CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
3.2. Đánh giá tác động môi trường và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn hoạt động sản xuất
3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động
3.2.1.2. Các tác động không liên quan đến chất thải
* Tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện giao thông
Thời gian vận chuyển giữa các chuyến xe lớn nên ta có thể coi các xe vận chuyển như là một nguồn điểm phát ra tiếng ồn. Theo tính toán thì mức ồn trung bình của xe tải tại khoảng cách 15m là 91 dBA, còn tại khoảng cách 100m mức ồn giảm xuống còn 69 dBA, nhỏ hơn quy chuẩn cho phép - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. Mặt khác, mật độ xe của ra vào cơ sở không lớn như vậy ảnh hưởng của tiếng ồn phát ra từ các xe vận chuyển hàng hóa tới môi trường là không đáng kể.
* Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động sản xuất
Tiếng ồn phát sinh tại hầu hết các khu vực sản xuất như ép nhựa, kéo dây...
Mức ồn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Loại thiết bị, máy móc, tình trạng mới, cũ của động cơ và sự cộng hưởng của tiếng ồn. Mặt khác, số lượng lao động của Nhà máy khá lớn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tiếng ồn.
Theo kết quả quan trắc định kỳ năm 2021 và tháng 03/2022 thì tiếng ồn tại khu vực kéo dây và khu vực tạo hạt nhựa hiện đang vượt quy chuẩn cho phép.
- Đánh giá tác động:
Tiếng ồn ở mức độ ít hay nhiều cũng gây ảnh hưởng tới sức khỏe người công nhân do họ phải tiếp xúc trong một thời gian dài, gây ảnh hưởng tới năng suất lao động. Các tác động của tiếng ồn lên người công nhân bao gồm: gây mệt mỏi, mất tập trung, căng thẳng và có thể về lâu dài làm giảm thính lực.
Theo thống kê của Bộ Y tế và Viện nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ lao động của tổng liên đoàn Lao động Việt Nam thì tiếng ồn gây ảnh hưởng xấu tới hầu hết các bộ phận trong cơ thể con người. Tác động của tiếng ồn đối với cơ thể con người được thể hiện cụ thể ở các dải tần khác nhau:
Bảng 4.22. Tác hại của tiếng ồn đến người nghe
Mức ồn (dB) Tác động đến người nghe
0 Ngưỡng nghe thấy
100 Bắt đầu làm biến đổi nhịp đập của tim 110 Kích thích mạnh màng nhĩ
120 Ngưỡng chói tai
130 – 135 Gây bệnh thần kinh và nôn mửa, làm yếu xúc giác và cơ bắp 140 Đau chói tai, nguyên nhân gây bệnh mất trí nhớ và điên 145 Giới hạn mà con người có thể chịu được đối với tiếng ồn 150 Nếu chịu đựng lâu sẽ bị thủng màng nhĩ
160 Nếu tiếp xúc lâu sẽ gây hậu quả nguy hiểm lâu dài b. Tác động đến các yếu tố kinh tế - xã hội
* Tác động tích cực
- Tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều lao động, nâng cao đời sống công nhân lao động.
- Đóng góp cho ngân sách Nhà nước.
- Là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và phát triển công nghiệp.
* Tác động tiêu cực
- Gia tăng dân số cơ học trong khu vực, có khả năng gây ra vấn đề phức tạp trong vấn đề ổn định văn hóa và trật tự an ninh khu vực dự án tuy nhiên vì dự án chủ yếu sử dụng lao động tại địa phương nên tác động này là không lớn.
- Việc vận chuyển NVL và sản phẩm của Nhà máy góp một phần làm tăng mật độ giao thông, hoạt động của Nhà máy làm tăng ô nhiễm bụi, khói thải của xe có thể ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của nhân dân, tăng nguy cơ xảy ra t:ai nạn giao thông.
c. Đối với hoạt động giao thông của khu vực
Khi Nhà máy đi vào hoạt động ổn định sẽ làm tăng mật độ giao thông trên trục đường chính, dễ gây ách tắc giao thông và nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông rất cao, đặc biệt trong giờ cao điểm khi công nhân tham gia giao thông. Do đó, Công ty sẽ có kế hoạch hoạt động hợp lý tránh xảy ra hiện tượng này.
Trong quá trình hoạt động của Nhà máy ngoài các tác động tích cực về mặt kinh tế còn có các mặt tiêu cực như trong quá trình sản xuất sẽ phát sinh các chất thải như:
Chất thải rắn, nước thải, khí thải, tiếng ồn... gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh khu vực dự án, tác động tới các đơn vị khác trong khu vực dự án và ngược lại.
Quanh khu vực dự án hiện nay có các Công ty đang hoạt động trong KCN Đại An. Trong quá trình hoạt động của dự án sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến các Công ty trên và có thể có sự cộng hưởng của các đơn vị này với nhau. Nếu một hoặc tất cả các đơn vị nằm gần khu vực dự án không thực hiện nghiêm các biện pháp bảo vệ môi trường về xử lý các loại chất thải từ hoạt động sản xuất của chính đơn vị mình sẽ gây ô nhiễm không chỉ riêng đơn vị đó mà còn gây tác động tiêu cực tới các đơn vị khác do tác động cộng hưởng gây ra và ngược lại.
Như vậy có thể nhận thấy sự tác động lẫn nhau giữa các dự án về mặt môi trường là không đáng kể, mặt khác mỗi đơn vị khi đi vào hoạt động đều có biện pháp giảm thiểu tới mức thấp nhất các chất ô nhiễm trước khi xả thải vào môi trường. Tuy nhiên, khi đi vào hoạt động vấn đề giao thông trong khu vực cần được điều tiết hợp lý, tránh xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, sẽ gây ô nhiễm cục bộ khu vực. Ngoài ra giờ tan tầm của công nhân giữa các đơn vị cũng sẽ ảnh hưởng tới trật tự an toàn giao thông, trật tự an ninh xã hội khu vực.
d. Tác động đến hệ sinh thái
Hầu hết các động vật đều rất nhạy cảm với môi trường bị ô nhiễm. Các chất ô nhiễm trong khí thải và chất thải rắn đều có tác động xấu đến thực vật và động vật gây ảnh hưởng có hại đối với nghề nông và nghề trồng vườn. Biểu hiện chính của nó là làm cho cây trồng chậm phát triển, đặc biệt là các sương khói quang hóa gây tác hại đến các loại rau trồng, đậu, lúa, ngô, các loại cây ăn trái và các loại cây cảnh.
- Bụi phủ lên lá cây làm cản trở quá trình quang hợp, hô hấp của thực vật làm cho cây chậm sinh trưởng.
- Khí CO: làm giảm khả năng hấp thụ khí CO rất thấp. Các vi sinh vật trên mặt đất cũng có khả năng hấp thụ khí CO từ khí quyển. Khí CO dễ gây độc do kết hợp khá bền vững với hemoglobin trong máu tạo thành hợp chất cacboxy hemoglobin (HbCO) dẫn đến giảm khả năng vận chuyển oxy của máu đến các tổ chức, tế bào.
- Khí SO2, NOx gây mưa axit, làm vàng lá, cây khô, quả lép và ở mức độ cao hơn cây sẽ chết. Đồng thời gây ảnh hưởng tới hệ hô hấp của động vật.
Các thành phần ô nhiễm trong môi trường không khí như bụi, SO2, NOx... ngay ở nồng độ thấp cũng làm chậm quá trình sinh trưởng của cây trồng, ở nồng độ cao làm vàng lá, hoa quả bị lép, bị nứt, và ở mức độ cao hơn cây sẽ bị chết.
Tuy nhiên, do các chất thải trên sẽ được kiểm soát bằng chương trình quan trắc định kỳ và được xử lý nên sẽ hạn chế được những ảnh hưởng của chúng tới môi trường nói chung và hệ sinh thái nói riêng.