Tổng quan công tác quản lý thuế và kết quả thống kê mô tả

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với cải cách hành chính thuế trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 55 - 60)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tổng quan công tác quản lý thuế và kết quả thống kê mô tả

4.1.1 Công tác quản lý thuế đối với khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Đồng Nai

Theo thống kê của Sở KH&ĐT tỉnh Đồng Nai, lượng tiền đầu tư FDI trong năm 2022 đạt tương đương hai tỷ đô, gần đạt 200 % chiến lược của năm. Trong đó có 111 dự án mới được duyệt, tổng tiền đầu tư gần 1,200 tỷ đô; 130 dự án tăng vốn đầu tư trên 800 triệu đô. Các dự án mới được chấp thuận và chuẩn hóa tăng vốn đều là những dự án mang tính công nghệ tân tiến, sở hữu lao động có chuyên môn cao, dự án công nghiệp bổ trợ và có ích với môi trường.

Hiện tại, khu vực Đồng Nai có 2000 project FDI với tổng tiền vốn 40 tỷ đô, trong đó số dự án còn hiệu lực là 1.500 dự án tổng vốn 30 tỷ đô; 500 dự án bị ngừng hoạt động tổng vốn 4,8 tỷ USD. Những dự án vốn FDI ở Đồng Nai thuộc những nhà đầu tư đến từ 45 quốc gia và vùng lãnh thổ, cao cấp nhất là Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc.

Hiện mới có khoảng sáu quốc gia thuộc ASEAN góp vốn vào tỉnh là Brunei, Malaysia, Thái Lan,Indonesia, Singapore, Phillipines. Ở hàng đầu là Singapore cùng tổng tiền đầu tư tương đương 4 tỷ đô. Sau đó là Thái Lan với số vốn 1,5 tỷ USD. Những doanh nghiệp ASEAN góp vốn vào Đồng Nai hoạt động chủ yếu ở những ngành nghề như bất động sản, cơ sở hạ tầng công nghiệp và vận hành sản xuất.

Giai đoạn gần đây, tuy hoạt động thu hút góp vốn FDI của Đồng Nai ưu tiên nhiều đến hình thức công nghệ hiện đại, con số gia tăng và hạn chế lao động, không đơn thuần chỉ là tiền góp vốn, nhưng tỉnh vẫn nằm trong nhóm sáu tỉnh, thành phố hàng đầu Việt Nam về gom vốn FDI và luôn là “miền đất hứa” trong mắt nhiều công ty hang đầu quốc tế. Nhiều tập đoàn top đầu trong mảng công nghiệp đều đã chọn Đồng Nai để đầu tư là: Taekwang, Meggitt, Chang Shin, Kenda, Pou Chen, Ajinomoto, Hyosung, Fujitsu,...

Nhìn chung thì tình hình quản trị nhóm doanh nghiệp có cô phần quốc tế trong phạm vi Đồng Nai qua từng năm như sau:

Bảng 4.1: Thực trạng vốn đầu tư nước ngoài tại Đồng Nai giai đoạn 2019 - 2022

Bảng 4.1 cho thấy Đồng Nai hiện có gần 1.400 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn thực hiện hơn 29,8 tỷ USD. Năm 2022, doanh nghiệp FDI đóng góp gần 14 tỷ USD giá trị xuất khẩu và trên 30% thu ngân sách của tỉnh. Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai. Nhìn lại trước đó, năm 2019 tỉnh Đồng Nai thu hút được 2,3 tỷ USD. Con số này giảm xuống 1,45 tỷ USD vào năm 2020 và tiếp tục giảm xuống còn 1,3 tỷ USD vào năm 2021. Đáng nói, sau 3 năm chờ đợi nhưng không có diện tích đất công nghiệp lớn ở Đồng Nai để thuê nên Tập đoàn Lego đã dời dự án về Bình Dương.

Không chỉ để vuột mất một dự án tỷ đô, tỉnh Đồng Nai cũng bỏ lỡ nhiều dự án FDI khác đến từ các quốc gia của châu Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản có vốn đầu tư từ vài chục đến hàng trăm triệu USD. Tuy nhiên, để thúc đẩy công nghiệp phát triển, từ nay đến năm 2025 tỉnh sẽ mở rộng, nâng cấp nhiều tuyến đường kết nối các quốc lộ, huyện, thành phố trong tỉnh với sân bay Long Thành và các tuyến cao tốc. Trong thu hút đầu tư, Đồng Nai ưu tiên các dự án công nghệ cao, thân thiện với môi trường, sử dụng ít lao động, mang lại giá trị gia tăng cao. Đồng Nai đang đối diện với một tương lai tương sáng trong phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, để phát triển công nghiệp công nghệ cao, trở thành đích đến của các tập đoàn hàng đầu thế giới thì tỉnh không chỉ trông chờ vào lợi thế tự nhiên mà còn phải tiếp tục đổi mới, đặc biệt là cần đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, thực hiện triệt để phương châm chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp.

4.1.2 Kết quả thống kê mô tả theo nhân khẩu học

Tác giả thực hiện khảo sát thực tế với lượng phiếu là 500 phiếu và đạt được 467 phiếu hợp lệ. Sau bước chắt lọc và kiểm tra lượng phiếu bị để trống nhiều, hoặc trả lời nhiều hơn một lựa chọn trong cùng một phát biểu, hoặc chọn toàn bộ phát biểu với cùng một phương án, lượng phiếu phù hợp là 467 phiếu. Do đó, trong bài nghiên cứu này, tác giả đã đưa số liệu vào xử lý chỉ còn 467 phiếu tương ứng là 467 người nộp thuế đại diện cho 467 doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Sau đây thể hiện kết quả xử lý từ phần mềm SPSS 20.0 về cơ bản người trả lời và thông tin của doanh nghiệp:

Bảng 4.2: Cơ cấu mẫu theo giới tính Giới tính Đáp viên Phần

trăm

Phần trăm hợp lệ

Tần suất tích lũy

Nam 196 42,0 42,0 42,0

Nữ 271 58,0 58,0 100,0

Tổng 467 100,0 100,0

(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0) Bảng 4.2 cho thấy người trả lời là nam 196 người chiếm tương ứng là 42,0

% và 58,0 % còn lại là nữ trên 467 phiếu hợp lệ.

Bảng 4.3: Cơ cấu mẫu theo quốc gia đầu tư Quốc gia đầu tư

Doanh nghiệp

Phần trăm

Phần trăm hợp lệ

Tần suất tích lũy

Hàn Quốc 33 7,1 7,1 7,1

Đài Loan 115 24,6 24,6 31,7

Nhật Bản 244 52,2 52,2 83,9

Asean 53 11,3 11,3 95,3

Khác 22 4,7 4,7 100,0

Tổng 467 100,0 100,0

(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0) Bảng 4.3 cho thấy doanh nghiệp Hàn Quốc chiếm 7,1 % tương ứng là 33 doanh nghiệp, tỷ lệ này tương đối thấp. Kế đến doanh nghiệp Nhật Bản chiếm cao nhất, chiếm tới 52,2 % tương ứng là 244 doanh nghiệp. Đây là tỷ lệ cao nhất trong mẫu điều tra 500 người nộp thuế tương ứng 500 doanh nghiệp nhưng 467 người trả lời hợp lệ.

Bảng 4.4: Cơ cấu mẫu theo ngành nghề kinh doanh Ngành nghề kinh

doanh

Doanh nghiệp

Phần trăm

Phần trăm hợp lệ

Tần suất tích lũy

Gia công dệt may 22 4,7 4,7 4,7

Chế Biên – Chế tạo 99 21,2 21,2 25,9

Bất động sản, giầy da 180 38,5 38,5 64,5

Khác 166 35,5 35,5 100,0

Tổng 467 100,0 100,0

(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0) Bảng 4.4 cho thấy doanh nghiệp gia công dệt may chiếm 4,7 % tương ứng là 22 doanh nghiệp, tỷ lệ này tương đối thấp nhất. Kế đến doanh nghiệp Chế Biên – Chế tạo chiếm cao thứ hai, chiếm tới 21,2 % tương ứng là 99 doanh nghiệp. Đây là tỷ lệ cao thứ hai trong mẫu điều tra 500 doanh nghiệp. Doanh nghiệp Bất động sản, giầy da chiếm cao nhất, chiếm tới 38,5 % tương ứng là 180 doanh nghiệp. Đây là tỷ lệ cao nhất trong mẫu điều tra 500 doanh nghiệp nhưng 467 người trả lời hợp lệ.

Bảng 4.5: Cơ cấu mẫu theo vốn đăng ký kinh doanh Vốn đăng ký kinh doanh Khách

hàng

Phần trăm

Phần trăm hợp lệ

Tần suất tích lũy

Dưới 30 tỷ 127 27,2 27,2 27,2

Từ 30 đến dưới 40 tỷ 161 34,5 34,5 61,7

Từ 40 đến dưới 50 tỷ 101 21,6 21,6 83,3

Từ 50 đến dưới 60 tỷ 36 7,7 7,7 91,0

Trên 60 tỷ 42 9,0 9,0 100,0

Tổng 467 100,0 100,0

(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0) Bảng 4.5 cho thấy doanh nghiệp dưới 30 tỷ chiếm 27,2 % tương ứng là 127 doanh nghiệp, tỷ lệ này tương đối thấp nhất. Kế đến doanh nghiệp từ 30 đến dưới 40 tỷ chiếm cao nhất, chiếm tới 34,5 % tương ứng là 161 doanh nghiệp. Đây là tỷ lệ cao nhất trong mẫu điều tra 500 doanh nghiệp. Doanh nghiệp từ 40 đến dưới 50 tỷ chiếm cao thứ ba, chiếm tới 21,6 % tương ứng là 101 doanh nghiệp.

Bảng 4.6: Thống kê mô tả mẫu về các nhân tố Kí hiệu Đáp viên Nhỏ nhất Lớn nhất Trung

bình

Độ lệch chuẩn

DTC1 467 1 5 3,16 0,970

DTC2 467 1 5 3,16 0,994

DTC3 467 1 5 3,28 0,958

DTC4 467 1 5 3,17 0,934

DTC5 467 1 5 3,25 0,921

SDC1 467 1 5 3,16 1,370

SDC2 467 1 5 3,10 1,282

SDC3 467 1 5 3,15 1,403

SDC4 467 1 5 3,10 1,414

MDDU1 467 1 5 2,64 1,400

MDDU2 467 1 5 2,94 1,364

MDDU3 467 1 5 2,78 1,320

MDDU4 467 1 5 2,89 1,326

PTHH1 467 1 5 3,13 1,004

PTHH2 467 1 5 3,20 1,025

PTHH3 467 1 5 3,31 0,987

PTHH4 467 1 5 3,15 0,958

PTHH5 467 1 5 3,24 0,963

NLPV1 467 1 5 3,54 1,011

NLPV2 467 1 5 3,48 1,034

NLPV3 467 1 5 3,43 1,059

CKMB1 467 2 5 4,06 0,946

CKMB2 467 1 5 3,51 1,083

CKMB3 467 2 5 3,81 1,275

CKMB4 467 1 5 3,51 1,312

(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0) Bảng 4.6 cho thấy số đáp viên có câu trả lời thấp nhất là 1 và cao nhất là 5.

Giá trị trung bình phần lớn xoay quanh giá trị 3. Độ lệch chuẩn của dữ liệu cũng không có sự biến động nhiều, nằm xoay quanh giá trị 1. Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phần mềm SPSS 20.0 tính ra các giá trị như: nhỏ nhất, lớn nhất, trung bình và độ lệch chuẩn từ dử liệu 467 phiếu hợp lệ.

Bảng 4.7: Thống kê mô tả về sự hài lòng của doanh nghiệp Kí hiệu Đáp viên Nhỏ nhất Lớn nhất Trung

bình

Độ lệch chuẩn

SHL1 467 1 5 3,30 0,980

SHL2 467 1 5 3,15 0,957

SHL3 467 1 5 3,23 0,971

(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0) Bảng 4.7 cho thấy số đáp viên có câu trả lời thấp nhất là 1 và cao nhất là 5.

Giá trị trung bình giữa các biến lệch nhau chưa tới 1. Độ lệch chuẩn của dữ liệu nằm xoay quanh giá trị 1,0 và không có lệch nhau nhiều giữa các biến. Các biến quan sát trong bảng thống kê mô tả có giá trị trên trung bình (mean = 3,30; 3,15;

3,23). Nhìn chung các doanh nghiệp đồng ý với các phát biểu về sự hài lòng, mức trả lời nhỏ nhất là 3 chứng tỏ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa hài lòng đối với cải cách hành chính thuế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với cải cách hành chính thuế trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)