệu dân số, có đến 66,67% dân số sử dụng internet, 57% dân số có tài khoản mạng xã hội, 50 triệu thuê bao sử dụng smart phone, thị trường TMĐT ở Việt Nam được dự đoán sẽ ngày càng bùng nổ trong thời gian tới. Dự kiến đến năm 2020, 30% người dân Viẹt̂Nam tham gia mua sắm online trên các website TMĐT và ứng dụng ĐTDĐ. Năm 2018 là năm ghi nhận sự thành công của thuơng̛ mại điẹn̂ tử khi nguời̛ dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ hầu nhưđã rất quen thuọĉ với sử dụng dịch vụ trực tuyến như: mua sắm, đặt vé máy bay, phòng khách sạn, thanh toán dịch vụ điện, nước, di động….

Theo kết quả của Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) đưa ra trong Báo cáo Chỉ số TMĐT Việt Nam (EBI), TMĐT đang có những bước phát triển nhảy vọt sau giai đoạn hình thành và phổ cập. Tốc độ tăng trưởng năm 2018 so với năm 2017 ước tính trên 30% và tốc độ tăng trưởng này sẽ còn được duy trì trong các năm tiếp theo giai đoạn 2019-2020. Quy mô thị trường TMĐT Việt Nam năm 2018 là 9 tỷ USD theo báo cáo của Google và Temasek trong “E-Conomy SEA 2018”. Dự báo đến hết năm 2020 con số này sẽ đạt từ 13 - 15 tỷ USD và đạt 33 tỷ USD vào năm 2025.

Các dịch vụ thanh toán, PTTT mới, hiện đại dựa trên ứng dụng KHCN viễn thông phát triển mạnh mở thêm nhiều tiện ích thanh toán đem lại nhiều lợi ích cho KH. Một số NH đã nắm bắt nhanh chóng xu thế phát triển công nghệ thanh toán hiện đại nhất trên thế giới, ứng dụng công nghệ mới thông qua hợp tác với các công ty công nghệ vào hoạt động thanh toán trực tuyến qua nhiều hình thức: Công nghệ mPOS; Mã phản hồi nhanh (QR Code); Sinh trắc học (khuôn mặt, vân tay, giọng nói); Thanh toán phi tiếp xúc; Công nghệ mã hóa TT thẻ (tokenization);..

Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định tiêu dùng và thanh toán trực tuyến ở Việt Nam hiện nay đang phát triển theo chiều rộng nhưng chưa có chiều sâu. Đa số người tiêu dùng Việt Nam khi đặt hàng trực tuyến vẫn lựa chọn hình thức thanh toán tiền mặt (chiếm đến 79%). Theo EBI 2019, hầu hết các đơn đặt hàng của doanh nghiệp vẫn qua email (84%), tiếp đến là mạng xã hội 49%, website là 36%, sàn TMĐT là 13% nhưng tỷ lệ thanh toán trực tuyến trên các đơn đặt hàng chỉ khoảng

6%. Đây là một rào cản lớn đối với phát triển DV NHĐT khi vấn đề trình độ phát triển KTXH và thói quen tiêu dùng của người dân vẫn là bài toán lớn cần giải quyết.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 154 - 157)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(236 trang)
w