Thảo luận kết quả

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với cải cách hành chính thuế trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 77 - 80)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.6 Thảo luận kết quả

Với dữ liệu khảo sát là 500 phiếu liên quan đến 500 doanh nghiệp FDI nhưng 467 phiếu trả lời hợp lệ khi đánh giá sự hài lòng. Bên cạnh đó, tác giả đã kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha; phân tích nhân tố khám phá (EFA); Mô hình hồi quy tuyến tính được sử dụng để kiểm định mối tương quan của các biến độc lập với biến phụ thuộc sự hài lòng của đối tượng khảo sát. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết được kiểm định thông qua phân tích hồi quy. Các nhân tố đưa vào mô hình hồi quy giải thích được 67,4% (lớn hơn 50% là khá tốt) sự biến thiên của sự hài lòng của doanh nghiệp. Còn lại 32,6% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy 6 biến độc lập là đều có mức ý nghĩa (Sig.) < 0,05. Hệ số phóng đại phương sai (VIF) đều nhỏ hơn 3,0, do đó không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Độ tin cậy: có mối quan hệ cùng chiều với sự hài lòng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với cải cách hành chính thuế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với mức ý nghĩa 5 %. Kết quả này chấp nhận giả thuyết H1. Kết quả hoàn toàn phù hợp với thực tiễn và các nghiên cứu trước như: Irwan và Rezkiyana (2020), Đặng Thanh Sơn, Lê Kim Long, Đỗ Văn Cường (2013). Để doanh nghiệp thấy được khai thuế qua mạng thuận tiện và nhanh chóng hơn (không giới hạn về không gian, thời gian nộp hồ sơ khai thuế), giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí (chi phí in tờ khai, chi phí đi lại). Cục Thuế tiếp tục mở các đợt tập huấn quy trình các ứng dụng của Tổng cục Thuế về kê khai thuế qua mạng cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hiểu rõ và tự tin sử dụng ứng dụng cũng như các chương trình được tải về.

Sự đồng cảm: có mối quan hệ cùng chiều với sự hài lòng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với cải cách hành chính thuế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với mức ý nghĩa 5 %. Kết quả này chấp nhận giả thuyết H2. Kết quả hoàn toàn phù hợp với thực tiễn và các nghiên cứu trước như: Parasuraman và đồng nghiệp (1985) và Ngô Thanh Thuỷ và Lê Minh Nhựt (2011).Đối với đồng cảm của dịch vụ cải cách khai thuế qua mạng. Tích cực làm công tác tuyên truyền, kèm theo là sự đánh giá và khen thưởng cho các cán bộ hoàn thành tốt công tác, cũng như được đánh giá cao trong phong cách làm việc, ứng xử trong quá trình công tác, lấy những

cán bộ đó làm tấm gương để các cán bộ khác trong chi cục tiếp tục nêu gương và phát huy hơn nữa nét đẹp văn hóa của người cán bộ ngành Thuế. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm trành hiện tượng tha hóa về đạo đức, hiện tượng đưa và nhận hối lộ, tham nhũng trong đội ngũ cán bộ của Cục Thuế Đồng Nai.

Mức độ đáp ứng: có mối quan hệ cùng chiều với sự hài lòng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với cải cách hành chính thuế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với mức ý nghĩa 5 %. Kết quả này chấp nhận giả thuyết H3. Kết quả hoàn toàn phù hợp với thực tiễn và các nghiên cứu trước như: Irwan và Rezkiyana (2020), Đặng Thanh Sơn, Lê Kim Long, Đỗ Văn Cường (2013) và Ngô Thanh Thuỷ và Lê Minh Nhựt (2011).Chính sách bảo mật, bảo vệ thông tin cá nhân, dữ liệu về thuế của tổ chức, cá nhân nộp thuế và thông tin giao dịch kê khai qua mạng phải được thông báo rõ ràng cho người nộp thuế. Cơ quan thuế cần đảm bảo tất cả tổ chức, cá nhân nộp thuế thực hiện giao dịch đều đọc và hiểu rõ chính sách bảo mật khi kê khai thuế qua mạng. Khi tổ chức, cá nhân nộp thuế nhận thức rõ chính sách bảo mật khi kê khai thuế qua mạng, cảm nhận của họ về mức độ an toàn của việc kê khai thuế qua mạng sẽ tăng lên.

Năng lực phục vụ: có mối quan hệ cùng chiều với sự hài lòng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với cải cách hành chính thuế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với mức ý nghĩa 5 %. Kết quả này chấp nhận giả thuyết H4. Kết quả hoàn toàn phù hợp với thực tiễn và các nghiên cứu trước như: Irwan và Rezkiyana (2020), Đặng Thanh Sơn, Lê Kim Long, Đỗ Văn Cường (2013) và Ngô Thanh Thuỷ và Lê Minh Nhựt (2011). Để nâng cao mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với nhân tố năng lực phục vụ, cán bộ, công chức ngành thuế cần hiểu rõ nhu cầu, vướng mắc của doanh nghiệp để có thể tư vấn, giải quyết đúng nội dung mà doanh nghiệp cần tìm hiểu với thời gian nhanh nhất. Muốn đạt được như vậy, phải chọn những cán bộ có nghiệp vụ chuyên môn sâu, có khả năng xử lý linh hoạt các tình huống giao tiếp và ứng xử tốt để hướng dẫn và giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp khi khai thuế qua mạng nhanh chóng và kịp thời.

Phương tiện hữu hình: có mối quan hệ cùng chiều với sự hài lòng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với cải cách hành chính thuế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với mức ý nghĩa 5 %. Kết quả này chấp nhận giả thuyết H5. Kết quả

hoàn toàn phù hợp với thực tiễn và các nghiên cứu trước như: Parasuraman và đồng nghiệp (1985), Đặng Thanh Sơn, Lê Kim Long, Đỗ Văn Cường (2013) và Ngô Thanh Thuỷ và Lê Minh Nhựt (2011). Đối với phương tiện hữu hình của dịch vụ cải cách khai thuế qua mạng. Thường xuyên cải thiện các chức năng quản trị để trang kê khai thuế có thể vận hành một cách thuận lợi và hiệu quả. Bên cạnh đó, cần phải tạo giao diện của trang khai thuế qua mạng thân thiện, màu sắc hài hòa, font chữ rõ ràng, dễ nhìn. Nâng cấp đường truyền internet để tốc độ truyền tải dữ liệu khi khai thuế qua mạng doanh nghiệp truy cập, gửi đi được nhanh chóng.

Công khai minh bạch: có mối quan hệ cùng chiều với sự hài lòng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với cải cách hành chính thuế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với mức ý nghĩa 5 %. Kết quả này chấp nhận giả thuyết H6. Kết quả hoàn toàn phù hợp với thực tiễn và các nghiên cứu trước như: Irwan và Rezkiyana (2020), Đặng Thanh Sơn, Lê Kim Long, Đỗ Văn Cường (2013) và Ngô Thanh Thuỷ và Lê Minh Nhựt (2011). Để đạt được sự đồng thuận của doanh nghiệp đối với việc nộp thuế, các cơ quan quản lý thuế cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các đơn vị, cá nhân về trách nhiệm, nghĩa vụ nộp thuế, cũng như các chế tài xử phạt đối với hành vi trốn thuế, giúp người dân thấy rõ mục đích, kế hoạch sử dụng ngân sách Nhà nước vào công tác đầu tư hạ tầng công nghệ, tạo lập môi trường kinh doanh trực tuyến an toàn, hiệu quả. Mặt khác, việc thông báo công khai về điều kiện phải nộp thuế cũng như các kế hoạch, địa điểm, đơn vị và thời gian thu thuế là điều cần thiết, tạo sự tin tưởng cho doanh nghiệp.

Tóm tắt chương 4

Trong chương 4, tác giả đã thực hiện việc kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy tuyến tính bội và thực hiện đo lường mức độ quan trọng các nhân tố cấu thành nên sự hài lòng của doanh nghiệp. Kết quả kiểm định cho thấy sáu giả thuyết đưa ra từ mô hình nghiên cứu được chấp nhận. Các kiểm định có sự khác biệt về sự hài lòng của doanh nghiệ theo thông tin doanh nghiệp như:

quốc gia đầu tư, ngành nghề kinh doanh, vốn đăng kí kinh doanh. Sáu nhân tố tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp bao gồm: Công khai minh bạch, phương tiện hữu hình, mức độ đáp ứng, sự đồng cảm, độ tin cậy và năng lực phục vụ.

Chương tiếp theo, tác giả sẽ trình bày kết luận và hàm ý quản trị cho từng nhân tố.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với cải cách hành chính thuế trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)