Đánh giá tác động của việc chiếm dụng đất, di dân, thiết hại đến nhà cửa và các công trình khác

Một phần của tài liệu ĐTM Dự án “Đường từ trung tâm thị trấn Đăk Glei đến trung tâm xã Xốp, huyện Đăk Glei” Đại diện Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đăk Glei (Trang 96 - 100)

3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động

3.1.1.1. Đánh giá tác động của việc chiếm dụng đất, di dân, thiết hại đến nhà cửa và các công trình khác

a. Tác động của việc chiếm dụng đất, di dân, tái định cư

Chiều dài tuyến đường tương đối ngắn, diện tích đất chiếm dụng tương đối ít. Dự án gây ảnh hưởng một phần đến đất rừng, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm,....

Tổng diện tích chiếm dụng đất của dự án được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 3.2. Thống kê diện tích đất chiếm dụng của dự án

STT Hạng mục Đơn vị Diện tích

1 Đất rừng (rừng tự nhiên sản xuất) m2 410.400

- Rừng lá rộng thường xanh trung bình (TXB) m2 163.100

- Rừng lá rộng thường xanh nghèo (TXN) m2 79.600

- Rừng lá rộng thường xanh phục hồi (TXP) m2 22.200 - Rừng lá rộng lá kim trung bình (RKB) m2 102.200

- Rừng lá rộng lá kim nghèo (RKN) m2 19.100

- Rừng lá kim trung bình (LKB) m2 1.500

- Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa (HG1) m2 6.500

- Rừng tre nứa khác (TNK) m2 5.400

- Rừng gỗ trồng núi đất (RTG) m2 1.100

- Rừng trồng khác núi đất (RTK) m2 9.700

2 Đất chưa có rừng m2 132.300

3 Đất giao thông m2 2.100

4 Đất trồng cây lâu năm m2 25.600

5 Đất trồng cây hàng năm m2 3.800

6 Đất trồng lúa nước m2 4.400

7 Đất sông suối m2 1.200

Tổng 579.800

b. Thiệt hại đến nhà cửa và các công trình khác

Bảng 3.3. Thống kê thiệt hại về vật kiến trúc cây cối, hoa màu của dự án

STT Danh mục bị thiệt hại Đơn vị Số lượng

Đại diện Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đăk Glei

1 Cà phê cây 1.216

2 Bời lời cây 10.975

3 Mì ha 5,53

4 Lúa nước ha 0,68

5 Nhà cấp 4 m2 100

6 Chuối, xoài, nhãn, thanh long… cây 1.532

Nguồn: Biên bản tổng hợp kiểm kê thiệt hại

Do đó Đơn vị sẽ phối hợp với cơ quan quản lý; chính quyền địa phương;

đơn vị kiểm kê, đền bù, tái định canh, định cư,... lên phương án và thống nhất triển khai việc đền bù, bố trí tái định canh, định cư cho người dân địa phương.

Tổng kinh phí cho công tác bồi thường hỗ trợ dự kiến khoảng 20.315.989.420 đồng.

c. Tác động của việc chiếm đất làm mất rừng tự nhiên tại khu vực

Quá trình thực hiện dự án làm mất đi khoảng 41,04 ha đất rừng tự nhiên sản xuất tại khu vực. Việc thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với diện tích rừng này để phục vụ dự án sẽ làm giảm đi diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn huyện Đăk Glei nói riêng và địa bàn tỉnh Kon Tum nói chung. Việc mất rừng tự nhiên sẽ kéo theo nhiều hệ lụy liên quan đến môi trường tự nhiên như:

Các hiện tượng thiên tai, bão lũ, sạt lở đất, hạn hán, ngập mặn, gây biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính làm trái đất ấm dần lên, hạn hán, nước biển dâng cao, ô nhiễm môi sinh, làm ảnh hưởng đến đời sống của con người,…

Bên cạnh đó, rừng cũng mang lại những thu nhập cho người dân bản địa thông qua những sản vật rừng như củi, động thực vật và các lâm sản khác. Sản phầm này ngoài việc đáp ứng nhu cầu trực tiếp của người dân còn là hàng hóa có thể trao đổi lấy lương thực và thuốc men. Chiếm dụng đất rừng cũng phần nào làm ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình sinh sống trong khu vực.

Do đó, Đơn vị chủ đầu tư cần có giải pháp thích hợp nhằm hạn chế các tác động từ việc làm mất rừng của dự án.

d. Tác động do rà phá vật liệu nổ, bom mìn còn sót trong chiến tranh Đại diện Chủ đầu tư phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành rà phá bom mìn, vật nổ còn sót lại trong chiến tranh. Công tác dò tìm, xử lý bom mìn,

vật nổ là một trong những công việc trong giai đoạn GPMB. Để đảm bảo an toàn cho việc triển khai dự án cũng như an toàn cho con người, trang thiết bị, máy móc trong quá trình thi công, khai thác công trình. Đại diện Chủ đầu tư hợp đồng với các đơn vị chuyên ngành của Bộ Quốc phòng đảm nhận và tổ chức thực hiện. Nếu không tổ chức thực hiện hoặc thực hiện không đảm bảo sẽ gây ảnh hưởng cho công tác thi công xây dựng gây thiệt hại về con người, thiết bị và máy móc. Do đó, Đơn vị cam kết thực hiện quy định về rà phá bom mìn khu vực dự án theo quy định của pháp luật trước khi triển khai thực hiện dự án.

e. Tác động đến sinh kế của người dân

Dự án thu hồi khoảng 3.800m2 đất trồng cây hàng năm, 4.400m2 đất lúa nước, 25.600m2 đất trồng cây lâu năm gây ảnh hưởng đến cây trồng trên đất của các hộ gia đình và cây cối hoa màu khác chủ yếu là một số các loại cây như: Bời lời, cà phê, chuối, mỳ,… Như đã trình bày ở phần trên, vào thời điểm hiện tại, nếu không bị mất đất cho dự án, tổng thu nhập trung bình từ một ha diện tích đất trồng cây lâu năm khoảng 45 - 50 triệu đồng/ha (số liệu do Đơn vị tham vấn các hộ dân trong quá trình lập báo cáo ĐTM). Vì vậy, trong trường hợp có dự án, hàng năm thu nhập bị mất do chuyển 25.600m2 đất trồng cây lâu năm cho dự án sẽ là 246,8 – 274,2 triệu đồng hoặc 20,6 – 22,9 triệu đồng/tháng. Đây là nguồn thu rất cao so với mức thu nhập bình quân của đồng bào tại vùng dự án.

Đất trồng màu (chuối, mì,...) và lúa mỗi ha cho thu nhập trung bình 15 triệu đồng/năm. Việc mất 3.800m2 đất trồng cây hằng năm sẽ gây tổn thất gần 90 triệu đồng/năm.

Việc thu hồi đất và chặt bỏ các loại cây này sẽ làm giảm sản lượng lương thực, giảm năng suất mùa màng, cuộc sống của các hộ dân nơi đây chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên khi bị mất đất canh tác, ban đầu họ sẽ khó thích nghi với cuộc sống, gặp trở ngại trong việc tìm kiếm công việc phù hợp để duy trì nguồn thu nhập.

Đối với lực lượng lao động trẻ thì đây chính là cơ hội vươn lên, thoát khỏi sản xuất nông nghiệp, tiếp cận với các ngành nghề mới tạo cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống. Do đó, sự ra đời của dự án sẽ tạo điều kiện cho các tầng lớp thanh niên trẻ có nhiều cơ hội được đào tạo về các ngành nghề công nghiệp để nâng cao mức sống.

Đối với đất lúa: Tổng diện tích đất trồng lúa nước bị ảnh hưởng là

Đại diện Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đăk Glei

4.400m2 gây tổn thất từ 10 - 15 triệu đồng/năm cho mỗi hộ và mất một lượng lương thực của người dân cũng như mất đất trồng lúa.

Vì vậy, nếu không có biện pháp đền bù thỏa đáng và phục hồi sinh kế thì sẽ gây ảnh hưởng lớn tới đời sống kinh tế của các hộ dân bị mất đất. Để giảm thiểu tác động này, Chủ dự án sẽ thực hiện tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng đối với các hộ dân bị ảnh hưởng.

Một phần của tài liệu ĐTM Dự án “Đường từ trung tâm thị trấn Đăk Glei đến trung tâm xã Xốp, huyện Đăk Glei” Đại diện Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đăk Glei (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(388 trang)