4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường
4.2. Các phương pháp khác
a. Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu
Đây là phương pháp được sử dụng trong hầu hết các phần của báo cáo và là một phương pháp quan trọng trong quá trình lập báo cáo.
18 Các thông tin được thu thập bao gồm: Những thông tin về điều kiện tự nhiên, địa lý, kinh tế, xã hội,... những thông tin liên quan đến hiện trạng môi trường khu vực, hiện trạng môi trường của dự án, các thông tin về cơ sở hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
những thông tin tư liệu về hiện trạng của dự án; các quy hoạch có liên quan đến dự án, các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường của Nhà nước Việt Nam có liên quan, ngoài ra còn có các tài liệu chuyên ngành về công nghệ, kỹ thuật và môi trường.
b. Phương pháp điều tra, khảo sát
Khảo sát hiện trường là điều bắt buộc khi thực hiện công tác ĐTM để xác định hiện trạng khu đất thực hiện dự án nhằm làm cơ sở cho việc đo đạc, lấy mẫu phân tích cũng như làm cơ sở cho việc đánh giá và đề xuất các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm, chương trình quản lý môi trường, giám sát môi trường.
Do vậy quá trình khảo sát hiện trường càng chính xác và đầy đủ thì quá trình nhận dạng các đối tượng bị tác động cũng như đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động càng chính xác, thực tế và khả thi.
Trên cơ sở các tài liệu về dự án được cung cấp từ Chủ đầu tư, tiến hành khảo sát thực tế địa điểm khu vực thực hiện dự án nhằm xác định vị trí dự án, các đối tượng lân cận, hiện trạng cũng như mối tương quan đến các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội xung quanh khu vực dự án, đồng thời khảo sát hiện trạng các hạng mục công trình trong khu vực dự án, hiện trạng hoạt động và công tác bảo vệ môi trường của dự án phục vụ nội dung tại Chương 1, 2, 3 của báo cáo.
c. Phương pháp lấy mẫu, phân tích chất lượng môi trường
Phương pháp này nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng nước thải phát sinh tại dự án. Quá trình đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm luôn tuân thủ các quy định của Việt Nam. Trên cơ sở các kết quả phân tích, dự báo những tác động tiêu cực đến môi trường thông qua việc so sánh với các Quy chuẩn quốc gia, Tiêu chuẩn quốc gia hiện hành.
Kết quả phân tích hiện trạng môi trường được thể hiện trong mục hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường gồm kết quả phân tích chất lượng nước thải và khí thải sau xử lý tại bảng 2.1 và 2.2 của báo cáo và đính kèm tại phụ lục của báo cáo.
d. Phương pháp so sánh, đối chứng
Dùng để đánh giá hiện trạng và tác động trên cơ sở so sánh số liệu đo đạc hoặc kết quả tính toán với các giới hạn cho phép trong các QCVN, TCVN còn hiệu lực.
Phương pháp này được sử dụng trong Chương 3 báo cáo, trên cơ sở kết quả so sánh, các đánh giá khi vượt quá giới hạn cho phép, đề xuất biện pháp giảm thiểu.
So sánh các số liệu thu thập, phân tích hiện trạng chất lượng môi trường không khí, môi trường nước mặt, nước ngầm, đất với các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định để đánh giá chất lượng môi trường nền tại khu vưc dự án.
19 e. Phương pháp kế thừa
Kế thừa có chọn lọc các thông tin, số liệu thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau nhằm xác định, phân tích, đánh giá các điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường.
Trong phạm vi báo cáo này kế thừa các thông tin, dữ liệu thông tin về quy mô các hạng mục công trình, dây chuyền sản xuất hiện có, kế thừa phương pháp đánh giá tác động và biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn hoạt động của dự án dựa trên Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đã được phê duyệt. Phương pháp này sử dụng trong Chương 1, Chương 3 của báo cáo.
f. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia được thể hiện tại chương 6 bằng hình thức lấy ý kiến tham vấn chuyên gia sau khi đã hoàn thành bản dự thảo báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định. Các chuyên gia xin ý kiến tham vấn làm việc trong lĩnh vực điện tử hoặc hóa học có liên quan đến nội dung chính của báo cáo.
g. Phương pháp đánh giá rủi ro môi trường
Phương pháp chuyên gia được thể hiện tại chương 3 là phương pháp phân tích các dữ liệu, thông tin để đưa ra những đánh giá định tính về những rủi ro, sự cố xảy ra trong quá trình xây dựng hay hoạt động của một dự án. Trong báo cáo này, phương pháp đánh giá rủi ro môi trường được thể hiện tại các kết quả dự báo rủi ro, sự cố như:
sự cố cháy nổ, sự cố tràn đổm rò rỉ hóa chất, sự cố tai nạn giao thông, tai nạn lao động, sự cố đối với công trình xử lý môi trường, sự cố về an toàn thực phẩm...
5. Tóm tắt nội dung chính của báo cáo ĐTM 5.1. Thông tin về dự án
a. Thông tin chung
- Tên dự án: Nhà máy sản xuất dây và cáp điện Wonderful Việt Nam
- Địa điểm thực hiện dự án: Lô XN21 và XN24, KCN Đại An, phường Tứ Minh, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
- Tên Công ty: Công ty TNHH dây và cáp điện Wonderful Việt Nam
- Địa chỉ trụ sở chính: Lô XN21 và XN24, KCN Đại An, phường Tứ Minh, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
- Người đại diện theo pháp luật:
Ông CHANG MING - LIEH Chức danh: Chủ tịch hội đồng thành viên.
- Điện thoại: 02203.555.588 Fax: 02203.555.599
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số: 7647057941 do Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương cấp, chứng nhận lần đầu ngày 20/05/2010, cấp chứng nhận điều chỉnh lần thứ mười ngày 28/03/2022.
b. Phạm vi, quy mô
20 Ranh giới tiếp giáp Dự án như sau: được thực hiện trên diện tích 70.000 m2 thuộc lô XN21 và XN24, KCN Đại An, phường Tứ Minh, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Ranh giới tiếp giáp của dự án như sau:
+ Phía Bắc giáp Công ty TNHH Sumidenso Việt Nam.
+ Phía Nam giáp tuyến đường KCN Đại An.
+ Phía Đông giáp Công ty TNHH Prettl Việt Nam và Công ty TNHH Tiens Việt Nam.
+ Phía Tây giáp tuyến đường trục chính KCN Đại An.
c. Công suất của dự án
+ Sản xuất, gia công dây và cáp điện các loại, dây cáp thông tin, dây cáp viễn thông: 400.000.000 m/năm;
+ Sản xuất, gia công các loại dây điện dùng trong ô tô: 402.600.000 m/năm;
+ Doanh thu từ hoạt động thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu và quyền phân phối bán buôn hàng hóa: 18.000.000 USD/năm;
d. Công nghệ sản xuất
Dây chuyền công nghệ sản xuất áp dụng cho dự án là dây chuyển tiên tiến, hiện đại và đồng bộ sử dụng hiệu quả và nâng cao năng suất lao động của công nhân, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đồng thời đảm bảo an toàn cho môi trường. Quy trình sản xuất tổng thể của dự án như sau:
Quy trình sản xuất chính: Dây đồng → Kéo sợi → Ủ mềm/tráng thiếc → Bện dây → Bọc lớp cách điện → Bọc vỏ nhựa → Nhập kho.
Các bước trong quy trình sản xuất được trình bày chi tiết các thao tác ở phần dưới của báo cáo.
Loại hình dự án: Dự án điều chỉnh nâng công suất dự án.
Dự án thuộc loại hình nhà máy sản xuất thiết bị điện, dự án đầu tư nhóm I (Loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất lớn quy đinh tại số thứ tự 17 phụ lục II và là dự án điều chỉnh nâng công suất quy định tại số thứ tự 12 phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/02/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường).
e. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án Quy mô các hạng mục công trình của dự án như sau:
21 Bảng 2. Quy mô các hạng mục công trình của dự án
TT Tên hạng mục Ký
hiệu Đơn vị Hiện tại Nâng công suất
HĐ ổn định I Các công trình
chính
I.1 Nhà xưởng + VP 1 Nhà xưởng 01 và
VP (2 tầng) m2 3.296 -
2012 2 Nhà xưởng 02 (1
tầng) m2 3.240 -
2012 3 Nhà xưởng 03 (3
tầng) m2 3.240 -
2012 4 Nhà xưởng tráng
thiếc m2 236,56 -
2012 5 Nhà kho XD năm
2012 m2 432 -
6 Nhà kho XD năm 2019
16 m2 2.074 -
7 Nhà xưởng 04 (1 tầng)
19 - 3.240
8 Nhà kho XD năm 2024
16A - 2.592
I.2 Công trình phụ 1 Nhà bảo vệ, kiểm
tra thẻ, thay đồ m2 142,5
2 Nhà ăn ca m2 300
3 Cột cờ, đài phun
nước m2 400
4 Cổng, hàng rào m2 429,63
II Các công trình kỹ thuật
1 Nhà nén khí m2 108,04 2012
2 Nhà WC công m2 85,39
22 TT Tên hạng mục Ký
hiệu Đơn vị Hiện tại Nâng công suất
HĐ ổn định nhân
3 Nhà để xe công
nhân m2 580
4 Bể nước làm mát m2 9,88
5 Bể dầu làm mát m2 20
6 Bể nước ngầm,
nhà bơm m2 105
7 Trạm điện 01 m2 37,98
8 Trạm điện số 2 m2 128
9 Bãi đỗ xe m2 80
10 Bể nước cứu hỏa
xây ngầm m3 157,5
11 Bể nước cứu hỏa m3 500
12 Bể nước ngầm 03 m2 126
13 Không gian dẫn cấp về
20 m2 - 530
14 Bể nước làm lạnh 21 m3 - 100
15 Trạm biến áp 22 m2 - 79,50
16 Bể nước ngầm 23 m3 - 700
17 Phòng bơm 24 m2 - 30
III Công trình BVMT
1
Kho chứa chất thải phía sau nhà bảo vệ
m2 40
2
Kho chứa chất thải cạnh xưởng tráng thiếc
m2 20
3 Nhà kho để vỏ
thùng m2 182
23 TT Tên hạng mục Ký
hiệu Đơn vị Hiện tại Nâng công suất
HĐ ổn định IV
Đất giao thông, cây xanh và đất dự trữ
1 Đất giao thông m2 11.538,24 Tăng 1.656 13.194,24 2 Đất xây xanh và
dự trữ ( lô XN21) m2 19.809,91 Giảm 4.248 15.561,91 3 Đất dự trữ ( lô XN
24) m2 25.000,00 Giảm
5.367,5 19.632,50 5.2. Hạng mục công trình và hoạt động kèm theo các tác động xấu đến môi trường theo các giai đoạn của dự án
a. Giai đoạn triển khai xây dựng
- Nước thải sinh hoạt của công nhân thi công trên công trường; nước thải thi công; nước mưa chảy tràn.
- Bụi và khí thải từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, chất thải xây dựng; quá trình thi công xây dựng hạ tầng và các hạng mục công trình dự án.
- Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân thi công trên công trường trong giai đoạn thi công; chất thải rắn xây dựng và chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình thi công xây dựng.
- Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải: Tiếng ồn, độ rung từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, chất thải; máy móc thi công.
b. Giai đoạn vận hành
- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên làm việc tại nhà máy; nước mưa chảy tràn.
- Bụi, khí thải từ phương tiện giao thông ra vào khu vực dự án.
- Bụi, khí thải từ quá trình sản xuất.
- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của các bộ nhân viên; chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình sản xuất.
5.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án
5.3.1. Quy mô, tính chất của nước thải a. Trong giai đoạn thi công xây dựng
24 - Nước thải sinh hoạt phát sinh của công nhân tham gia thi công xây dựng ước tính khoảng 9 m³/ngày đêm. Thành phần chủ yếu bao gồm TSS, BOD5, COD, Amoni, coliform,…
- Nước thải phát sinh chủ yếu từ quá trình rửa xe vận chuyển nguyên vật liệu và rửa thiết bị, dụng cụ thi công khoảng 9,3 m³/ngày đêm. Thành phần chủ yếu: dầu mỡ khoáng, TSS, COD...
- Nước mưa chảy tràn qua khu vực Dự án với lưu lượng khoảng 1,42 m³/s. Thành phần chủ yếu là TSS, COD, Tổng N, Tổng P, ….
b. Trong giai đoạn vận hành
- Nước thải phát sinh từ quá trình sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên lớn nhất khoảng 32 m³/ngày đêm. Thành phần chủ yếu gồm TSS, BOD5, COD, Tổng N, Tổng P, Coliform,…
- Nước thải sản xuất: không phát sinh.
- Nước mưa chảy tràn phát sinh trên toàn bộ diện tích Dự án với lưu lượng tính theo trận mưa lớn nhất khoảng 4,25 m³/s. Thành phần chủ yếu là TSS, COD, Tổng N, Tổng P, …
5.3.2. Quy mô, tính chất của bụi, khí thải a. Trong giai đoạn thi công xây dựng
- Hoạt động của máy móc trên công trường thi công và hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ thi công phát sinh chủ yếu là bụi và khí thải với thành phần chủ yếu là CO, SO2, NO2,...
- Hoạt động bốc dỡ, vận chuyển và tập kết nguyên vật liệu phục vụ thi công phát sinh chủ yếu là bụi.
- Hoạt động hàn, cắt phát sinh khói hàn với thành phần chủ yếu là khói hàn, CO, NOx,…
- Hoạt động sơn tường phát sinh chủ yếu là hơi hữu cơ.
b. Trong giai đoạn vận hành
- Hoạt động sản xuất các sản phẩm của dự án phát sinh chủ yếu là hơi sơn, nhựa...
- Hoạt động của các phương tiện giao thông phát sinh chủ yếu là bụi và khí thải với thành phần chủ yếu là CO, SO2, NO2, …
- Hoạt động tập kết chất thải rắn sinh hoạt phát sinh mùi hôi, khí H2S, CH4,...
- Hoạt động vận hành các trạm xử lý nước thải tập trung của Dự án phát sinh khí thải có mùi hôi với thành phần chủ yếu là H2S, CH4,...
5.3.3. Quy mô, tính chất của chất thải rắn thông thường a. Trong giai đoạn thi công xây dựng
- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân thi công với khối lượng ước tính khoảng 100kg/ngày. Thành phần chủ yếu là thức ăn thừa,
25 giấy báo, túi nilon, vỏ hoa quả,…
- Chất thải rắn xây dựng phát sinh với khối lượng ước tính khoảng 393,47 tấn trong suốt quá trình thi công (tương đương với 9,1 tấn/tháng tương đương 303,6 kg/ngày). Thành phần chủ yếu là vật liệu rơi vãi, đất, đá, cát, gạch vỡ, bê tông thừa, vỏ bao bì, xà bần,...
b. Trong giai đoạn vận hành
- Hoạt động sản xuất của dự án phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường với tổng khối lượng khoảng 1.643 kg/ngày. Thành phần chủ yếu là bao bì, bìa carton,
- Hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên phát sinh chất thải rắn sinh hoạt với tổng khối lượng khoảng 370 kg/ngày. Thành phần các chất ô nhiễm chủ yếu là thức ăn thừa, giấy báo, túi nilon, vỏ hoa quả,…
- Bùn từ hệ thống xử lý nước thải: khoảng 115 kg/ngày đêm.
5.3.4. Quy mô, tính chất của các chất thải nguy hại a. Trong giai đoạn thi công xây dựng
- Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động thi công xây dựng với khối lượng ước tính khoảng 355 kg/tháng. Thành phần chính: Chất thải có chứa dầu; giẻ lau, găng tay dính dầu, vải lọc dầu thấm dầu, bóng đèn huỳnh quang; vỏ hộp sơn thải…
b. Trong giai đoạn vận hành
- Chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình hoạt động của Dự án với khối lượng ước tính khoảng 68,5 kg/ngày. Thành phần chủ yếu là dầu thải, phoi kim loại nhiễm dầu, sơn, cặn sơn, hàng lỗi thải nhiễm dầu.
5.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 5.4.1. Về thu gom, thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
a. Giai đoạn thi công xây dựng
- Nước thải sinh hoạt: Bố trí 05 nhà vệ sinh di động trên công trường, dung tích bể lưu chứa chất thải 1.600 lít đảm bảo thu gom toàn bộ nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân; hợp đồng với đơn vị có chức năng định kỳ hút, vận chuyển và xử lý khi đầy bể, không xả thải ra môi trường.
- Nước thải thi công: Nước thải phát sinh từ hoạt động rửa xe, thiết bị thi công được thu gom vào bể lắng 02 ngăn có thể tích là 10 m³ (KT:5x2x1m). Tại ngăn đầu tiên bổ sung lớp vải thấm lọc dầu, được thay định kỳ khoảng 3-4 tuần/lần và được thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định về chất thải nguy hại. Nước thải từ hoạt động rửa xe, thiết bị được sử dụng tuần hoàn để rửa xe, tưới dập bụi khu vực thi công, không xả ra ngoài môi trường. Khi kết thúc hoạt động thi công, toàn bộ nước thải, bùn lắng được Chủ dự án đầu tư thực hiện ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.
26 - Thực hiện che chắn và hạn chế vật liệu xây dựng rơi vãi trên công trường; xây dựng hệ thống rãnh thoát nước và hố ga lắng cặn xung quanh khu vực Dự án với khoảng cách khoảng 30 m/hố để thu gom nước mưa chảy tràn trong phạm vi Dự án trước khi thực hiện thi công. Toàn bộ nước mưa chảy tràn tại các công trường thi công được thu gom vào hệ thống mương, rãnh, hố lắng kích thước L × B × H khoảng (1 × 1× 2) m/hố, thể tích khoảng 02 m³/hố bố trí dọc theo hướng thoát nước xung quanh Dự án để lắng, lọc trước khi thoát ra hệ thống thoát nước mưa của KCN.
b. Giai đoạn vận hành
* Đối với nước thải sinh hoạt
- Hệ thống thoát nước thải của Dự án được thiết kế riêng biệt hoàn toàn với hệ thống thoát nước mưa.
- Xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại 3 ngăn - Xử lý sơ bộ nước thải nhà bếp bằng bể tách mỡ
- Nước thải dự án được xử lý bằng bể tự hoại trước khi đấu nối vào hệ thống của KCN
+ Bể phốt 1: khu vực nhà xưởng 01, 02 thể tích 15m3 + Bể phốt 2: khu xưởng 3 thể tích 32m3
+ Bể phốt 3: khu vực văn phòng thể tích 5m3 + Bể phốt 5: khu vực nhà ăn thể tích 8m3 + Bể phốt 6: khu vực nhà bảo vệ thể tích 5m3 + Bể tách mỡ thể tích 11m3
* Biện pháp thu gom đối với dầu làm mát
Bể chứa dầu làm mát máy kéo được bố trí ngay sát khu xưởng sản xuất. Thể tích các bể như sau:
Bể chứa dầu làm mát 1 và 2 có thể tích mỗi bể 70m3, kích thước 5*4*3,5m Bể được xây dựng gạch 20, tường trát xi măng, nền bê tông chống thấm. Bể có mái tôn che nắng mưa. Để tuần hoàn dầu làm mát, Công ty đã bố trí 2 bơm công suất 45m3/h; 25mH2O để bơm lại lượng dầu làm mát cho các máy kéo.
* Đối với nước làm mát
Bể chứa nước có thể tích kích thước 84m3 dài x rộng x cao: 6x4x3,5m Hệ thống đường ống dẫn bao gồm:
- Ống dẫn nước vào các máng chứa nước làm mát là loại ống kẽm Ф100. Ống này dẫn nước từ bể chứa nước ngầm phía
* Đối với nước mưa
- Nước mưa trên mái được thu gom vào máng thoát nước và được thoát xuống cống bằng ống nhựa PVC D125mm; dài 1.050m