Xác định khối lượng phân tử trung bình của sodium alginate

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu điều chế alginate khối lượng phân tử thấp dùng làm thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng chống đông máu (Trang 103 - 106)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. NGHIÊN CỨU THU NHẬN SODIUM ALGINATE TỪ RONG NÂU VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SODIUM ALGINATE

3.3.4. Xác định khối lượng phân tử trung bình của sodium alginate

Khối lượng phân tử trung bình của sodium alginate được xác định bằng phương pháp sắc ký lọc gel (GPC). Phương pháp GPC không những cung cấp thông tin về khối lượng phân tử mà còn cung cấp thông tin đánh giá được độ sạch của mẫu đo, mức độ polymer hóa phân tử và sự phân bố khối lượng phân tử của sodium alginate.

Kết quả được trình bày ở hình 3.5 và hình 3.6.

Hình 3.5. Sắc ký đồ GPC của sodium alginate

Hình 3.6. Sự phân bố khối lượng phân tử của sodium alginate

Từ kết quả phân tích GPC ở hình 3.5 và 3.6 cho thấy:

- Sắc ký đồ hình 3.5 chỉ có 1 peak chứng tỏ sodium alginate thu được có độ tinh sạch cao.

- Kết quả phân tích ở hình 3.6 cho thấy sodium alginate thu nhận từ rong nâu T.

ornata có khối lượng phân tử trung bình số Mn̅̅̅̅ là 181,98 kDa; khối lượng phân tử trung bình khối Mw̅̅̅̅̅ là 648,32 kDa; khối lượng phân tử trung bình thu bởi ly tâm Mz̅̅̅̅ là 2.606,2 kDa; khối lượng phân tử trung bình thu bởi đo độ nhớt Mv̅̅̅̅ là 648,32 kDa.

- Độ polymer hóa phân tử trung bình DPn̅̅̅̅̅̅ được tính như sau [188]:

DPn̅̅̅̅̅̅ = Mn̅̅̅̅

175,37

Trong đó 175,37 là khối lượng phân tử của một monomer G hoặc M.

Như vậy, sodium alginate từ rong nâu T. ornata có độ polymer hóa phân tử trung bình là 1037. Theo một số nghiên cứu cho thấy độ polymer hóa phân tử trung bình của polysaccharide càng lớn thì polysaccharide sẽ có độ nhớt càng cao [188]. Như vậy, kết quả nghiên cứu về độ polymer hóa trung bình của được sản xuất theo quy trình nghiên cứu của luận án có độ polymer hóa phân tử trung bình khá cao, chứng tỏ sodium alginate có độ nhớt cao.

- Mức độ phân bố khối lượng phân tử biểu hiện qua chỉ số đa phân tán (polydispersity index) PI = Mw̅̅̅̅̅ / Mn̅̅̅̅ = 3,56 cho thấy mức độ phân bố khối lượng phân tử của sodium alginate do luận án sản xuất lớn hơn mức độ đa phân tán trung bình của alginate (thường dao động từ 1,5 ÷ 3), tuy nhiên cũng có loại alginate có chỉ số đa phân tán đạt đến 6 [64]. Kết quả phân tích ở hình 3.6 cũng cho thấy sự phân bố khối lượng phân tử của sodium alginate trong một dãy khá rộng, xét theo sự phân bố khối lượng phân tử theo các đỉnh cho thấy có 90% có khối lượng phân tử trung bình là 1394,2 kDa, 70% có khối lượng phân tử trung bình là 573,29 kDa, 50% có khối lượng phân tử trung bình là 320,97 kDa, 30% có khối lượng phân tử trung bình là 181,58 kDa, còn lại 10%

có khối lượng phân tử trung bình là 77,358 kDa.

Khối lượng phân tử trung bình theo độ nhớt (Mv̅̅̅̅) được tính theo công thức Mark - Houwink:

[] = k.( Mv̅̅̅̅)a

Các hệ số k và a tùy thuộc vào polymer, hệ số a dao động từ 0,73 đến 1,31. Đối với alginate thì có hệ số k = 2 x 10-3 và có hệ số a = 0,97 [128]. Alginate giàu mannuronic acid thì hệ số a nhỏ nhưng đối với alginate giàu guluronic acid thì hệ số a lớn [149].

Hình 3.6 cho thấy Mw̅̅̅̅̅ = Mv̅̅̅̅ = 648,32 kDa (thông thường Mn̅̅̅̅ < Mv̅̅̅̅ < Mw̅̅̅̅̅), nghĩa là a

 1. Điều này một lần nữa chứng tỏ phân tử alginate có thành phần giàu cả hai phân đoạn mannuronic acid và guluronic acid.

Từ những phân tích trên cho thấy sodium alginate thu được từ rong nâu T. ornata có độ tinh sạch cao, có khối lượng phân tử trung bình là 648,32 kDa, độ polymer hóa phân tử trung bình là 1037, chỉ số đa phân tán là 3,56. Kết quả phân tích còn cho thấy sodium alginate thu nhận có khối lượng phân tử trung bình đạt tiêu chuẩn theo Quy định QCVN 4 - 16: 2010/BYT của Bộ Y tế (trung bình thông thường từ 10 kDa đến 600 kDa). Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây đã công bố về alginate có nguồn gốc từ rong nâu sinh trưởng ở vùng nhiệt đới thường có khối lượng phân tử lớn. Chẳng hạn như đối với alginate của 3 loài rong nâu thu ở vùng nhiệt đới có khối lượng phân tử trung bình khoảng từ 591 kDa đến 1300 kDa và cũng có mức độ phân bố khối lượng phân tử tương đối lớn [84]. Đối với rong nâu S. turbinarioides ở bờ biển Madagascar có khối lượng phân tử trung bình 528,8 kDa [77].

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu điều chế alginate khối lượng phân tử thấp dùng làm thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng chống đông máu (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(235 trang)