Các tác động có liên quan đến chất thải

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT DÂY VÀ CÁP ĐIỆN WONDERFUL VIỆT NAM (Trang 112 - 122)

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

3.2. Đánh giá tác động môi trường và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn hoạt động sản xuất

3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động

3.2.1.1. Các tác động có liên quan đến chất thải

Nguồn tác động có liên quan đến chất thải trong quá trình vận chuyển lắp đặt máy móc và hoạt động hiện tại của Nhà máy được tóm tắt ở bảng sau:

Bảng 3. 26. Các hoạt động và nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

TT Nguồn phát sinh Chất ô nhiễm Các yếu tố bị

tác động 1 Phương tiện vận

chuyển

- Bụi, khí CO, CO2, SO2, HC, tiếng ồn

Môi trường không khí Môi trường nước Cảnh quan, hệ sinh thái Sức khỏe của công nhân Môi trường nước, đất

2 Khu vực sản xuất

- Mùi, khí thải từ quá trình đúc ép nhựa,...

- Bụi từ quá trình trộn hạt nhựa - Đầu mẩu nhựa, bavia nhựa,

sản phẩm nhựa hỏng; bìa cacton, nilon, pallet...

- Bụi từ công đoạn gia công, sửa chữa khuôn mẫu: phoi kim loại nhiễm dầu, mài khuôn, khí hàn, dầu mỡ thải

- Hơi hóa chất từ quá trình làm sạch Nước làm mát.

3 Hoạt động bảo dưỡng,

vệ sinh máy móc Giẻ lau, dầu mỡ thải...

4 Hoạt động sinh hoạt của công nhân

Nước thải, chất thải rắn

Bùn thải, cặn từ HT thoát nước, bể phốt và HTXL nước thải,...

5 Mưa Nước mưa chảy tràn

6 Hoạt động của máy

phát điện dự phòng Bụi, khí thải

a. Tác động đến môi trường nước

* Nước thải sinh hoạt

Số lượng CBCNV khi Công ty đi vào hoạt động là 350 người. Tiêu chuẩn dùng nước cho sinh hoạt theo TCXDVN 33:2006/BXD của Bộ Xây dựng là 70 lít/người/ngày (Công ty có tổ chức ăn uống). Như vậy lượng nước dùng cho sinh hoạt tối đa của Công ty là:

Q = 350 người/ngày × 70 lít/người/ngày = 24.500 lít/ngày = 24,5m3/ngày

Lượng nước thải sinh hoạt lấy bằng 100% lượng nước cấp đầu vào1. Khi đó, lượng nước thải sinh hoạt của Công ty là 24,5 m3/ngày.

Tương tự giai đoạn lắp đặp máy móc thiết bị, ta tính được tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt giai đoạn hoạt động ổn định của Nhà máy như sau:

Bảng 4.14. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt TT Chất ô nhiễm Tổng tải lượng g/ngày

1 BOD5 13.500 - 16.200

2 TSS 21.000 - 43.500

3 Amoni 1.080 - 2.160

4 Dầu mỡ 3.000 - 9.000

5 Nitrat (tính theo N) 90 - 180

6 Photphat (tính theo P) 126 - 9.450 7 Coliform (MPN/100ml) 106 - 109

Căn cứ vào tải lượng các chất ô nhiễm và lưu lượng nước thải có thể tính toán được nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt theo công thức: = .

Trong đó:

- C: Nồng độ các chất ô nhiễm - M: Tải lượng các chất ô nhiễm - V: Lưu lượng nước thải

Kết quả tính toán nồng độ chất ô nhiễm như sau:

Bảng 4.15. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

TT Chất ô nhiễm Nồng độ

mg/l

QCVN 14:2008/BTNMT Mức B

1 BOD5 643 - 771,4 50

2 TSS 1.000 - 2.071 100

3 Amoni 51,4 - 102,8 10

4 Dầu mỡ 142,9 - 428,8 20

5 Nitrat (tính theo N) 4.3 - 8,6 50

6 Photphat (tính theo P) 6 - 45 10

7 Coliform (MPN/100ml) 106 - 109 5.000

1

Ghi chú:

- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, áp dụng mức B.

Nhận xét:

Kết quả tính toán cho thấy nước thải sinh hoạt nếu không được xử lý có nồng độ BOD5, SS, amoni, dầu mỡ và Coliform vượt QCCP nhiều lần.

* Nước mưa chảy tràn

Tương tự như phần tính nước mưa chảy tràn giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị.

Tổng lượng nước mưa chảy tràn là V = 47.040 (m3/tháng) và lượng bụi tích tụ trong khoảng 15 ngày ở khu vực Dự án là 840 kg.

- Đánh giá khả năng tiêu thoát, ngập úng của khu vực:

Như vậy khi có mưa thì lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án là không lớn, bao gồm nước mưa từ mái nhà, đường giao thông, bãi cỏ. Nước mưa chảy tràn còn cuốn theo đất, cát, chất rắn lơ lửng gây ảnh hưởng đến nguồn nước. Dự án nằm trong KCN nên nước mưa chảy tràn ít có khả năng gây ngập úng.

Nhìn chung, nước mưa ít gây ô nhiễm do hàng ngày đã thực hiện công tác vệ sinh tại các khu vực trong dự án. Tác động của nước mưa chảy tràn chỉ diễn ra theo mùa và theo thời gian có mưa, không kéo dài trong cả năm.

b. Chất thải rắn và chất thải nguy hại

* Chất thải rắn sinh hoạt

Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của CBCNV trong Nhà máy bao gồm các loại văn phòng phẩm qua sử dụng, thực phẩm thừa và bao bì các loại... được xác định căn cứ vào:

- Lượng cán bộ công nhân của Nhà máy: 300 người.

- Lượng chất thải rắn bình quân là: 0,58 kg/người/ngày2.

Như vậy tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra trong ngày sẽ là:

300 × 0,58 = 174 (kg/ngày)

Chất thải sinh hoạt thường dễ phân hủy gây mùi khó chịu, ảnh hưởng đến môi trường không khí, đất, nước và đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân làm việc trực tiếp tại Nhà máy.

- Đánh giá tác động tới môi trường:

Chất thải sinh hoạt là loại chất thải có chứa nhiều các thành phần hữu cơ dễ phân huỷ sinh học. Trong điều kiện nóng ẩm, nhiệt độ cao loại chất thải này phân huỷ rất nhanh gây ra các mùi khó chịu, thu hút ruồi, chuột và các vi trùng gây hại sinh sôi

2 Nguồn: Hiện trạng môi trường chất thải rắn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016-2020

nảy nở gây các bệnh về đường hô hấp cho công nhân, mất mỹ quan khu vực Công ty, làm ô nhiễm môi trường.

* Chất thải rắn sản xuất

CTR phát sinh từ quá trình hoạt động của Nhà máy chủ yếu là các kim loại và hợp kim (đầu mẩu dây đồng, dây đồng hỏng), giấy bìa carton hỏng, nilon, dây đai đóng kiện... Căn cứ vào lượng CTR phát sinh từ hoạt động sản xuất hiện tại của Nhà máy thì khối lượng CTR sản xuất phát sinh trong giai đoạn vận hành ổn định của Nhà máy ước tính như sau:

Bảng 4.16. Khối lượng chất thải rắn phát sinh từ quá trình sản xuất TT Tên chất thải Mã chất thải Khối lượng (kg/năm)

1 Giấy thải, bìa catton 18 01 05 4.000

2 Kim loại và hợp kim các loại

không lẫn với chất thải nguy hại 11 04 03 39.100

3 Gỗ phế liệu 11 02 02 28.540

4

Nilon, dây đai đóng kiện, vỏ nhựa dây điện; khung, giá nhựa vỡ hỏng…)

03 02 12 30.100

5 Hộp mực và mực in thải từ khu

vực văn phòng 08 02 06 8

6 Bao bì nhựa thải 18 01 06 710

7

Bùn thải từ hệ thống bể phốt, bùn thải nạo vét cống rãnh (hệ thống thoát nước mưa)

12 06 13 280.000

Tổng 382.458

Nguồn: Công ty TNHH Dây và Cáp điện Wonderful Việt Nam

- Đánh giá tác động: Đây là loại chất thải rắn không bị phân hủy sinh học, được Công ty tiến hành thu gom và tận dụng vào các mục đích sử dụng khác. Do đó những loại chất thải này ít gây tác hại đến môi trường xung quanh.

* Chất thải nguy hại

Căn cứ vào lượng CTNH phát sinh từ hoạt động sản xuất hiện tại của Nhà máy thì khối lượng các CTNH phát sinh trong giai đoạn vận hành ổn định của Nhà máy ước tính như sau:

Bảng 4.17. Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình sản xuất TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại Khối lượng

(kg/năm)

CTNH

1 Dầu máy tổng hợp thải Lỏng 1.375 17 02 03

2 Chấp hấp thụ, vật liệu lọc, giẻ lau

dính nhiễm thành phần nguy hại Rắn 6.162 18 02 01

3 Bóng đèn thải Rắn 10 16 01 06

4 Bao bì dính nhiễm thành phần

nguy hại (bao bì mềm) Rắn 1.050 18 01 01

5

Bao bì dính, nhiễm thành phần nguy hại (thùng mực in, dung môi, dầu làm mát)

Rắn 6.180 18 01 02

18 01 03

6 Pin, ắc quy thải Rắn 12 16 01 12

7 Các thiết bị, linh kiện điện tử thải

(bo mạch, bản mạch) Rắn 15 19 02 06

8 Dầu tổng hợp thải từ quá trình

gia công Lỏng 1.600 07 03 05

9 Xỉ thiếc Rắn 460 05 07 01

Tổng 16.864

Nguồn: Công ty TNHH Dây và Cáp điện Wonderful Việt Nam.

- Đánh giá tác động:

Các loại chất thải nguy hại trên là loại chất thải có khả năng gây ô nhiễm môi truờng đất và môi trường nước cao do khó phân hủy sinh học và có khả năng gây ngộ độc cho các loài sinh vật trên cạn cũng như dưới nước. Khi dầu chảy tràn trên mặt đất, mặt nước hay bám trên bề mặt các loài sinh vật sẽ làm ngăn cản sự hòa tan oxy vào đất, nước hay ngăn cản sự trao đổi chất của sinh vật, từ đó làm chậm sự phát triển và có thể gây hủy hoại sinh vật, dẫn đến mất cân bằng sinh thái. Đối với con người: khi tiếp xúc với các chất thải nguy hại mà không có các thiết bị bảo hộ lao động trong một thời gian dài sẽ bị xâm nhập qua đường hô hấp, qua da gây ra các bệnh về đường hô hấp và có thể gây ung thư da.

c. Khí thải

* Ô nhiễm do hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải - Tính toán khối lượng bụi cuốn theo do xe vận chuyển gây ra:

Căn cứ khối lượng nguyên vật liệu và sản phẩm như tại Chương 1, ước tính vào ngày cao điểm nhất có khoảng 05 xe 15 tấn chuyên chở NVL, sản phẩm ra vào Nhà máy.

Xe ô tô giao dịch: Khoảng 5 xe/ngày.

Xe máy của cán bộ, công nhân viên: Khoảng 300 xe/ngày.

Các phương tiện sử dụng nhiên liệu sẽ phát sinh ra các chất ô nhiễm môi trường không khí như bụi và các khí thải CO, SO2, NOx, HC… Việc tính toán nồng độ các chất ô nhiễm dựa vào hệ số ô nhiễm của WHO, các điều kiện tính toán như sau:

Nguồn phát sinh Vận tốc trung bình (km/h)

Tải trọng (tấn/xe)

Số bánh (cái/xe)

Quãng đường tính toán (km)

Xe tải 15 tấn 50 15 10 60

Xe con 40 2 4 5

Xe máy 30 0,09 2 5

Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO có thể dự báo được lượng bụi phát sinh từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm như sau:

Bảng 4.18. Tải lượng bụi phát sinh trung bình ngày

Loại xe Số lượt xe

Hệ số phát sinh (bụi đường nhựa,

bê tông 1000km)

Lượng bụi phát sinh (kg/1000km.lượt xe)

Tải lượng bụi phát sinh trung

bình (kg/ngày)

Xe tải 15 tấn 5 3,7×f 3.894,356 64,91

Xe ô tô con 5 3,7×f 480,853 0,801

Xe máy 300 3,7×f 29,094 3,637

Nguồn: WHO - Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí - Tập I, Generva, 1993.

Ghi chú:

f: là hệ số phát sinh bụi thứ cấp khi xe chạy trên đường tính theo công thức:

f = v×M0,7×n0,5 Trong đó:

+ v: Vận tốc trung bình của xe (km/h) + M: Tải trọng trung bình của xe (tấn) + n: Số bánh xe trung bình

- Tính tải lượng các chất ô nhiễm có trong khói thải giao thông:

Tương tự giai đoạn thi công xây dựng mở rộng, lượng khí thải do các phương tiện giao thông gây ra giai đoạn vận hành ổn định được tính toán như sau:

Bảng 4.19. Tải lượng chất ô nhiễm đối với các loại xe

Chất ô nhiễm Bụi lơ lửng SO2 NOX CO HC

I Xe tải

Tải lượng (mg/ms) 3,7500 0,0007 60,0000 12,0833 3,3333

II Xe ô tô con

Tải lượng (mg/ms) 0,6000 0,0007 2,2000 3,4000 1,6000

III Xe máy

Tải lượng (mg/ms) - 0,0394 67,5000 4500,0000 675,0000

* Ô nhiễm hơi nhựa khu vực tạo hạt nhựa - Ô nhiễm bụi trong công đoạn trộn

Lượng bụi từ khu vực sản xuất hạt nhựa phát sinh trong quá trình trộn hỗn hợp các nguyên liệu sản xuất hạt nhựa tại máy trộn, lượng bụi này không có cơ sở tính toán.

Thực tế sản xuất tại các dây chuyền sản xuất hạt nhựa của nhà máy cho thấy, bụi phát sinh chủ yếu do công đoạn cấp nguyên liệu vào bồn trộn được thực hiện thủ công, người công nhân vận chuyển các bao nguyên liệu lên miệng các máy trộn và dùng dao để rạch thủng các bao, sau đó công nhân thực hiện dốc nguyên liệu vào máy trộn và thực hiện thao tác rũ sạch các bao, do vậy lượng bụi nguyên liệu sẽ phát sinh tương đối lớn từ quá trình cấp liệu thủ công trên và cần có biện pháp giảm thiểu.Bụi phát sinh từ nguyên liệu sản xuất hạt nhựa có tính chất mịn, dễ phát tán gây ô nhiễm không khí khu vực sản xuất và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao động.

Theo kết quả quan trắc ngày 09/03/2022 tại công ty tại thời điểm lấy mẫu cho thấy: nồng độ bụi tại khu vực sản xuất nhựa tầng 2 xưởng 1 là 1,15 mg/m3 (đạt tiêu chuẩn theo QCVN 03:2019/BYT: 8 mg/m3).

- Ô nhiễm hơi nhựa

Theo tổ chức quản lý môi trường Bang Michigan - Mỹ các thông số phát thải khí thải HC đối với quá trình sản xuất hạt nhựa là: 0,0802 Lb/tấn nhựa (Nguồn: Cục chất lượng môi trường bang Michigan, Mỹ-Bộ phận khoa học và dịch vụ môi trường).

Quy đổi 1 Lb = 453,5924 g. Với lượng bột PVC và các nguyên phụ liệu đi kèm sử dụng khi mở rộng là 448,25 tấn/năm (khoảng 1,437 tấn/ngày) thì hơi nhựa phát sinh là 0,0802 Lb/tấn x 453,5924 g/Lb x 1,437 tấn/ngày ≈ 52,275 g/ngày.

Nồng độ của hơi nhựa được xác định theo công thức:

C = M/V (mg/m3) Trong đó:

C: Nồng độ (mg/m3)

M: Tải lượng, (mg)

V: Thể tích của môi trường tiếp nhận, m3. Trong đó diện tích khu vực ép nhựa là 270 m2, chiều cao ảnh hưởng lấy bằng chiều cao người công nhân (trung bình 1,65 m).

Vậy nồng độ hơi nhựa phát sinh trong xưởng sản xuất được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 4.20. Nồng độ hơi nhựa phát sinh trong xưởng sản xuất

Thông số M (mg)/h V (m3) C

(mg/m3)

QCVN 02:2019/BYT (mg/m3)

Sản xuất hạt nhựa 6.534,375 S.h = 270 * 1,65 = 445,5

14,67 300 (TC 21) Từ bảng trên cho thấy nồng độ hơi nhựa phát sinh thấp hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

* Ô nhiễm hơi dầu từ hoạt động kéo rút dây

Trong quá trình kéo rút dây tạo các cỡ dây có đường kính phù hợp với mỗi sản phẩm phải sử dụng đến dầu để làm mát, giảm nhiệt sinh ra do quá trình ma sát, bôi trơn và làm sạch khuôn kéo. Tuy quá trình bơm dầu tuần hoàn nhưng hệ thống sản xuất hở nên sẽ có một lượng dầu nhỏ sẽ bay hơi vào không khí ảnh hưởng tới sức khỏe công nhân. Để giảm thiểu những tác động đến môi trường, Công ty đã thực hiện các biện pháp như thông gió cưỡng bức, sử dụng các quạt công nghiệp, quạt thông gió. Theo kết quả quan trắc ngày 10/03/2021 chất lượng không khí tại khu vực kéo dây (khi xưởng đang hoạt động bình thường) cho thấy CO: 0,7 - 1,2 mg/m3, SO2: 0,02 mg/m3; bụi tổng: 0,5-1,15 mg/m3 và đều đạt quy chuẩn cho phép của QCVN 02:2019/BYT.

* Hơi axit từ quá trình tráng thiếc

Hơi axit phát sinh từ công đoạn làm sạch trước khi tráng thiếc. Quá trình làm sạch có sử dụng dung dịch hóa chất Flux trong thành phần có axit có tác dụng tẩy rửa bề mặt, một lượng nhỏ axit sẽ bay hơi vào không khí khu vực làm việc ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân.

Theo kết quả đo kiểm ngày 10/03/2021, tại khu vực làm sạch nồng độ H2SO4 là

<0,5 và đạt quy chuẩn cho phép của QCVN 03:2019/BYT (2 mg/m3).

Tác động của hơi axit đến sức khỏe con người là rất nguy hiểm, nếu con người hít phải hơi axit sẽ gây tổn thương phổi, khí quản, họng, mũi; có thể gây phù nề phổi.

Nếu nuốt phải có thể gây bỏng nặng cho miệng, họng, thực quản, dạ dày và dẫn tới tử vong, gây đau họng, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn tuần hoàn, da lạnh, mạch yếu, thở nông và bí tiểu. Khi đụng phải axit sẽ gây bỏng da, rối loạn tuần hoàn…, khi tiếp xúc với mắt: gây đỏ mắt, phỏng các mô mắt, có thể gây mù lòa.

* Ô nhiễm không khí do hoạt động nấu ăn

Công ty có tổ chức nấu ăn cho CBCNV toàn Công ty. Lượng gas sử dụng trung bình là 9 kg/ngày. Sản phẩm gas hoá lỏng được sử dụng phố biến hiện nay là của Công ty xăng dầu Petrolimex. Sau đây là thành phần của gas hóa lỏng.

Thành phần Giá trị

Propan 48,5%

Butan 48,5%

Etan <1,5%

Pentan <1,5%

Lưu huỳnh 170 ppm

Tỷ trọng 2,45 kg/m3

Từ bảng trên cho thấy, thành phần chính của gas hóa lỏng là Propan và Butan (97%). Vì vậy, trong các quá trình tính toán có thể coi gas hóa lỏng chỉ bao gồm Propan và Butan.Như vậy tỷ lệ khối lượng Propan/Butan trong ga lỏng LPG là 50/50.

Các phản ứng cháy của khí gas như sau:

C3H8 + 5O2 = 3CO2 + 4H2O C4H10 + 13/2O2 = 4CO2 + 5H2O

Thành phần khí thải khi đốt cháy khí gas hóa lỏng chủ yếu là CO2. Và lượng khí CO2 thải ra trong một ngày được tính như sau:



 

 

 

 2 58

4 9 44 2

3 9 kmol * 44 kg/kmol.ngày  27,28 kg/ngày đêm

* Ô nhiễm không khí từ việc vận hành máy phát điện dự phòng

Để cung cấp điện cho sản xuất vào những ngày mất điện, Công ty có sử dụng 01 máy phát điện dự phòng công suất 1.000 KVA. Nhiên liệu sử dụng cho máy phát điện là dầu Diezel, lượng nhiên liệu tiêu thụ ước tính là 294 lít/giờ (khối lượng riêng của dầu là 0,8 kg/l). Khi chạy máy phát điện sẽ phát sinh ra một lượng khí thải như bụi, CO, NOx, SO2... gây hại đến môi trường và sức khỏe con người. Có thể ước tính được tải lượng chất ô nhiễm sinh ra trong khí thải máy phát điện khi hoạt động và nồng độ ô nhiễm theo giả thiết sau:

- Hàm lượng: C: 81,5 %; H: 11,25%; S:0,35%; O: 1,68%; N: 3,72%; độ tro:

0,5%; độ ẩm trong dầu: 1% (Nguồn: Tổng công ty xăng dầu Việt Nam).

- Hệ số thừa không khí: α = 1,5.

- Hệ số cháy không hoàn toàn là: η = 0,5%.

- Hệ số tro bụi bay theo khói: a = 0,3.

- Nhiệt độ của khói thải (oC): tk = 150 oC.

Kết quả dự báo nồng độ các chất ô nhiễm môi trường không khí từ các máy phát điện tính toán được trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.21. Kết quả tính toán lượng khí phát thải của máy phát điện TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 19:2009/BTNMT

mức B, Cmax

1 SO2 mg/Nm3 60,378 500

2 CO mg/Nm3 566,982 1.000

3 NOx mg/Nm3 293,216 850

4 Bụi mg/Nm3 58,496 200

Ghi chú:

- QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp, mức B.

Nhận xét:

So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện với QCVN 19:2009/BTNMT, mức B cho thấy tất cả các chất ô nhiễm chính (SO2, NOx, CO, bụi) khi chạy máy phát điện có nồng độ nhỏ hơn giới hạn cho phép. Việc sử dụng máy phát điện không thường xuyên, không kéo dài. Mặt khác, mặt bằng dự án rộng thoáng nên mức độ ảnh hưởng của các chất ô nhiễm phát sinh khi máy phát điện hoạt động đối với môi trường không khí không lớn, ảnh hưởng chủ yếu là tiếng ồn của máy.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT DÂY VÀ CÁP ĐIỆN WONDERFUL VIỆT NAM (Trang 112 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(219 trang)