Phân tích kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5 (Trang 86 - 91)

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.7. Kết quả thực nghiệm và kết luận

3.7.2. Phân tích kết quả thực nghiệm

Bảng 3.2. Kết quả trước khi thực nghiệm (Kết quả bài kiểm tra đầu vào)

Lớp Số lượng

Đạt Chưa đạt

SL TL (%) SL TL (%)

Thực nghiệm 38 30 78,94% 8 22,06%

Đối chứng 38 32 84,21% 6 16,79%

Từ bảng số liệu trên, ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả kiểm tra đầu vào của hai lớp thực nghiệm và đối chứng

Căn cứ vào số liệu trên biểu đồ, chúng tôi nhận thấy:

- Trong bài kiểm tra đầu vào, đa phần học sinh của hai lớp thực nghiệm và đối chứng đều làm được, tỉ lệ học sinh làm đúng khá cao, trên 75%.

- Tỉ lệ học sinh chưa đạt chiếm tỉ lệ thấp, dưới 25%.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Đạt Không đạt

Lớp TN Lớp ĐC

76

Qua đó chứng tỏ khả năng học Toán của học sinh hai lớp thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau trước khi thực nghiệm.

3.7.2.2. Kết quả sau khi thực nghiệm

Bảng 3.3. Kết quả sau khi thực nghiệm (Kết quả bài kiểm tra đầu ra)

Lớp Số lượng

Đạt Chưa đạt

SL TL (%) SL TL (%)

Thực nghiệm 38 35 92,11% 3 7,89%

Đối chứng 38 33 86,84% 5 13,16%

Từ bảng số liệu trên, ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.2. So sánh kết quả kiểm tra đầu ra của hai lớp thực nghiệm và đối chứng

Căn cứ vào số liệu trên biểu đồ, chúng tôi nhận thấy: Kết quả làm bài của học sinh theo tỉ lệ % xếp loại đạt và chưa đạt giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng có sự chênh lệch đáng kể. Như vậy bước đầu có thể khẳng định, phương pháp sư phạm tương tác và biện pháp mà chúng tôi vận dụng vào lớp thực nghiệm đã mang lại hiệu quả khả quan hơn lớp đối chứng (không tác động). Có thể nói các biện

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Đạt Không đạt

Lớp TN Lớp ĐC

77

pháp này đã giúp các em học tốt hơn, điều này được thể hiện qua kết quả làm bài của học sinh được nâng cao hơn so với kết quả trước đó.

Bảng 3.4. Kết quả trước và sau thực nghiệm của lớp thực nghiệm

Bài kiểm tra

Số lượng

Đạt Chưa đạt

SL TL (%) SL TL (%)

Trước TN 38 30 78,94% 8 22,06%

Sau TN 38 35 92,11% 3 7,89%

Từ bảng số liệu trên, ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.3. So sánh kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của lớp thực nghiệm

Căn cứ vào số liệu trên biểu đồ, chúng tôi nhận thấy: Kết quả bài làm của học sinh theo tỉ lệ % xếp loại đạt và chưa đạt của lớp thực nghiệm có sự chênh lệch đáng kể. Tỉ lệ học sinh làm bài đạt tăng 13,17% so với ban đầu, tỉ lệ học sinh làm bài chưa đạt giảm mạnh. Theo đó, có thể khẳng định biện pháp mà chúng tôi vận dụng vào lớp thực nghiệm đã có sự can thiệp nhất định, mang lại hiệu quả rõ rệt.

Bảng 3.5. Kết quả trước và sau thực nghiệm của lớp đối chứng

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Đạt Không đạt

Trước TN Sau TN

78 Bài kiểm

tra

Số lượng

Đạt Chưa đạt

SL TL (%) SL TL (%)

Trước TN 38 32 84,21% 6 16,79%

Sau TN 38 33 86,84% 5 13,16%

Từ bảng số liệu trên, ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.4. So sánh kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của lớp đối chứng

Căn cứ vào số liệu trên biểu đồ, chúng tôi nhận thấy: Kết quả bài làm của học sinh theo tỉ lệ % xếp loại đạt và chưa đạt của lớp đối chứng không có sự chênh lệch đáng kể. Tỉ lệ học sinh làm bài đạt tăng 2,63% so với ban đầu. Như vậy, có thể khẳng định, khi không áp dụng các biện pháp vận dụng phương pháp sư phạm tương tác trong dạy học môn Toán, kết quả học tập của học sinh ít có tiến bộ hơn và còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.

Dựa vào những kết quả phân tích và so sánh ở trên, chúng tôi đi đến kết luận:

- Hầu như học sinh đều hoàn thành các bài tập đưa ra, chỉ có vài học sinh cá biệt vẫn chưa làm được các bài tập khó.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Đạt Chưa đạt

Trước TN Sau TN

79

- Việc áp dụng phương pháp sư phạm tương tác vào dạy học môn Toán lớp 5 đã giúp học sinh học tốt hơn, vận dụng được tối đa các kiến thức, kĩ năng.

- Do điều kiện thời gian và điều kiện của lớp học còn nhiều hạn chế, các biện pháp chúng tôi sử dụng chỉ mới bước đầu khẳng định tính khả thi của nó.

Tiểu kết chương 3

Sau khi chúng tôi tiến hành thực nghiệm đối với các biện pháp được đưa ra ở chương 2, chúng tôi rút ra được kết luận:

Vận dụng phương pháp sư phạm tương tác trong dạy học môn Toán có tính khả thi, các biện pháp được đề xuất có hiệu quả (được thể hiện ở tỉ lệ phần trăm, học sinh ở mức độ đạt tăng lên). Việc vận dụng phương pháp sư phạm tương tác không những làm cho không khí lớp học tăng lên mà còn thu hút được sự chú ý, tham gia của tất cả học sinh trong lớp học đó. Thu được kết quả như trên là nhờ những lí do sau:

+ Giáo viên có hiểu biết sâu sắc về phương pháp sư phạm tương tác, sử dụng linh hoạt các kĩ thuật, phương tiện dạy học, huy động được vốn kiến thức, kĩ năng được trang bị trước đó làm tiền đề tác động đến học sinh, tạo ra môi trường học tập gần gũi, tạo điều kiện cho học sinh thể hiện được bản thân.

+ Học sinh được làm quen dần với cách thức tương tác, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm, tiếp cận được các phương tiện dạy học, được trực tiếp tham gia vào quá trình khám phá tri thức dưới sự hướng dẫn, gợi mở của giáo viên. Việc vận dụng phương pháp sư phạm tương tác trong dạy học môn Toán không những tạo điều kiện cho học sinh lĩnh hội tri thức tốt mà còn giúp học sinh biết cách hợp tác, tương tác với môi trường xung quanh, phát huy được năng lực tư duy, năng lực hợp tác của bản thân.

Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh bị điểm yếu kém vì học sinh được tiếp cận với phương pháp sư phạm tương tác chưa nhiều, quá trình tiến hành thực nghiệm còn ít. Mặc khác, thời gian cho học sinh tiến hành thảo nhóm còn ít, các tương tác trong dạy học chưa thật sự phát huy hết công dụng của nó. Nếu khắc phục được những khó khăn này thì chắc chắn kết quả học tập của học sinh sẽ được cải thiện tốt hơn.

80

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5 (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)