CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5
1.1. Phương pháp sư phạm tương tác trong dạy học
1.1.3. Cấu trúc của sư phạm tương tác trong dạy học
1.1.3.2. Mối quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc dạy học tương tác
Cấu trúc của hoạt động sư phạm tương tác là xem xét cơ chế tương tác trong mối quan hệ tam giác: người học- người dạy- môi trường. Các yếu tố này tác động qua lại với nhau, tương tác và hỗ trợ nhau nhằm đạt mục đích học tập đề ra.
11
Có thể biểu diễn mỗi quan hệ này bằng sơ đồ như sau:
Qua sơ đồ, ta thấy được các dạng tương tác sư phạm trong thực tế dạy học là:
- Tương tác người dạy- người học.
- Tương tác người học- môi trường.
- Tương tác người dạy- người học- môi trường.
Người học được đặt ở vị trí trung tâm, việc giảng dạy của thầy cũng như học tập của trò đều nhằm mục tiêu giúp người học lĩnh hội kiến thức. Như vậy, dạy học tương tác đặc biệt làm tăng giá trị các mối quan hệ tác động qua lại tồn tại giữa người học, người dạy và môi trường trong quá trình dạy học. Sự tham gia đa dạng của ba nhân tố này trong quá trình dạy học là khởi nguồn của các quan hệ năng động giữa chúng, làm nên nét đặc trưng nhất của dạy học tương tác.
* Tương tác người dạy- người học
Hoạt động dạy (người dạy) và hoạt động học (người học) diễn ra đồng thời và song song. Hoạt động tương tác hướng đến người học, đề cao vai trò chủ động, tích cực của người học dưới vai trò tổ chức, điều phối của người dạy.
Các hoạt động thực hành- thí nghiệm; thảo luận hay hợp tác nhóm; tìm kiếm và thu thập thông tin để giải quyết vấn đề trong các dự án; động não của người học nhằm phát triển tư duy phê phán luôn được triển khai trong các giờ học. Chính thông qua các hoạt động này, sự tương tác giữa người dạy và người học được nhìn nhận theo lí thuyết dạy học hiện đại: người dạy là người điều khiển, người học là người tự điều khiển trong quá trình dạy học. Ở đây, người dạy không truyền thụ tri thức có sẵn cho người học mà dạy cho người học cách thức tìm ra tri thức đó.
* Tương tác người học- môi trường
NGƯỜI HỌC
MÔI TRƯỜNG NGƯỜI DẠY
12
Môi trường đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển trí tuệ và hình thành phẩm chất đạo đức của người học.
Về tự nhiên, môi trường tác động đến người học bởi các điều kiện về khí hậu, về vùng miền, về các điều kiện địa lí nơi người học sinh sống và học tập.
Về không gian, môi trường tác động đến người học mọi nơi, mọi chỗ: trong gia đình, trong từng góc phố, thôn xóm, trong nhà trường và ở lớp học hay trong xã hội trên bình diện rộng nhất. Các địa điểm khác nhau sẽ ảnh hưởng và tương tác tới người học khác nhau.Môi trường tác động đến người học từ nhiều nguồn thông tin: từ lời khuyên của cha mẹ trong gia đình; lời dạy bảo của thầy cô trong nhà trường; từ sự giao lưu với bạn bè, những người xung quanh; các nguồn thông tin từ báo chí, tài liệu, từ truyền hình hay mạng internet.
Về thời gian, sự biến đổi của thời gian gắn liền vớ sự biến đổi của lịch sử cũng tác động vào người học làm biến đổi quan niệm và tư duy của chính người học đó.
Như vậy, môi trường là nơi người học bộc lộ và phát huy khả năng trí tuệ của bản thân. Môi trường tốt là điều kiện thuận lợi để người học hình thành và phát triển nhân cách toàn diện. Ngược lại, người học tác động lại môi trường theo hướng có lợi cho cộng đồng, xã hội.
* Tương tác người dạy- người học- môi trường
Tương tác người dạy- người học- môi trường là sự tác động qua lại toàn diện giữa ba yếu tố trong sư phạm học. Ba tác nhân của ba đỉnh tam giác sư phạm tương tác được xem xét như một cơ chế hoạt động trong dạy học ngày nay. Ở đây, môi trường được nghiên cứu và xem xét ở trạng thái động, luôn có xu hướng biến đổi và tác động từ nhiều phía đến người dạy và người học.
Trong đó, môi trường bao gồm: môi trường gia đình (với các đặc điểm về di truyền, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế, các giá trị truyền thống của gia đình và sự khuyên bảo của bố mẹ, người thân,...); nhà trường (nơi hình thành và rèn luyện nhân cách cho người học); môi trường lớp học (không gian, thời gian, ánh sáng, âm thanh, sự bố trí, sắp xếp trong lớp học,...); môi trường xã hội (ảnh hướng đến hoạt động dạy học trong nhà trường bằng các thể chế chính trị, các chính sách
13
cả nhà nước, các định hướng, cải cách giáo dục, Luật giáo dục và việc hực hiện,...).
Bên cạnh đó thì môi trường công nghệ thông tin và truyền thông cũng tác động không nhỏ đến quá trình dạy học hiện đại.
Tóm lại, cơ chế tương tác trong môi trường sư phạm là sự giao thoa giữa ba tác nhân: người dạy- người học- môi trường. Sự tương tác giữa ba nhân tố hay tương tác hai trong ba nhân tố tùy theo điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. Trong quá trình này, người học tham gia hợp tác với bạn bè và chia sẻ nhiệm vụ để cùng đạt được kết quả học tập. Chính sự tham gia đó giúp người học thiết lập được mối quan hệ qua lại giữa người dạy và người học cũng như mối quan hệ giữa người học với nhau. Mặt khác, sự tham gia của người học cũng góp phần tạo ra môi trường thân thiện, hợp tác giữa người học và người dạy. Bên cạnh đó, môi trường sư phạm tương tác là nơi diễn ra hoạt động tương tác giữa người dạy và người học.
Nhân tố môi trường được xem xét ở trạng thái động chứ không phải trạng thái tĩnh.
Như vậy, môi trường luôn vận hành cùng với sự phát triển theo quy luật của quá trình dạy học, nhằm đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi của xã hội hiện nay. Các phương pháp dạy học tích cực cùng với công nghệ dạy học được đề xuất và ứng dụng trong dạy học hiện đại cũng đi theo xu hướng này. [11/tr.45-49]
1.1.4. Các hình thức dạy học được sử dụng trong phương pháp sư phạm tương tác khi dạy học môn Toán