Mối quan hệ giữa dạy học tương tác với các phương pháp dạy học khác

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5 (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5

1.2. Mối quan hệ giữa dạy học tương tác với các phương pháp dạy học khác

26

học theo lý thuyết tình huống, phương pháp kiến tạo, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp hợp tác, phương pháp dạy học khám phá) đều có tác dụng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Các phương pháp này đều “lấy người học làm trung tâm”, mọi tác động sư phạm của người dạy đều hướng vào chủ thể nhận thức là người học, khơi dậy và phát triển tiềm năng của người học, tạo điều kiện cho người học tích cực học tập hơn, được suy nghĩ nhiều hơn. Dưới sự dẫn dắt của người dạy, người học được tự hoạt động, tự khám phá để hình thành năng lực và phẩm chất theo yêu cầu mục tiêu dạy học. Người học không lệ thuộc tuyệt đối vào người dạy mà chủ yếu quan hệ trực tiếp với những kiến thức và các bạn cùng học thông qua hành động của chính mình. Như vậy, điểm chung của dạy học tương tác và một số các phương pháp dạy học tích cực khác là người học là chủ thể tự tìm ra tri thức, người dạy đóng vai trò hướng dẫn, tổ chức cho người học tự tìm kiếm, khám phá kiến thức.

Tuy nhiên, dạy học tương tác khai thác sự tác động qua lại của ba nhân tố là người học– người dạy– môi trường, đồng thời đề cao sự ảnh hưởng của môi trường đến quá trình dạy học. Vì thế nên nó khác biệt với những phương pháp dạy học khác.

- Trong dạy học phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, giáo viên đưa ra các tình huống có vấn đề, đưa ra vướng mắc mà học sinh chưa giải đáp được ngay, nhưng có liên hệ với tri thức đã biết để học sinh có thể tự giải đáp được nếu tích cực suy nghĩ. Còn trong dạy học phương pháp tương tác, giáo viên tạo ra môi trường tương tác chứa đựng những tri thức, gây sự ảnh hưởng và khả năng thích nghi của người học. Lúc này, môi trường tương tác cũng là một tình huống gợi vấn đề nhưng có khả năng được áp dụng rộng hơn. Nhiều khi môi trường tương tác không nhất thiết phải là một tình huống gợi vấn đề mà có thể là một trò chơi học tập hay các phương tiện dạy học như: tài liệu, sách báo, mạng Internet,...

- Đối với dạy học khám phá, dựa vào sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, người học được đặt vào vị trí là người phát hiện, khám phá lại những tri thức sẵn có để tự hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cụ thể, giáo viên sẽ đưa ra những câu hỏi hoặc những yêu cầu hành động dẫn dắt để khi học sinh giải đáp những câu hỏi

27

hay những yêu cầu đó, con đường dẫn đến tri thức sẽ dần xuất hiện. Khi giáo viên đưa ra các tình huống mở để học sinh tìm tòi, khám phá tri thức thì những tình huống này cũng gần giống với các tình huống trong môi trường dạy học tương tác.

Như vậy, trong dạy học khám phá, đã có sự tương tác của học sinh với môi trường tri thức và giữa các học sinh với nhau trong các hoạt động tìm tòi, khám phá tri thức. Tuy nhiên, trong dạy học tương tác, môi trường tương tác mà giáo viên đưa ra không phải lúc nào cũng là tình huống mở, mà còn có thể là hệ thống câu hỏi đáp, hệ thống tư liệu, và các phương tiện dạy học,...

- Phương pháp hợp tác là phương pháp dạy học rất dễ nhầm lẫn với dạy học tương tác. Trong dạy học hợp tác, giáo viên tổ chức và điều khiển các hoạt động học tập hợp tác của các nhóm học sinh để các em cùng nhau chiếm lĩnh tri thức của bài học. Dạy học hợp tác theo nhóm có thể tạo ra và thực hiện tốt các tương tác trong tất cả các bước của phương pháp này, được thể hiện rõ nhất là sự tương tác giữa người học với người học, người học với người dạy. Sự tương tác giữa người học với người học thể hiện rõ nhất trong quá trình các nhóm thảo luận, khi các em trao đổi, hợp tác, giao lưu, tranh luận với nhau, ý kiến của học sinh này sẽ tác động đến học sinh khác, học sinh khác tác động trở lại bằng việc tiếp thu, bổ sung hay phản bác lại những ý kiến đó. Sự tương tác giữa người học và người dạy được thể hiện qua việc giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm và hướng dẫn các nhóm thực hiện các nhiệm vụ đó, các nhóm học sinh thảo luận, trình bày kết quả để giáo viên tổng kết. Dạy học hợp tác và dạy học tương tác tuy có nhiều điểm tương đồng nhưng dạy học tương tác có khả năng áp dụng rộng hơn. Cụ thể ở phương pháp này, học sinh có thể tương tác với tài liệu, sách giáo khoa, hay tương tác với máy tính,... chứ không nhất thiết cần sự hợp tác theo nhóm.

- Đối với dạy học theo lý thuyết tình huống, hoạt động dạy học được lý thuyết hóa, và được xem đó là một đối tượng nghiên cứu độc lập. Giữa thầy và trò có sự tương tác trên những tri thức nhằm trang bị kiến thức cần thiết cho người học.

Trong quá trình dạy học, học sinh phải hoạt động tích cực, chủ động và sáng tạo, còn vai trò của giáo viên là ủy thác và thể chế hóa. Như vậy, dạy học theo lý thuyết tình huống và dạy học tương tác có điểm chung là cùng nhấn mạnh đến sự tương

28

tác giữa người dạy– người học– môi trường. Nhưng khái niệm môi trường trong lý thuyết tình huống không được hiểu rộng như dạy học tương tác, mà chỉ xét nó liên quan đến kiến thức trong tình huống giảng dạy.

- Còn đối với dạy học theo lý thuyết kiến tạo, tri thức mới của mỗi cá nhân nhận được từ việc điều chỉnh lại thế giới quan của họ sao cho đáp ứng những yêu cầu mà tự nhiên và thực trạng xã hội đặt ra. Trong dạy học kiến tạo, học sinh có được tri thức thông qua việc tự “xây dựng” theo chu trình: Tri thức đã có– dự đoán– kiểm nghiệm– (thất bại)- thích nghi– tri thức mới. Còn trong dạy học tương tác, tri thức được hình thành thông qua các hoạt động tương tác của học sinh với giáo viên và môi trường hay sự tương tác giữa các học sinh với nhau. Như vậy, trong phương pháp dạy học kiến tạo, sự tương tác giữa các học sinh với nhau có phần mờ nhạt hơn so với dạy học tương tác.

Qua nghiên cứu mối quan hệ giữa dạy học tương tác và các phương pháp dạy học khác, có thể nêu ra các đặc trưng cơ bản của dạy học tương tác như sau:

- Dạy học tương tác được thực hiện thông qua các tình huống dạy học tương tác.

- Dạy học tương tác chú trọng tạo ra môi trường tương tác. Đây là nơi diễn ra các hoạt động tương tác giữa các học sinh với nhau, giữa học sinh với giáo viên hay với các phương tiện dạy học (như tài liệu, sách giáo khoa, máy tính, mạng internet,…). Môi trường tác động trực tiếp đến hoạt động dạy và học.

- Tăng cường vai trò tích cực, chủ động của từng học sinh trong các hoạt động tương tác với học sinh khác, với giáo viên và môi trường.

- Việc đánh giá kết quả học tập được thực hiện thông qua tương tác giữa từng học sinh với tập thể và với giáo viên.

Tóm lại, dạy học tương tác có mối quan hệ mật thiết với các phương pháp dạy học tích cực khác. Các phương pháp này điểm chung là cùng lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học, điểm khác nhau ở cách thức thực hiện các phương pháp. Mỗi phương pháp dạy học đều có những mặt mạnh và hạn chế nhất định, đòi hỏi giáo viên cần biết cách vận dụng hợp lý các phương pháp sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh và trình độ của học sinh. Ngoài ra, để dạy học tương tác thành công

29

cũng cần sự hỗ trợ và kết hợp của các phương pháp khác mới đem lại hiệu quả cao.

[16/tr.51-54]

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5 (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)