CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
3.2. Đánh giá tác động môi trường và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn hoạt động sản xuất
3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động
3.2.1.3. Đánh giá, dự báo tác động do các rủi ro, sự cố
* Sự cố cháy nổ, chập điện - Nguyên nhân:
+ Chập điện do quá tải đường dây (lâu ngày không được thay thế).
+ Công nhân vận hành máy không đúng quy trình (chạy quá tải, không tuân thủ các bước vận hành), quá trình làm việc có hút thuốc.
+ Sử dụng nhiên liệu dầu bảo dưỡng, dầu thủy lực, dầu DO không đúng mục đích, để bừa bãi không gọn gàng.
+ Đặc điểm hoạt động dự án phải sử dụng và dự trữ một lượng nhiên liệu dùng cho các động cơ/máy móc. Các loại khí và nhiên liệu này đều rất dễ cháy, nổ, đặc biệt là về mùa khô, nhiệt độ không khí cao, độ ẩm thấp và gặp nguồn kích cháy.
+ Yếu tố tự nhiên: Sét đánh.
- Tác động: Khi xảy ra sự cố sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với tài sản Công ty, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không có biện pháp ứng phó sự cố kịp thời và hợp lý. Bên cạnh đó, cháy nổ còn làm ô nhiễm môi trường khu vực.
* Sự cố sét đánh
- Nguyên nhân: Sét đánh là hiện tượng phóng tia lửa điện giữa các đám mây tích điện và mặt đất khi đám mây dông này di chuyển gần mặt đất.
Sét thường đánh vào những khu vực có đặc điểm sau:
+ Đánh vào những ngọn cây cao, đặc biệt là những loại cây có nhiều rễ ăn sâu xuống đất, cây chứa nhiều nước và có khả năng dẫn điện tốt như cây đa, cây sến, cây sồi, cây dừa.
+ Đánh vào những nơi có nguồn không khí nóng, đặc biệt là các ống khói.
+ Đánh vào những nơi có dải đất sét chạy ngầm dưới đất hoặc những vùng có nhiều kim loại, đặc biệt là sắt hoặc mỏ sắt...
Căn cứ vào đặc điểm những nơi có nhiều sét đánh có thể thấy vùng dự án không có những đặc điểm nêu trên, như vậy xác suất có sét đánh nhiều ở khu vực là ít, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra hiện tượng sét đánh ở khu vực dự án.
- Tác động:
Khi bị sét đánh, tùy vào khu vực sét đánh, tùy vào mức độ mà sẽ có những thiện hại nhất định như:
+ Nếu sét đánh thẳng vào người lao động sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
+ Nếu sét đánh vào nhà xưởng, phương tiện vận tải có thể gây cháy nổ, từ đó dẫn đến thiện hại về người và tài sản của Công ty.
* Sự cố rò rỉ, tràn hóa chất
Các sự cố hóa chất tại Công ty được dự báo như sau:
- Rò rỉ, tràn đổ hóa chất từ thiết bị chứa.
- Cháy nổ kho chứa, nhà xưởng, khu lưu giữ hóa chất.
- Ngập kho chứa làm ảnh hưởng đến điều kiện bảo quản gây thất thoát, giảm chất lượng hóa chất.
- Người lao động gặp tai nạn do hóa chất bắn vào mắt, dính vào da, nuốt/uống nhầm phải hóa chất, …
+ Vị trí điểm nguy cơ xảy ra sự cố:
- Tại khu vực lưu trữ hóa chất.
- Khu vực đặt hóa chất trong xưởng sản xuất.
- Trên đường vận chuyển hóa chất từ kho chứa tới xưởng (khu vực đường nội bộ của Nhà máy).
- Nguyên nhân:
+ Thiết bị chứa, thùng phuy chứa dung môi bị vỡ/nứt dẫn tới hóa chất bị rò rỉ;
do quy trình bảo quản, vận chuyển không đúng kỹ thuật hoặc tác động bên ngoài.
+ Do các thiết bị chứa, hệ thống van, bơm và ống dẫn bị ăn mòn dẫn tới rò rỉ.
+ Do người chịu trách nhiệm thực hiện công việc thao tác sai kỹ thuật, không tuân thủ các quy tắc an toàn trong sử dụng hóa chất.
+ Do sự cố chập điện dẫn đến cháy nổ, cháy lan sang khu vực khác.
+ Mưa bão kéo dài gây lụt lội kho bãi.
- Tác động: Những người ảnh hưởng trực tiếp như công nhân lao động có các biểu hiện như hoa mắt, cay mắt, chóng mặt, buồn nôn, ngất. Về lâu dài có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp, về da, giác mạc…
Nếu để lâu hóa chất ngấm xuống đất ảnh hưởng đến môi trường đất, thủy vực tiếp nhận, ảnh hưởng đến môi trường sống của thủy sinh vật.
* Tai nạn lao động - Nguyên nhân:
+ Điều kiện sức khỏe lao động không đảm bảo.
+ Công nhân không hiểu hết về quy trình vận hành máy móc thiết bị, không được học tập các nội quy về an toàn.
+ Không trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân, không chấp hành mệnh lệnh, làm việc không có sự phân công, chủ quan, lơ là với các mối nguy hiểm.
+ Máy móc thiết bị không được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ…
- Tác động: Khi sự cố xảy ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, ảnh hưởng đến uy tín cũng doanh nghiệp.
* An toàn giao thông
Do Công ty nằm trong KCN Đại An, giáp Quốc lộ 5A nên các hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu sản xuất, sản phẩm và hoạt động đi lại của cán bộ công nhân viên có thể gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông tại khu vực.
- Nguyên nhân: Chủ yếu là do người tham gia giao thông không tuân thủ các quy định về tốc độ, làn đường; trạng thái tâm lý, sức khỏe không đảm bảo khi tham gia giao thông; biển báo chỉ dẫn giao thông bị hỏng hoặc bị mất.
- Tác động: Khi sự cố xảy ra gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đến doanh thu của dự án và có thể gây thiệt hại về người.
* An toàn vệ sinh thực phẩm - Nguyên nhân:
+ Lựa chọn thực phẩm không sạch, thực phẩm bị nhiễm bẩn, thực phẩm có sử dụng nhiều chất kích thích…
+ Chế biến thực phẩm không đúng quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm, dụng cụ chế biến không đảm bảo vệ sinh, khu vực chế biến bị ô nhiễm, người chế biến đang mang mầm bệnh…
+ Thức ăn để lâu không được bảo quản đúng cách.
- Tác động:
Tùy từng mức độ có thể gây ngộ độc tới một hay nhiều người, ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động.
* Sự cố đối với máy nén khí
- Nguy cơ nổ: Máy nén khí làm việc trong điều kiện mỗi chất chứa trong đó có áp suất khác áp suất khí quyển (lớn hơn -áp suất dương; nhỏ hơn – áp suất âm chân không); vì vậy giữa chúng (mỗi chất bên trong và không khí bên ngoài) luôn luôn có xu hướng cân bằng áp suất kèm theo sự giải phóng năng lượng khi điều kiện cho phép.
Chẳng hạn, khi ứng suất tác dụng vượt quá giới hạn độ bền của vật liệu bình chứa thì sự giải phóng năng lượng để cân bằng áp suất diễn ra dưới hiện tượng nổ. Các vụ nổ của máy nén khí sẽ dẫn đến phá huỷ nhà cửa, công trình, máy móc thiết bị, gây chấn thương tai nạn cho người xung quanh. Hiện tượng nổ của máy nén khí có thể đơn thuần là nổ vật lý, nhưng cũng có khi là sự kết hợp giữa hai hiện tượng nổ xảy ra liên tiếp, đó là nổ hoá học và nổ vật lý.
- Nguy cơ bỏng nhiệt: Máy nén khí làm việc đối với mỗi chất có nhiệt độ cao (thấp) luôn tạo mối nguy hiểm bỏng nhiệt. Bị bỏng nhiệt khi thiết bị nổ vỡ, xì hơi hoặc tiếp xúc với các bộ phận có nhiệt độ cao nhưng không được lọc cách nhiệt hay cách nhiệt bị hư hỏng. Ngoài ra khi vận hành máy nén khí, người vận hành còn chịu tác
dụng xấu của nhiệt đối lưu và nhiệt bức xạ. Bên cạnh đó còn gặp những hiện tượng bỏng không kém phần nguy hiểm như:
+ Bỏng do nhiệt độ thấp ở các thiết bị mà môi chất được làm lạnh lâu ở áp suất lớn (trong hệ thống thiết bị sản xuất oxy).
+ Bỏng do các hoá chất, chất lỏng do hoạt tính cao (acid, chất oxy hoá mạnh, kiềm …).
Hiện tượng bỏng nhiệt ở các máy nén khí thường gây chấn thương rất nặng do áp suất của môi chất thường rất lớn (khi áp suất càng cao thì nội năng càng lớn).
- Điện giật do dây hở, chạm mát.
- Dây khí nén quăng va đập vào người khi bị tuột vòi