Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 168 - 174)

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

5.3. Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước

Một trong những giải pháp hỗ trợ hoạt động NHĐT hiệu quả hơn đó là hệ thống văn bản pháp luật, chính sách cần được thống nhất và kiện toàn hơn. Cần có các khải niệm rõ ràng về các sản phẩm tài chính, dịch vụ NHĐT, ngân hàng số dựa trên thông lệ quốc tế và hệ thống pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, chuẩn hóa các chuẩn mực về luật pháp, công nghệ đồng thời đưa các chuẩn mực này của Việt Nam giống với thế giới; tạo điều kiện cho công nghệ thay thế con người có thể hoạt động trong các lĩnh vực không chỉ về NH tài chính mà các lĩnh vực khác của nền kinh tế.

Cụ thể hơn, Chính phủ và NHNN cần đưa ra các hướng dẫn và quy định chi tiết phương thức định danh số (ID digital) và thủ tục nhận biết người dùng bằng phương thức điện tử (e-KYC) để khách hàng có thể chứng minh nhận dạng của mình trên phương tiện số và mạng trực tuyến, hỗ trợ cho việc phát triển công nghệ tài chính nói chung, dịch vụ NHĐT nói riêng. Ngoài ra, hệ thống văn bản pháp luật đối với các lĩnh vực chứng thực chữ ký số quy định về tiền điện tử, các sản phẩm tiết kiệm trực truyến cũng như quy định pháp lý cụ thể cho các đại lý ủy quyền của NH cần được kiện toàn hơn.

Việc nhanh chóng xây dựng hành lang pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng sẽ giúp gia tăng sự an tâm của người dân khi sử dụng dịch vụ NHĐT. NHNN cần sớm đưa khung khổ thử nghiệm (regulatory sandbox) cho các dịch vụ tài chính, NH trên nền tảng CNTT vào hoạt động. Từ đó, có thể giúp các NHTM có thể phát triển tốt hơn dịch vụ NHĐT để mang lại những kết quả hoạt động kinh doanh và đáp ứng tốt hơn nhu cầu xã hội. Sandbox sẽ là giải pháp cho các doanh nghiệp cũng như NH phát triển sản phẩm của mình mà không còn rào cản pháp lý, bên cạnh đó cơ quan nhà nước có thể giám sát quá trình thử nghiệm và dễ dàng đưa ra các luật định mới trong sandbox đó với thời gian được rút ngắn hơn.

Ngoài ra, Chính phủ và NHNN cần có những hướng dẫn và quy định giúp quản lý hoạt động dịch vụ NHĐT an toàn và hiệu quả, phòng chống rủi ro. Kinh nghiệm của Malaysia, việc ban hành các hướng dẫn và tiêu chuẩn tối thiểu cho các hoạt động ngân hàng bao gồm cả việc quản lý rủi ro công nghệ, trong đó bắt buộc tất cả các tổ chức ngân hàng, các tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ NHĐT áp dụng một cấu trúc và hệ thống quản lý rủi ro nghiêm ngặt là hết sức quan trọng.

5.3.2. Kiến nghị về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt

Nhằm xóa bỏ dần thói quen tiêu dùng tiền mặt của người dân cần sự định hướng chỉ đạo của Nhà nước, có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ công sử dụng các phương tiện thanh toán mới. Ngoài ra Nhà nước cần tăng cường áp dụng công nghệ trong thanh tra, giám sát hệ thống TC-NH. Chính phủ cần có những quy định bắt buộc phải sử dụng TTKDTM như thanh toán điện, nước,

thuế, đóng học phí, viện phí và các dịch vụ công khác để thay đổi thói quen tiêu dùng đến tất cả các người dân.

Cụ thể, Chính phủ và NHNN cần chỉ đạo đẩy mạnh nhanh chóng việc lắp đặt các thiết bị thanh toán thẻ POS, và yêu cầu ứng dụng phương thức TTĐT tiên tiến đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ thu phí, lệ phí các dịch vụ công như giao thông, giáo dục, y tế... Bên cạnh đó các cơ quan trong ngành Tài chính (Kho bạc Nhà nước Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế) cần có sự trao đổi thông tin, dữ liệu với hệ thống ngân hàng để phối hợp tốt hơn công tác thu NSNN bằng phương tiện điện tử. Nhà nước cần yêu cầu các cơ quan, doanh nghiệp giao dịch qua tài khoản doanh nghiêp, triển khai hình thực trả lương 100% qua tài khoản, đưa ra các chương trình vận động, hỗ trợ người lao động sử dụng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt. Mặt khác, Bảo hiểm xã hội Nhà nước xem xét việc áp dụng chi trả trực tuyến cho trợ cấp xã hội, lương hưu thông qua các phương tiện TTĐT. Viêc mở tài khoản thanh toán cho các đối tượng thụ hưởng cần được hỗ trợ một cách nhanh chóng, dễ dàng với chi phí hợp lý.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng liên quan (NHNN, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Tài chính, Cơ quan truyền thông) và các NHTM cung cấp dịch vụ NHĐT cần chú trọng hơn nữa việc giáo dục và phổ cập kiến thức tài chính, nâng cao hiểu biết của người dân về tai chính số nhằm thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt. Các cơ quan chức năng cần yêu cầu NH hướng dẫn cụ thể và có các hình thức cung cấp thông tin cho KH để nâng cao nhận thức của KH khi sử dụng NHĐT. Từ đó, thúc đẩy tạo lập môi trường ý thức về an toàn thông tin và gia tăng lòng tin và mức độ sẵn sàng sử dụng công nghệ của khách hàng.

5.3.3. Kiến nghị về hạ tầng công nghệ thông tin và thanh toán quốc gia

Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin truyền thông và thiết lập hạ tầng thanh toán (HTTT) quốc gia là một quá trình liên tục cải cách và sửa đổi ở tất cả các quốc gia. Việc xây dựng một nền tảng hạ tầng số với CNTT tiên tiến, hệ thống thanh toán đồng bộ, thống nhất giữa các TCTC và trung gian thanh toán là điều kiện quan

trọng để thực hiện thành công số hóa ngành ngân hàng. Việc lập kế hoạch và thực hiện phát triển hệ thống thanh toán là một nhiệm vụ quan trọng và không dễ dàng, đòi hỏi các cơ quan chức năng thúc đẩy các sáng kiến mới trong hệ thống thanh toán quốc gia.

HTTT quốc gia cần được quy hoạch một cách đồng bộ, nhất quán. Mặc dù cơ sở hạ tầng cho thanh toán số đã phát triển nhưng hệ thống thanh toán số chưa đồng bộ và chưa gắn với phổ cập tài chính. Hiện tại các TCTC bao gồm ngân hàng, trung gian thanh toán và các ví điện tử đang sử dụng các hệ thống trang thiết bị riêng gây lãng phí và không đồng bộ. Việc xây dựng HTTT số dùng chung đáp ứng mọi PTTT được phát hành bởi các TCTC, trung gian thanh toán và NH là rất cần thiết để cung cấp sản phẩm tài chính hiện đại cho người dân với chất lượng tốt đi kèm chi phí thấp nhất.

Bên cạnh đó,NHNN cần nhanh chóng hoàn thiện việc xây dựng hệ thống thanh toán bù trừ tự động để sớm đưa vào sử dụng, phục vụ cho thanh toán của doanh nghiệp và cá nhân. Bên cạnh đó việc xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán bù trừ và trung tâm thanh toán bù trừ, cho phép các đơn vị đáp ứng yêu cầu, điều kiện về xây dựng và vận hành trung tâm thanh toán bù trừ các giao dịch thanh toán giá trị nhỏ như ví điện tử, thanh toán qua ĐTDĐ nhằm tăng tính cạnh tranh, tăng hiệu quả xử lý, giảm phí giao dịch thanh toán, chuyển tiền giá trị nhỏ cho người dân và doanh nghiệp.

Hạ tầng CNNT truyền thông hiện đại có thể kể đến như: Trung tâm dữ liệu số, Mạng wifi công cộng, Trung tâm thông tin dịch vụ công và Trung tâm ứng dụng CNTT cho doanh nghiệp. Sự kết nối xuyên suốt rộng khắp giữa các NH và TCTC khác sẽ thúc đẩy việc sử dụng các công nghệ tài chính, hướng tới một xã hội số hóa.

Do đó việc nâng cấp đường truyền mạng, phủ sóng kết nối số tới các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa với chi phí hợp lý cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và các tập đoàn bưu chính viễn thông lớn thuộc sở hữu nhà nước hoặc tư nhân.

Trong dài hạn, Nhà nước cần đưa ra các chính sách khuyến khích, kêu gọi sự đầu tư của các công ty viễn thông và CNTT, xây dựng các chương trình phần mềm, dịch vụ số, xây dựng “công viên CNTT” để hỗ trợ tối đa cho ngân hàng và doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng để thực hiện chiến lược của Nhà nước trong đẩy mạnh xây dựng các thành phố thông minh và CP điện tử.

Các nhà mạng viễn thông có lợi thế cung cấp đa dang các dịch vụ thanh toán điện tử với hạ tầng mạng lưới phủ rộng khắp mọi miền đất nước với só lượng thuê bao di động và tỷ lệ sở hữu smart phone ngày một tăng cao. Việc triển khai Mobile money đã được NHNN cấp phép đối với một số công ty viễn thông là bước thí điểm góp phần phát triển TTKDTM, tăng khả năng tiếp cận tài chính đối với người dân vùng sâu vùng xa, người thu nhập thấp và các đối tượng yếu thế khác như phụ nữ và người lao động về hưu.

5.3.4. Kiến nghị về xây dựng cơ sở dữ liệu số quốc gia

Chính phủ và các cơ quan quản lý liên quan cần chú trọng các công tác hỗ trợ sự phát triển của nền tàng kỹ thuật số trong đó việc xây dựng cơ sở dữ liệu số về dân cư, dữ liệu tín dụng cấp quốc gia nhằm hướng tới nền kinh tế số hóa là rất cấp thiết. Đây là cơ sở, tiền đề để các ngân hàng thiết kế các sản phẩm tài chính hiện đại phục vụ nền kinh tế. Các nhà cung cấp dịch vụ có thể khẳng định nhận dạng do công dân khai báo để cung cấp dịch vụ và quyền lợi một cách chính xác.

Để xây dựng một cơ sở dữ liệu dân cư số, các quy trình và biểu mẫu để xác chứng minh nơi cư trú và xác thực danh tính cần đơn giản hóa và tiết kiệm thời gian hơn. Định danh số eKYC là công cụ hiệu quả cần đưa vào triển khai sớm để xây dựng một hệ sinh thái số. Việc tích hợp một cách thống nhất hệ thống cơ sở dữ liệu định danh quốc gia sẽ giúp người dân có thể yêu cầu và tiếp nhận dịch vụ/quyền lợi từ phía các đơn vị thuộc khu vực công và tư nhân ở bất kỳ nơi đâu vào bất kỳ thời điểm nào, và sử dụng bất kỳ thiết bị nào mà không cần phải có mặt tại một nơi nào đó để xác thực nhận dạng.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần có những chính sách khuyến khích phát triển các tổ chức thông tin tín dụng tư nhân để cùng hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC). Trung tâm CIC được NHNN đặt mục tiêu hướng tới một trung tâm dữ liệu cơ sở thống nhất với chất lượng cao.

Trung tâm này cần cung cấp chính xác và kịp thời quan hệ tín dụng của khách hàng tổ chức và cá nhân. Ngoài ra Trung tâm cần chú ý tăng cường việc thu thập số liệu của các quỹ tín dụng nhân dân, các TCTC vi mô, công ty bảo hiểm. Việc liên kết với cơ sở dữ liệu của các tổ chức cung cấp dịch vụ khác như điện, nước, viễn thông, bưu điện; triển khai hoạt động trao đổi thông tin tín dụng xuyên biên giới...cũng cần được chú trọng quan tâm hơn.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 168 - 174)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(236 trang)
w