CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5
2.3. Biện pháp vận dụng phương pháp sư phạm tương tác trong dạy học môn Toán lớp 5
2.3.1. Biện pháp 1: Thiết kế các nhiệm vụ, tình huống dạy học tương tác tạo cơ hội cho học sinh được hoạt động, được giao tiếp thể hiện năng lực của bản thân
Khi thiết kế các nhiệm vụ, các tình huống dạy học thì giáo viên trước hết phải dự kiến được những phát sinh có thể xảy ra, tránh tình trạng bị động khi học sinh thắc mắc, đưa ra câu hỏi; cần đảm bảo quản lí về mặt thời gian và đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh; dự đoán những câu trả lời mà các em có thể suy nghĩ và trả lời được.
Các bài học trong môn Toán lớp 5 luôn có hai phần: lí thuyết và thực hành.
Đối với phần lí thuyết, giáo viên có thể giúp học sinh phát hiện, nắm bắt kiến thức thông qua hoạt động ngôn ngữ, nhận dạng, phát hiện vấn đề,... còn đối với các bài tập thực hành thì có thể tổ chức cho học sinh thảo luận, phân tích, so sánh,... Các nhiệm vụ được sử dụng không nằm ở dạng thông tin có sẵn mà phải đòi hỏi người học hoạt động, tìm tòi, suy nghĩ để phát hiện, chiếm lĩnh tri thức. Trong dạy học môn Toán, tình huống tương tác có thể là một thông tin trong sách giáo khoa hay hệ thống các câu hỏi đàm thoại giữa giáo viên và học sinh để tìm ra tri thức mới hay một bài toán chưa có cách giải, một tình huống gợi vấn đề hay một trò chơi giải toán đòi hỏi học sinh phải giải quyết, qua đó hình thành kiến thức mới. Cơ sở quyết định tính hiệu quả của dạy học tương tác dựa vào việc các tình huống tương tác mà giáo viên đưa ra có thú vị hay không, có thu hút được học sinh hay không.
Vì thế, các nhiệm vụ, tình huống tương tác cần phải phát huy được tính tích cực, hứng thú của người học, kích thích mong muốn tìm tòi, khám phá để người học chủ động thảo luận, trao đổi với nhau trong môi trường học tập thân thiện, gần gũi.
Bên cạnh đó, các nhiệm vụ, tình huống phải rõ ràng, cụ thể, phù hợp với nội dung
59
bài học, đảm bảo tính vừa sức, tạo được sự tác động qua lại giữa người học, người dạy và môi trường.
* Quy trình thiết kế các nhiệm vụ, tình huống tương tác:
Bước 1: Xác định đối tượng dạy học (Tìm hiểu năng lực, nhu cầu của học sinh trước khi thiết kế).
Bước 2: Xác định mục tiêu thiết kế (Dựa vào mục tiêu của hoạt động để thiết kế nhiệm vụ, tình huống hướng đến mục tiêu chung của toàn bài).
Bước 3: Lựa chọn nội dung thiết kế (Các nhiệm vụ, tình huống phải phù hợp với mục tiêu, nội dung của từng hoạt động, từng bài học).
Bước 4: Thiết kế nhiệm vụ, tình huống tương tác (Nội dung rõ ràng, cách tiến hành cụ thể).
Bước 5: Kiểm tra nhiệm vụ được thiết kế.
Ví dụ 2.1: Minh họa quy trình thiết kế nhiệm vụ, tình huống tương tác qua hành động vào dạy học bài Giới thiệu hình trụ. Giới thiệu hình cầu (trang 125-126)
Bước 1: Xác định đối tượng dạy học
Học sinh lớp 5, học lực: hoàn thành môn Toán.
Bước 2: Xác định mục tiêu thiết kế
Học sinh nhận biết một số đồ vật có dạng hình trụ và hình cầu.
Bước 3: Lựa chọn nội dung thiết kế
Tổ chức tình huống dưới dạng trò chơi học tập ở hoạt động củng cố bài Giới thiệu hình trụ. Giới thiệu hình cầu (trang 125-126)
Bước 4: Thiết kế nhiệm vụ, tình huống tương tác - Bước 1: Giới thiệu và phổ biến luật chơi
Chia lớp thành 3 đội, mỗi đội có 4-5 thành viên. Khi giáo viên hô bắt đầu, các thành viên của các đội lần lượt tiến lên bảng ghi tên của các đồ dùng, vật dụng có dạng hình trụ hoặc hình cầu. Trong thời gian 3 phút, đội nào ghi đúng và ghi nhiều tên hơn thì thắng cuộc.
- Bước 2: Học sinh tiến hành chơi.
- Bước 3: Giáo viên nhận xét về kết quả của trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.
60 Bước 5: Kiểm tra nhiệm vụ được thiết kế
Ví dụ 2.2: Minh họa quy trình thiết kế nhiệm vụ, tình huống tương tác qua giao tiếp vào dạy học bài Thể tích hình lập phương (trang 122)
Bước 1: Xác định đối tượng dạy học
Học sinh lớp 5, học lực: hoàn thành môn Toán.
Bước 2: Xác định mục tiêu thiết kế
Học sinh nhận dạng lại hình lập phương, đặc điểm hình lập phương và tìm ra công thức tính thể tích hình lập phương
Bước 3: Lựa chọn nội dung thiết kế
Tổ chức tình huống dưới dạng trò chơi học tập ở hoạt động hình thành kiến thức mới bài Thể tích hình lập phương (trang 122)
Bước 4: Thiết kế nhiệm vụ, tình huống tương tác
Cho học sinh quan sát vật thật có dạng hình lập phương (khối rubic), giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi:
- Khối rubic có dạng hình gì? (Hình lập phương)
- Xác định chiều dài, chiều rộng và chiều cao của khối rubic.
- Giả sử độ dài một cạnh của mỗi ô vuông nhỏ là 1cm thì thể tích của một ô vuông là bao nhiêu? (1cm3)
- Một lớp của khối rubic có bao nhiêu hình lập phương 1cm3? (4 x 4 = 16 hình lập phương 1cm3)
- Để có một khối rubic hình lập phương, chúng ta cần xếp bao nhiêu lớp ô vuông 1cm3 như thế? (4 lớp)
- Bốn lớp của khối rubic có bao nhiêu hình lập phương 1cm3? (16 x 4 = 64 hình lập phương 1cm3)
- Vậy thể tích của khối rubic là bao nhiêu? (64cm3)
- Từ cách tính như trên, em nào có thể rút ra công thức tính thể tích hình lập phương? (Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh)
Bước 5: Kiểm tra nhiệm vụ được thiết kế
61
Ví dụ 2.3: Minh họa quy trình thiết kế nhiệm vụ, tình huống tương tác qua xác nhận vào dạy học bài Ôn tập và bổ sung vào giải toán (tiếp theo, trang 20)
Bước 1: Xác định đối tượng dạy học
Học sinh lớp 5, học lực: hoàn thành môn Toán.
Bước 2: Xác định mục tiêu thiết kế
Học sinh củng cố được các cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ.
Bước 3: Lựa chọn nội dung thiết kế
Tổ chức tình huống dưới dạng cho học sinh tìm kiếm sai lầm trong lời giải ở hoạt động củng cố bài Ôn tập và bổ sung vào giải toán (tiếp theo, trang 20)
Bước 4: Thiết kế nhiệm vụ, tình huống tương tác
- Cho bài toán sau: Muốn đắp xong nền nhà trong 2 ngày, cần có 12 người.
hỏi muốn đắp xong nền nhà đó trong 4 ngày thì cần có bao nhiêu người? (Mức làm của mỗi người là như nhau).
- Một học sinh giải bài toán như sau:
Bài giải
Muốn đắp xong nền nhà trong một ngày cần số người là:
12 : 2 = 6 (người)
Muốn đắp xong nền nhà trong 4 ngày, cần số người là:
6 x 4 = 24 (người) Đáp số: 24 người
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài giải, tìm sai lầm trong lời giải của bài toán trên và sửa lại cho đúng.
Bước 5: Kiểm tra nhiệm vụ được thiết kế
Phương pháp sư phạm tương tác cũng như một số các phương pháp dạy học tích cực khác, luôn coi người học là trung tâm của quá trình học tập. Muốn dạy toán có hiệu quả thì nhất thiết phải cho học sinh hoạt động, tạo cơ hội cho học sinh tham gia, được giao tiếp, được thể hiện năng lực của mình, chỉ như vậy học sinh mới có thể nắm bắt được tri thức một cách vững vàng.
Ví dụ 2.4: Sử dụng hình thức dạy học theo nhóm vào bài Diện tích hình thang (trang 93)
62
- Giáo viên giới thiệu cho các nhóm hình thang đã chuẩn bị sẵn, yêu cầu các nhóm thảo luận, làm việc với nhiệm vụ: Cho hình thang ABCD có M là trung điểm cạnh BC. Tính diện tích hình thang ABCD.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm sử dụng hình thang bằng miếng bìa đã chuẩn bị ở nhà, mỗi nhóm sẽ cắt ghép hình thang tùy ý để được các hình đã được học như: hình tam giác, hình bình hành, hình chữ nhật,...
+ Cắt ghép hình thang thành hình tam giác:
+ Cắt ghép hình thang thành hình chủ nhật:
+ Cắt ghép hình thang thành hình bình hành:
A B
H C
M
D
A
N M
A B A
M
M C
D
B D
B
H
D H A A
D H
M
M B
C
63
- Từ các hình được cắt ghép tìm ra quy tắc tình diện tích hình thang.
- Giáo viên gọi đại diện các nhóm lên bảng trình bày kết quả. Các nhóm khác quan sát, nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, kết luận: Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai cạnh đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.