Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với cải cách hành chính thuế trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 90 - 93)

Kết quả nghiên cứu cho thấy việc ứng dụng mô hình lý thuyết về sự hài lòng với các biến quan sát được áp dụng trong luận văn là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện, lấy mẫu khảo sát chủ yếu tại Cục thuế Đồng Nai, vì vậy có thể sai số lấy mẫu, mẫu có thể chưa có tính đại diện cho tổng thể. Bên cạnh đó, đối tượng khảo sát chủ yếu người nộp thuế đại diện cho doanh nghiệp FDI, việc này chưa bao phủ hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo

Bên cạnh những kết quả đạt được, do hạn chế về thời gian và không gian nghiên cứu, luận văn vẫn còn một số hạn chế về phương pháp lấy mẫu và quy mô mẫu nghiên cứu. Nghiên cứu trong tương lai sẽ hoàn thiện hơn nếu mở rộng được quy mô mẫu nghiên cứu và khắc phục được các nhược điểm của phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Mặt khác, nghiên cứu cũng nên xem xét các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mức độ tác động của các yếu tố cá nhân người gia trả lời bảng hỏi như: kinh nghiện làm việc, số năm công tác… đến sự hài lòng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với cải cách hành chính thuế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Tóm tắt chương 5

Trong những năm trở lại đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và việc áp dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý nhà nước nói chung, quản lý thuế nói riêng, với mục đích nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với cải cách hành chính thuế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Luận văn đã xác định được mô hình nghiên cứu dựa trên khung lý thuyết về sự hài lòng và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Tuy nhiên, từ kết quả nghiên cứu cho thấy có sáu nhân tố được sắp xếp theo hệ số Beta chuẩn hóa từ cao đến thấp: Công khai minh bạch (0,449), độ tin cậy (0,435), mức độ đáp ứng (0,314), sự đồng cảm (0,206), phương tiện hữu hình (0,185) và năng lực phục vụ (0,097). Cuối cùng, luận văn cũng chỉ ra những hạn chế trong quá trình nghiên cứu và đưa ra các khuyến nghị nghiên cứu tiếp theo cần bổ sung, sửa chữa và hoàn thiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Lê Minh Nhựt (2011), “Sự thỏa mãn của khách hàng doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ hành chính thuế tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Kon Tum”, Tạp chí Tài chính, số 04, trang 83-93.

2. Đặng Thanh Sơn, Lê Kim Long, Đỗ Văn Cường (2013), “Đánh giá mức độ hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ tại Cục thuế tỉnh Kiên Giang”, Tạp chí Thuế nhà nước, số 07, trang 32 - 39.

3. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu thị trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.

5. Ngô Thanh Thuỷ (2011), “Cải tiến giá trị dịch vụ công mảng thuế, phạm vi tìm hiểu tại Chi cục thuế Quận 5”, Tạp chí Thanh tra Tài chính, số 3, trang 75 – 81.

6. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS (Tập 1), Nhà xuất bản Hồng Đức, TP. Hồ Chí Minh.

7. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS (Tập 2), Nhà xuất bản Hồng Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Tiếng Anh

8. Cronin & Taylor (1992), “Measuring service quality a reexamination and extension”, Journal of Marketing,56(3), pp. 55-68.

9. Gronroos, C, A. (1984), “Service quality mô hình and its marketing implications”, European, Journal of Marketing, 18(4), pp. 36-44.

10. Kotler, P., & Keller, K. L. (2006), Marketing Management, Pearson Prentice Hall, USA.

11. Irwan, J., & Rezkiyana, F. (2020), “Taxpayer satisfaction on service quality provided by employees: the case at Samsat Takalar”, Journal of Accounting and Economics, 8(5), pp. 134-146.

12. Parasuraman, A., Zeithaml, V., & Berry, L. (1988), “SERVQUAL: A MultipleItem Scale for Measuring Consumer Perceptions of Service Quality”, Journal of Retailing, 64(1), pp. 12-40.

13. Parasuraman, Valarie A. Zeilthaml., & Leonard L. Berry (1985), “A conceptual mô hìnhof service quality and its implications for future research”, Journal of Marketing, 49(2), pp. 41-50.

14. Zeithaml V., Berry L., & Parasuraman A. (1988), “Communication and control processes in the delivery of service quality”, Journal of Marketing, 52(3), pp 35-48.

15. Zeithaml, V. A., & Bitner, M. J. (2000), Services Marketing: Integrating Customer Focus across the Firm. 2nd Edition, McGraw-Hill, Boston.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với cải cách hành chính thuế trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)