CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5
2.2. Các nguyên tắc khi vận dụng phương pháp sư phạm tương tác trong dạy học môn Toán lớp 5
* Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu, chương trình của môn học
Đề xuất biện pháp vận dụng phương pháp sư phạm tương tác phải phù hợp với định hướng chung của mục tiêu môn học và mục tiêu cụ thể của từng bài học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Mục tiêu bài học là cái đích mà học sinh sẽ nhận thức được hay hành động được sau khi kết thúc buổi học. Vì thế, khi vận dụng phương pháp sư phạm tương tác cần tránh tình trạng quá tải cho học sinh, phải xác định đúng, cụ thể và rõ ràng mục tiêu môn học (về kiến thức, kĩ năng và thái độ)
55
để giáo viên và học sinh hình dung được mục tiêu cần đạt sau mỗi bài, mỗi chương của môn học.
* Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề ra phải hợp lí, rõ ràng, phù hợp với đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học, phù hợp với mục tiêu và nội dung chương trình môn Toán lớp 5. Đồng thời phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo, gây được hứng thú cho học sinh.
* Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Các biện pháp được đưa ra cần đáp ứng yêu cầu tính hiện thực, khả thi của đa số các trường phổ thông. Giáo viên cần dự đoán được hiệu quả của các biện pháp được áp dụng vào quá trình dạy học: phương pháp dạy như thế nào, thời gian dành cho mỗi hoạt động là bao nhiêu, phương tiện dạy học có đủ không?... Trong đó cần phải chú trọng đế trình độ năng lực của giáo viên, đặc điểm nhận thức của học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. Nguyên tắc này đòi hỏi biện pháp được đưa ra, nội dung, phương pháp dạy học được áp dụng phải đem lại hiệu quả, nâng cao chất lượng tiết học, được học sinh tiếp nhận và hưởng ứng tích cực.
* Nguyên tắc đảm bảo tính tích cực, chủ động của các chủ thể tham gia vào quá trình dạy học
Trong quá trình dạy học, để tạo được sự tương tác cao và có hiệu quả thì người học phải có ý thức chủ động, tích cực tham gia các hoạt động do giáo viên tổ chức. Điều này phụ thuộc rất lớn vào ý thức của người học về vai trò của mình trong quá trình dạy học. Chính vì thế, để người học có ý thức chủ động, tích cực trong việc lĩnh hội tri thức người dạy cần:
- Thường xuyên nâng cao ý thức, trách nhiệm của người học.
- Đưa ra các kế hoạch học tập cụ thể, rõ ràng với người học.
- Đặt ra những yêu cầu phù hợp với khả năng của người học.
- Tạo điều kiện cho người học có sự chuẩn bị mọi mặt về tâm lí, kiến thức và phương tiện học.
- Thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên nhằm khuyến khích người học nỗ lực tham gia các hoạt động học tập.
56
* Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ trong tổ chức các hoạt động sư phạm
Dạy học là một chuỗi các tác động, tình huống sư phạm kế tiếp nhau tạo nên những vận động, phát triển không ngừng nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học.
Với vai trò tổ chức, hướng dẫn các hoạt động, người dạy sẽ tạo ra sự tương tác với người học, từ đó gây tương tác kéo theo phản ứng dây chuyền tới hàng loạt các tương tác khác trong dạy học.
Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, người dạy phải sắp xếp các hoạt động theo trình tự hợp lí, phù hợp với quy luật và hướng vào mục tiêu dạy học, chú ý kiểm soát, điều chỉnh linh hoạt các tác động sư phạm của mình làm tăng cường những tác động tích cực, thúc đẩy dạy học vận động phát triển không ngừng, thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học.
* Nguyên tắc đảm bảo tính linh hoạt, năng động và hợp tác giữa các chủ thể trong dạy học
Mỗi học sinh là một cá thể khác nhau về trình độ phát triển trí tuệ, về đặc điểm tâm sinh lí,... nhưng khi tham gia vào quá trình dạy học, các em cùng làm việc trong một môi trường, cùng hoạt động để đáp ứng yêu cầu của giáo viên đưa ra. Vì vậy, trong quá trình các em cùng làm việc, để hợp tác hiệu quả, thực hiện các nhiệm vụ dạy học, đòi hỏi các em phải có sự thống nhất ý kiến với nhau, phải linh hoạt và năng động trong việc hợp tác.
Với vai trò là người tổ chức, người dạy luôn phải quan sát, chẩn đoán nhu cầu nhận thức của từng đối tượng học sinh để điều chỉnh, sáng tạo các hoạt động dạy học. Để duy trì được hứng thú, truyền được cảm hứng cho người học, người dạy luôn phải làm mẫu, sáng tạo, linh hoạt trong việc vận dụng các kĩ thuật, các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm thu hút người học chủ động tham gia. Đặc biệt, trong một số tình huống, người dạy còn phải thể hiện sự thuyết phục, giải quyết các mâu thuẫn trong lớp thật hoàn hảo. Việc giúp đỡ kịp thời, đưa ra những quyết định thông minh và bộc lộ cảm xúc phù hợp là những yêu cầu quan trọng đối với người dạy trong tổ chức dạy học. Do đó, để hoàn thành tốt vai trò
57
chủ đạo của mình, người giáo viên phải có trình độ sư phạm vững chắc và có lòng nhiệt huyết với nghề.
* Nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng về chức năng giữa các chủ thể dạy học
Tương tác trong dạy học là sự tác động đa chiều của các yếu tố: người dạy- người học- môi trường. Xuất phát từ vai trò, chức năng riêng của chủ thể dạy và chủ thể học cho thấy: vị trí của chủ thể dạy luôn cao hơn chủ thể học xét trên nhiều phương diện (sinh lí, tri thức, kinh nghiệm, ý chí, sự tập trung chú ý, kiên nhẫn,...) nên tính chất xuôi chiều trong dạy học rất dễ xảy ra và thực tiễn đã chứng minh điểu này. Muốn khắc phục sự mất cân bằng này cần phải tăng cường tác động từ phía người học tới môi trường học, nhằm thúc đẩy tính tích cực học tập của người học. Chủ thể dạy chủ động thay đổi vị trí, nâng vị thế chủ thể học lên bằng những ứng xử sư phạm khéo léo: người dạy biết lắng nghe, tôn trọng và làm hài lòng người học (mối quan hệ bình đẳng hai chiều được thiết lập). Trong mối quan hệ đó, người họ sẽ tự tin, dám thể hiện mình nhiều hơn, người dạy sẽ hỗ trợ, giúp đỡ để người học học tốt hơn và cả hai cùng thực hiện tốt chc năng của mình trong dạy học. Vì vậy, giáo viên phải tạo điều kiện cho người học có cơ hội tham gia hoạt động nhiều hơn, đảm bảo sự tương tác bình đẳng để không ngừng thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học.
* Nguyên tắc đảm bảo môi trường dạy học thân thiện
Hoạt động của người dạy và người học luôn diễn ra trong những không gian và thời gian xác định, với ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố bên trong, bên ngoài. Đó chính là môi trường dạy học. Môi trường dạy học được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau: môi trường rộng và môi trường hẹp, môi trường vật chất và môi trường tinh thần, môi trường bên trong và môi trường bên ngoài, môi trường dạy và môi trường học. Môi trường trong quan niệm sư phạm tương tác là môi trường lớp học được tạo từ các yếu tố bên ngoài (phương tiện, điều kiện dạy học, phương thức hoạt động, ngôn ngữ,...), yếu tố bên trong (tâm lí, hành vi, các kinh nghiệm,...), yếu tố vật chất, tinh thần, các tình huống dạy học, các mối quan hệ xã hội của người dạy và người học. Các yếu tố này tương tác với nhau, tạo nên một môi trường
58
luôn ở trạng thái hoạt động. Người dạy và người học bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường, tuy nhiên người giáo viên phải biết nắm bắt và sử dụng hợp lí các yếu tố đó để tạo một môi trường học tập tích cực, mang lại hiệu quả cho người học.
[10/tr.14-15]