CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5
1.1. Phương pháp sư phạm tương tác trong dạy học
1.1.5. Các kĩ thuật dạy học được sử dụng trong phương pháp sư phạm tương tác
Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình học tập. Các kĩ thuật dạy học chưa phải là các phương pháp dạy học độc lập mà là những thành phần của phương pháp dạy học. Ví dụ như trong phương pháp thảo luận nhóm có các kĩ thuật dạy học như kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật khăn trải bàn,... hay muốn thực hiện phương pháp đàm thoại, giáo viên phải có kĩ thuật đặt câu hỏi.
Kĩ thuật dạy học trong dạy học tương tác là cách sử dụng các biện pháp dạy học, phương tiện dạy học của giáo viên theo những yêu cầu nhất định của mục đích bài dạy để làm gia tăng sự ảnh hưởng, sự tương tác lẫn nhau giữa các học sinh với nhau, giữa học sinh với giáo viên và môi trường, tạo thuận lợi cho việc dạy học có hiệu quả.
Việc sử dụng các phương pháp cũng như những kĩ thuật dạy học khác nhau không chỉ làm gia tăng chất lượng dạy học mà còn đảm bảo hiệu quả các mục tiêu giáo dục đề ra. Các kĩ thuật dạy học sau đây có thể được áp dụng trong dạy học môn Toán, làm tăng sự tương tác giữa giáo viên, học sinh với môi trường, đồng thời có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình dạy học, kích thích tư duy sáng tạo, sự chủ động của học sinh.
1.1.5.1. Kĩ thuật tổ chức hoạt động dạy học
Trong dạy học tương tác, vai trò của người giáo viên được xác địjnh là người xây dựng kế hoạch bài học, tổ chức, hướng dẫn học sinh để triển khai các hoạt động dạy học trên lớp. Vì thế, người giáo viên phải hiểu và nắm rõ cấu trúc của các hoạt động dạy học để thiết kế và tổ chức các hoạt động đó sao cho phù hợp với quy trình dạy học được thể hiện trong kế hoạch bài học. Mỗi một hoạt động dạy học đều có đối tượng và sản phẩm của nó, có thể biểu diễn cấu trúc của một hoạt động dạy học theo mô hình sau:
Hoạt động
(của GV và HS) Đối tượng Sản phẩm
16
Trong đó, hoạt động của giáo viên là hướng dẫn, hợp tác, giúp đỡ và chỉ ra cho học sinh những việc làm cần thiết bằng những yêu cầu hay câu hỏi gợi ý,...
Hoạt động của học sinh là thực hiện những việc làm cụ thể theo hướng dẫn của giáo viên để tác động tới đối tượng của hoạt động học như đọc yêu cầu bài tập, thực hành tính hay giải bài tập,... Đối tượng của hoạt động là nội dung tri thức mà học sinh cần chiếm lĩnh, là các bài toán hay các phép tính,... được thể hiện trong sách giáo khoa. Ngoài ra, đối tượng của hoạt động còn là các phương tiện học tập được học sinh sử dụng trong các hoạt động như sách giáo khoa, que tính, thước đo, ê ke, bộ hình học,... Sản phẩm là những tri thức, kĩ năng mà học sinh đạt được sau khi thực hiện các việc làm cụ thể, sản phẩm thường là các câu trả lời, lời giải của phép toán, đáp số hay những lời nhận xét, đánh giá,... [16/tr.78-87]
1.1.5.2. Kĩ thuật tạo tình huống tương tác gợi vấn đề
Theo tiến sĩ Đỗ Thị Hồng Minh, trong dạy học môn Toán, môi trường do người dạy tạo ra có thể là những tình huống gợi vấn đề có dụng ý sư phạm. Tình huống gợi vấn đề chứa đựng những mâu thuẫn với vốn kiến thức sẵn có của học sinh, đồng thời vừa sức với khả năng của học sinh để các em có thể điều chỉnh, thích nghi. Trong quá trình thích nghi sẽ nảy sinh tri thức mới, qua đó học sinh lĩnh hội được tri thức [5]. Thông qua tình huống gợi vấn đề, giáo viên sẽ tạo được môi trường, kích thích sự tìm tòi, sáng tạo của người học. Khi đó, người học sẽ được tương tác với môi trường là những tình huống có vấn đề mà giáo viên vừa tạo ra, gây hứng thú và mong muốn giải quyết được vấn đề đó. Muốn như vậy, tình huống gợi vấn đề cần phải thõa mãn các điều kiện: Tồn tại một vấn đề, gợi nhu cầu nhận thức, vừa sức với khả năng của học sinh. Qua quá trình giải quyết các tình huống có vấn đề, các em có thể điều chỉnh, thích nghi, trong quá trình thích nghi sẽ nảy sinh tri thức mới, học sinh sẽ lĩnh hội được tri thức. [16/tr.87-88]
* Phân loại tình huống tương tác:
Có ba kiểu tình huống tương tác là tình huống tương tác qua hành động, tình huống tương tác qua giao tiếp và tình huống tương tác qua xác nhận:
17
a) Tình huống tương tác qua hành động là tình huống được thể hiện qua hành động tham gia các trò chơi, tham gia hợp tác hoạt động các nhóm nhỏ của học sinh. Từ những nhiệm vụ, tình huống giáo viên đưa ra, học sinh tiến hành tiếp cận, tương tác với nhiệm vụ, với các thành viên trong nhóm và người hướng dẫn để giải quyết vấn đề, tìm ra tri thức mới.
b) Tình huống tương tác qua giao tiếp là tình huống được tạo ra chủ yếu thông qua hệ thống câu hỏi. Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi dựa vào nội dung sách giáo khoa hoặc theo quan điểm của bản thân sao cho hệ thống câu hỏi phù hợp với môi trường, nội dung bài học và năng lực của học sinh.
c) Tình huống tương tác qua xác nhận là tình huống mà trong đó giáo viên đưa ra lời giải một bài toán, yêu cầu học sinh tìm kiếm sai lầm trong lời giải đó hay hoạt động cùng nhau thảo luận, tìm hiểu một chủ đề kiến thức nào đó.
1.1.5.3. Kĩ thuật sử dụng câu hỏi
Trong dạy học môn Toán nói riêng cũng như những môn học khác nói chung, hệ thống câu hỏi của giáo viên có vai trò quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh. Hệ thống câu hỏi còn nhằm định hướng, dẫn dắt học sinh suy nghĩ, phát hiện kiến thức, khuyến khích các em động não, kích thích tính tích cực tìm tòi, sự ham hiểu biết. Thay vì đọc, chép như dạy học truyền thống, giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi để tương tác, trao đổi với học sinh mà thông qua đó, giáo viên có thể kiểm tra, đánh giá kiến thức và kĩ năng của học sinh để có thể điều chỉnh các hoạt động dạy học sao cho phù hợp. [16/tr.88-92]
Có rất nhiều loại câu hỏi được sử dụng trong dạy học nhưng ở đây, chúng tôi chỉ đề cập tới cách phân loại câu hỏi theo hình thức thể hiện là câu hỏi đóng và câu hỏi mở.
Câu hỏi đóng là những câu hỏi mà người học không cần tự trình bày câu trả lời mà lựa chọn những đáp án có sẵn (có hay không, đúng hay sai). Trong câu hỏi này, giáo viên biết trước câu trả lời, học sinh được cho trước đáp án. Vì câu trả lời có sẵn nên người được hỏi dễ dàng trả lời, ít tốn thời gian, nó còn giúp giáo viên xác định nhanh được hoc sinh có hứng thú, quan tâm đến điều giáo viên đang nói
18
hay không. Tuy nhiên phạm vi trả lời bị bó hẹp, cố fdịnh, không có tính gợi mở nên hạn chế khả năng tư duy của người học, vì thế, không nên lạm dụng câu hỏi đóng.
Câu hỏi mở là những câu hỏi không có câu trả lời nhất định đối với cả giáo viên lẫn học sinh, giúp giáo viên và học sinh cùng tư duy. Chúng kích thích suy nghĩ và mở ra những trao đổi, tranh luận, người được hỏi không bị gò bó về câu trả lời, thể hiện được tính độc lập, sáng tạo của mình. Qua việc trả lời những câu hỏi mở của học sinh, giáo viên có thể khai thác được nhiều hơn thông tin, từ đó đánh giá học sinh chính xác hơn.
Ví dụ 1.1: Ở câu hỏi đóng: “Em có thích môn Toán không?”, câu trả lời chỉ có thể là có hoặc là không, tuy nhiên khi hỏi câu hỏi mở: “Em thấy môn Toán như thế nào?” sẽ khuyến khích học sinh mở rộng câu trả lời (thích điều gì hay không thích đều gì ở môn Toán), từ đó khai thác được nhiều thông tin hơn.
1.1.5.4. Kĩ thuật đánh giá
Trong dạy học tương tác môn Toán, đánh giá thể hiện thái độ của giáo viên với học sinh về kết quả học tập, nhận thức của học sinh. Đánh giá trong dạy học tương tác không chỉ là đánh giá kết quả học tập của học sinh về kiến thức, kĩ năng, mức độ nhận thức thông qua các bài kiểm tra mà còn đánh giá thái độ, kĩ năng của học sinh khi các em tham gia các hoạt động tương tác như: giao tiếp, chia sẻ, làm việc theo nhóm, khai thác thông tin,... tinh thần trách nhiệm và tự khẳng định mình của học sinh. Như vậy, việc đánh giá không chỉ để thu thông tin ngược, điều chỉnh hoạt động dạy học mà còn có tác dụng thúc đẩy, khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động tương tác, tạo hứng thú học tập trong các tiết sau.
Ví dụ 1.2: Một học sinh yếu sẽ rất vui và tích cực hơn khi giáo viên thấy sự cố gắng và tiến bộ của mình và được giáo viên khen, động viên trước lớp. Nếu giáo viên không quan tâm đến điều đó hay đánh giá không phải lời động viên vì sự tiến bộ của học sinh mà lại so sánh với những học sinh khá, giỏi thì học sinh đó sẽ tự ti, mất đi sự cố gắng và có sự phản cảm với giáo viên.
Trong dạy học tương tác, đánh giá ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh. Đánh giá đúng sẽ cho phép cả hai cùng hợp tác kiến
19
tạo tri thức, phát triển kĩ năng với học sinh là người thực hiện, giáo viên là người hướng dẫn. Nếu như đánh giá không phù hợp thì nó sẽ là “vật cản” ảnh hưởng đến hứng thú học tập của học sinh cũng như mối quan hệ của giáo viên và học sinh.
Do đó, đánh giá phụ thuộc rất lớn vào kĩ năng sư phạm của giáo viên, nếu giáo viên đánh giá một cách khách quan, công bằng, có tính động viên thì sẽ củng cố niềm tin ở học sinh và cải thiện mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh. [16/tr.92- 94]
1.1.5.5. Kĩ thuật sử dụng phương tiện dạy học
Trong dạy học môn Toán, phương tiện dạy học có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút sự chú ý và tạo môi trường tương tác một cách sinh động cho học sinh. Phương tiện dạy học trên lớp bao gồm: Mô hình, hình vẽ, phiếu học tập, sách giáo khoa, bảng phụ,... Ngoài ra, giáo viên còn có thể kết hợp sử dụng các thiết bị khoa học- kĩ thuật hiện đại hỗ trợ vào trong việc giảng dạy, đặc biệt là công nghệ thông tin (Sử dụng bảng chiếu, máy tính cài phần mềm giải toán, soạn thảo giáo án điện tử,...) sẽ giúp tăng cường tương tác, giúp tiết học thêm phần sinh động.
Trong kĩ thuật sử dụng phương tiện dạy học, giáo viên cần chú ý sử dụng phương tiện đánh lúc, đúng mức, đứng chỗ thì mới phát huy tối đa hiệu quả của nó, góp phần tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ các hoạt động học tập của học sinh. [16/tr.94]