Đánh giá việc vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng; máy móc thiết bị

Một phần của tài liệu ĐTM Dự án “Đường từ trung tâm thị trấn Đăk Glei đến trung tâm xã Xốp, huyện Đăk Glei” Đại diện Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đăk Glei (Trang 108 - 143)

3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động

3.1.1.3. Đánh giá việc vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng; máy móc thiết bị

Trong quá trình thi công dự án, lưu lượng xe ra vào khu vực tăng lên đáng kể do phải chuyên chở một khối lượng lớn nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.

Bụi phát sinh từ quá trình này chủ yếu do sự di chuyển của phương tiện vận chuyển. Các xe ra vào khu vực thường là loại xe có tải trọng lớn nên lượng bụi đường bị xe cuốn lên theo gió là rất lớn. Ngoài ra, bụi từ nguyên vật liệu thô như đất, cát, xi măng,… do các xe chuyên chở không được che chắn kỹ cũng góp phần đáng kể làm tăng lượng bụi trên công trường. Gây ảnh hưởng đến môi trường sống cũng như sức khỏe của công nhân làm việc tại công trường và người dân sinh sống dọc hai bên tuyến đường vận chuyển.

Đối với quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng (gạch, xi măng, sắt thép, ván khuôn, nhựa đường,...), theo tính toán sơ bộ thì tổng khối lượng nguyên vật liệu cần sử dụng cho công trình khoảng 91.391 tấn. Các loại nguyên vật liệu trên được mua trên địa bàn huyện Đăk Glei và thành phố Kon Tum với quãng đường vận chuyển khoảng 120km; thời gian dự kiến vận chuyển, tập kết nguyên vật liệu của dự án được chia đều trong 24 tháng thì ước tính có khoảng 24 lượt xe ra vào khu vực dự án mỗi ngày để vận chuyển nguyên vật liệu (sử dụng ô tô có trọng tải 12 tấn).

Ngoài ra, khối lượng đất đắp phục vụ công tác san nền và khối lượng đất đổ thải phát sinh trong quá trình thi công. Khối lượng đất vận chuyển = 1.860.122 + 181.887 = 2.042.009m3 ≈ 2.858.813 tấn (D = 1,4 tấn/m3), ước tính mỗi ngày có khoảng 160 lượt xe vận chuyển đất, thời gian vận chuyển đất đá thải khoảng 36 tháng với quãng đường vận chuyển trung bình khoảng 5km.

Khí thải phát sinh từ các phương tiện thi công chuyên chở có thành phần bao gồm: Bụi, CO, CO2, NOx, hơi xăng,... Các khí thải này phát tán trong không khí gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Căn cứ Bảng 3.5. Hệ số ô nhiễm từ phương tiện vận chuyển ta tính được nguồn thải E đối với bụi, khí CO, SO2, NOx phát sinh từ hoạt động vận chuyển vật liệu xây dựng trên tuyến đường nhựa dài 120km, với tổng 24 lượt xe như sau:

EBụi= (24*120*0,9)/1000 = 2,6kg/km.ngày = 0,09mg/m.s

ESO2= (24*120*4,29*0,25%)/1000 = 0,03kg/km.ngày = 0,001mg/m.s ENO2= (24*120*4,8)/1000 = 13,82kg/km.ngày = 0,48mg/m.s

ECO= (24*120*6)/1000 = 17,28kg/km.ngày = 0,6mg/m.s

Tương tự ta tính được nguồn thải E đối với bụi, khí CO, SO2, NOx phát sinh từ hoạt động vận chuyển đất đá thải, đất đắp trên tuyến đường nhựa dài 5km, với tổng 160 lượt xe như sau:

EBụi= (160*5*0,9)/1000 = 0,72kg/km.ngày = 0,0025mg/m.s

ESO2= (160*5*4,29*0,25%)/1000 = 0,009kg/km.ngày = 0,0003mg/m.s ENO2= (160*5*4,8)/1000 = 3,84kg/km.ngày = 0,13mg/m.s

ECO= (160*5*6)/1000 = 4,8kg/km.ngày = 0,16mg/m.s

Vậy tổng nguồn thải E đối với bụi, khí CO, SO2, NOx phát sinh từ hoạt động vận chuyển cảu dự án là:

EBụi= 0,09 + 0,0025 = 0,0025mg/m.s ESO2= 0,001 + 0,0003 = 0,0013mg/m.s ENO2= 0,48 + 0,13 = 0,61mg/m.s

ECO= 0,6 + 0,16 = 0,76mg/m.s

Áp dụng mô hình Sutton ta tính được nồng độ các chất ô nhiễm do phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ dự án như sau:

Bảng 3.8. Nồng độ chất ô nhiễm do phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu của dự án

STT Khoảng cách x(m)

CBụi

(mg/m3)

CSO2

(mg/m3)

CNO2

(mg/m3)

CCO

(mg/m3)

1 1 0,087 12,2*10-4 0,575 0,717

2 3 0,048 6,81*10-4 0,219 0,398

Đại diện Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đăk Glei

3 5 0,040 5,70*10-4 0,267 0,333

4 10 0,028 4,06*10-4 0,191 0,237

QCVN 05:2013/BTNMT

TB 1h

0,3 0,35 0,2 30

* Ghi chú:

QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí.

Nhận xét:

Kết quả tính toán tại bảng trên cho thấy, nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh trên tuyến đường vận chuyển không đáng kể, tại vị trí cách nguồn thải 5m các thông số đặc trưng của khí thải đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn. Do đó, khí thải phát sinh từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển ra vào dự án chỉ ảnh hưởng đến người tham gia giao thông. Vì vậy, cần có biện pháp thích hợp để hạn chế sự ảnh hưởng của các tác động này đến môi trường cũng như sức khỏe con người.

b. Khí thải phát sinh do phương tiện cơ giới

Trong giai đoạn này, khí thải phát sinh chủ yếu từ hoạt động của các máy móc trong dự án và phương tiện giao thông của cán bộ công nhân, thành phần chủ yếu của khí thải phát sinh trong giai đoạn này là các khí như: CO, CO2, SO2, NOx,… Lượng khí thải này khi thải ra môi trường ngoài ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân làm việc tại khu vực dự án.

- Khí thải SO2, NOx là những chất kích thích khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt tạo thành acid. Khí SO2, NOx vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hòa tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu hóa, sau đó phân tán vào máu tuần hoàn. Các khí này khi kết hợp với bụi tạo thành các acid hạt bụi lơ lửng, nếu kích thước nhỏ hơn 2 - 3àm sẽ vào tới phế nang bị đại thực bào phỏ hủy hoặc đưa đến hệ thống bạch huyết,...

- Khí CO dễ gây độc cho con người. Con người đề kháng với khí này rất thấp do CO kết hợp bền vững với hemoglobin thành cacbonxynhemoglobin dẫn đến làm giảm khả năng vận chuyển oxy trong máu đến các tế bào.

Theo thống kê tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hệ số phát thải của các chất ô nhiễm được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.9. Tải lượng các chất ô nhiễm do phương tiện giao thông thải ra

Loại phương tiện Đơn vị (U) TSP

kg/U SO2

kg/U NOx

kg/U CO

kg/U

Xe chạy xăng 1000 Km 0,4 4,5S 4,5 70

Tấn nhiên liệu 3,5 20S 20 300 Động cơ Diesel từ 3,5 - 16 tấn

(Xe tải nặng,…)

1000 Km 0,9 4,29S 4,8 6

Tấn nhiên liệu 4,3 20S 55 28

(Nguồn: WHO, Geneva, 1993)

* Ghi chú: S là hàm lượng Sulfure trong xăng dầu (S = 0,25%)

Theo tính toán, trong thời gian cao điểm mỗi ngày có khoảng 184 lượt xe loại 12 tấn chở nguyên vật liệu, nguyên liệu, máy móc, thiết bị,... chiều dài quãng đường vận chuyển khoảng 120km. Ngoài ra, trong giai đoạn này của dự án trung bình mỗi ngày có 100 lượt xe máy ra vào khu vực dự án với quãng đường vận chuyển là 15km.

Căn cứ vào hệ số phát thải bảng 3.9 ta tính được tổng lượng khí thải phát sinh trên toàn bộ khu vực dự án trong giai đoạn này một cách tương đối như sau:

Bảng 3.10. Tải lượng khí phát sinh do phương tiện giao thông (S = 0,25%)

STT Loại khí thải Xe máy Xe tải lớn Tải lượng (g/ngày)

1 TSP 460 19.872 20.332

2 SO2 12,9 236,80 250

3 NOx 5.175 260.544 265.719

4 CO 80.500 132.480 212.980

Đối với giai đoạn này lượng khí thải phát sinh tại khu vực dự án chủ yếu là từ hoạt động của các phương tiện ra vào khu vực dự án. Tuy nhiên hoạt động này diễn ra không liên tục, mặt bằng dự án khá thông thoáng, cách xa khu dân cư nên mức độ ảnh hưởng của khí thải từ hoạt động của các phương tiện phục vụ dự án đến công nhân và khu vực xung quanh chỉ ở mức độ thấp.

Đại diện Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đăk Glei

3.1.1.4. Đánh giá dự báo các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án Trong giai đoạn này, Chủ dự án tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản:

* Các hoạt động xây dựng cơ bản bao gồm:

- Thi công công trình chính như: Nền đường, mặt đường, cống thoát nước ngang, thi công cầu,...

* Lực lượng lao động: Ước tính có khoảng 100 công nhân hoạt động tại khu vực dự án trong thời gian xây dựng cơ bản.

* Thời gian thực hiện: Dự kiến từ quý III/2024 đến quý IV/2027.

Trong giai đoạn này các tác động gây ô nhiễm chủ yếu là do quá trình hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải, hoạt động của máy móc thiết bị, sinh hoạt của công nhân. Ngoài ra, còn kể đến những tác động đến xã hội do hoạt động của dự án gây ra.

A. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải

a. Nguồn phát thải gây ô nhiễm môi trường không khí

Ô nhiễm không khí trong quá trình xây dựng phát sinh chủ yếu là bụi đất, đá và khí thải.

* Bụi phát sinh trong quá trình xây dựng các hạng mục công trình của dự án

Trong quá trình thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án (nền đường, mặt đường, cống thoát nước ngang, thi công cầu,…), bụi phát sinh chủ yếu từ quá trình đầm đất, trộn bê tông, mài đá, cắt gạch, sàng cát, nghiền đá,... Từ thực tế tại các công trình xây dựng tương tự cho thấy, hàm lượng bụi phát sinh từ quá trình này khoảng 1,6 kg bụi/ngày ≈ 0,056g/s.

Mặc dù tổng lượng bụi phát thải không lớn, tuy nhiên bụi từ đất có tỷ trọng lớn, không phát tán xa nên dễ tạo nồng độ cao tại khu vực ven công trường. Vào các ngày không mưa: Hàm lượng bụi trong không khí khu vực cách công trường trên 100m vẫn cao hơn giới hạn cho phép theo QCVN 05:2023/BTNMT. Vì vậy, tác động do ô nhiễm bụi trong giai đoạn xây dựng được đánh giá là lớn và kéo dài suốt thời gian đào đắp, san nền, vận chuyển vật liệu.

* Bụi phát sinh từ trạm trộn bê tông

Kinh nghiệm giám sát môi trường đối với các dự án xây dựng hạ tầng giao thông cho thấy, trong số các hoạt động diễn ra tại mỗi công trường, hoạt động trộn bê tông xi măng (trạm trộn, xi lô xi măng, bãi cấp liệu,...) là đối tượng chính tạo ra tình trạng ô nhiễm môi trường không khí bởi bụi, tiếp sau là nguồn phát tán bụi từ các bãi cấp liệu, từ mặt đường tạm trong công trường khi có phương tiện qua lại.

Các trạm trộn bê tông công suất 60m3/h được đặt tại các vị trí thích hợp.

Do nhu cầu bê tổng không đòi hỏi liên tục, nên trạm chỉ hoạt động khi có yêu cầu phải cấp bê tông. Khi trạm hoạt động, xuôi theo chiều gió, ở khoảng cách 50m nồng độ TSP xấp xỉ 8,85mg/m3; 100m - 1,7mg/m3; 150m - 0,48mg/m3 và đạt GHCP ở khoảng 200m xuôi theo chiều gió cách trạm trộn. Kết quả này phù hợp với kết quả chương trình quan trắc bụi tại các vị trí thi công điển hình và khu vực xung quanh do CEETIA thực hiện, nồng độ bụi tổng số sát mép công trường thi công khoảng 1,04mg/m3, vượt GHCP khoảng 5 lần; nồng độ bụi chỉ đạt GHCP trong khoảng 200m xuôi theo chiều gió, cách mép công trường.

Như vậy, môi trường không khí trong khoảng cách dưới 200m sẽ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm bụi từ trạm trộn.

* Tác động đến môi trường không khí do bụi kim loại và khí thải CO phát sinh từ các hoạt động hàn diện, cắt kim loại

Khói hàn phát sinh từ các hoạt động hàn điện, cắt kim loại. Lượng bụi kim loại và CO tạo ra phụ thuộc vào thành phần và tay nghề của người lao động.

Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng bụi kim loại phát sinh từ hoạt động này thường thấp và gián đoạn, không liên tục nên không gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường không khí xung quanh.

Tuy nhiên, khói hàn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân hàn. Lượng CO trong khu vực sản xuất tỉ lệ thuận với số lượng que hàn. Theo quy định của Bộ Y tế, lượng CO trong sản xuất không cao hơn 30mg/m3. Tác động ngắn hạn, tạm thời và không đáng kể.

Tác động của bụi đối với sức khỏe con người:

+ Bụi đất không gây ra phản ứng phụ trong cơ thể do có đặc tính trơ và không chứa các chất gây độc. Bụi đất cát có kích thước lớn (bụi thô) ít có khả năng đi vào phế nang phổi nên cũng ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân

Đại diện Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đăk Glei

lao động.

+ Bụi cú kớch thước lớn hơn 10àm sẽ gõy tổn thương về đường hụ hấp (mũi, họng, phổi,...) về da, mắt và đường tiêu hoá khi con người hít phải.

* Khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu của động cơ máy móc

Trong giai đoạn này khu vực dự án sẽ có các phương tiện giao thông vận tải ra vào dự án. Các loại phương tiện này sẽ sinh ra khí thải bao gồm bụi, SOx, NOx, CO, THC,... gây tác động tiêu cực tới môi trường. Tải lượng các chất ô nhiễm chứa trong khí thải giao thông phụ thuộc vào số lượng xe lưu thông, chất lượng nhiên liệu sử dụng, tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông vận tải và chất lượng đường giao thông.

Theo tài liệu của tổ chức Y tế thế giới (WHO - 1993), hệ số ô nhiễm của các khí thải thoát ra môi trường từ hoạt động động cơ máy móc như sau: Khi đốt 1 tấn dầu diezel hoạt động ở trạng thái bình thường thì sẽ phát sinh ra một lượng khí thải: Bụi (muội khói) = 0,28kg, SO2 = 0,28*Skg, NO2 = 20*Skg, CO = 0,71kg, Hidrocacbon = 0,035kg (S = 0,25%).

Nhu cầu sử dụng dầu diesel trong 1 ngày đối với giai đoạn thi công xây dựng ước tính khoảng 625 lít ≈ 0,5tấn (ddiezel= 0,8kg/lít). Khi đó lượng các khí độc hại phát thải là: Bụi (muội khói) = 140g/ngày (tương đương 0,0049 g/s), SO2

= 0,35g/ngày (1,2*10-5g/s), NO2 = 25g/ngày (0,0009g/s), CO = 355g/ngày (0,0123g/s), Hidrocacbon = 17,5g/ngày (0,00061g/s).

Khi đó nồng độ khí thải phát sinh như sau: (áp dụng mô hình Gauss để tính toán)

Bảng 3.11. Nồng độ khí thải phát sinh do hoạt động của động cơ máy móc trong giai đoạn thi công xây dựng

Chất ô nhiễm

Khoảng cách (m)

Nồng độ chất ô nhiễm (g/m3) Giá trị giới hạn cho phép (g/m3)

TB 1h z = 0 m z = 5 m z = 10 m

Bụi

1 208,344 208,128 207,483

300

5 7,9798 7,9796 7,979

10 1,9415 1,9415 1,9415

SO2 1 0,5209 0,5203 0,5187 3.500

5 0,02 0,0199 0,0199

10 0,0049 0,00485 0,0048

NO2

1 37,204 37,166 37,051

200

5 1,4250 1,4249 1,4248

10 0,3467 0,3467 0,3467

CO

1 528,3 527,75 526,12

30.000

5 20,2346 20,234 20,232

10 4,9232 4,9232 4,9231

Hidrocacbon

1 26,043 26,016 25,935

5.000

5 0,9975 0,9975 0,9974

10 0,2427 0,2427 0,2427

* Ghi chú:

QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí.

Nhận xét:

Kết quả tính toán tại bảng trên cho thấy nồng độ khí thải phát sinh do quá trình đốt cháy nhiên liệu của động cơ máy móc thiết bị trong giai đoạn thi công xây dựng tại vị trí cách nguồn thải 1m đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT. Ngoài ra, trên thực tế tất cả máy móc thiết bị không hoạt động đồng thời và tập trung tại một địa điểm nên tác động từ quá trình này là không đáng kể. Vì vậy tác động này không ảnh hưởng đáng kể đối với công nhân lao động trực tiếp trong khu vực dự án cũng như môi trường xung quanh.

* Khí thải phát sinh từ hoạt động đun nấu của công nhân

Các hoạt động đun nấu sử dụng các nguồn nhiên liệu khác nhau sẽ có tác động khác nhau tới môi trường không khí chung. Trong giai đoạn này, dự án sử dụng chất đốt nấu nướng là gas, củi gỗ sẽ phát sinh các loại khí thải sau: SO2, NOx, CO, CO2, N2, Bụi,...

Nhìn chung, các loại khí thải này ảnh hưởng có tính chất cục bộ và không nhiều. Đơn vị thi công sẽ áp dụng các giải pháp phù hợp nhằm kiểm soát các loại khí thải này, giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực tới môi trường không khí xung quanh khu vực dự án.

Đại diện Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đăk Glei

* Khí thải phát sinh từ máy phát điện dự phòng

Dự kiến các đơn vị thi công trang bị cho mỗi công trường 1 máy phát điện dầu diezel (S = 0,25%) với công suất mỗi máy là 20 kW/h.

Bảng 3.12. Hệ số ô nhiễm phát sinh từ 1 máy phát điện

STT Loại khí thải Hệ số ô nhiễm (kg/tấn nhiên liệu)

1 Bụi 0,71

2 SO2 20*S

3 NOx 9,62

4 CO 2,19

Nguồn: Đánh giá nhanh tải lượng ô nhiễm của WHO, 1995

Thông thường để tạo ra 10 KW điện mỗi giờ cần 1 kg dầu diezel. Như vậy, 1 máy phát điện 20 KW hoạt động trong 1 giờ tiêu hao khoảng 2 kg dầu diezel.

Mặt khác, theo các nghiên cứu thực nghiệm thì cứ đốt 1 kg dầu diezel ở điều kiện chuẩn sinh ra 11,5m3 khí thải với lượng không khí vừa đủ. Như vậy, đốt 2 kg thì sinh ra 23 m3 khí thải chuẩn. Dầu diezel có nồng độ S = 0,25%.

Theo đó, ta tính được tải lượng khí thải của máy phát điện sinh ra như sau:

Bảng 3.13. Nồng độ của khí thải phát sinh do máy phát điện

STT Chất ô

nhiễm Tải lượng

(g/h) Nồng độ (mg/Nm3)

QCVN 19:2009/BTNMT (mg/Nm3), lấy Kp=1, Kv=1,4

C Cmax

1 Bụi 1.420 61,74 200 280

2 SO2 100 4,35 500 700

3 NOx 19.240 836,5 850 1.190

4 CO 4.380 190,44 1.000 1.400

* Ghi chú:

- QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

- Nm3: m3 khí thải chuẩn, là m3 khí thải ở nhiệt độ 250C và áp suất tuyệt đối 760 mm thủy ngân.

- Cmax: Nồng độ tối đa cho phép các chất ô nhiễm trong khí thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải ra môi trường không khí, được tính như sau:

Cmax = C.Kp.Kv

- Kp: Hệ số theo lưu lượng nguồn thải. Áp dụng lưu lượng < 20.000m3/h, lấy Kp = 1;

- Kv: Hệ số vùng, khu vực nơi có cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ. Áp dụng khu vực nông thôn miền núi, lấy Kv = 1,4.

Nhận xét:

So sánh nồng độ khí thải phát sinh từ máy phát điện với QCVN 19:2009/BTNMT thấy rằng hầu hết các chỉ tiêu phát thải đều nằm trong tiêu chuẩn môi trường cho phép. Hơn nữa, khu vực dự án khá thông thoáng, cách xa khu dân cư, do đó khí thải từ máy phát điện được xả trực tiếp vào môi trường mà không phải quathiết bị xử lý.

Tác động của khí thải

Khí thải phát sinh sẽ làm ô nhiễm môi trường không khí xung quanh khu vực dự án từ đó ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân, về lâu dài còn ảnh hưởng đến sinh thái. Tác động của các chất ô nhiễm này như sau:

Bảng 3.14. Tổng hợp tác động của khí thải đến môi trường và con người

ST

T Thông số Tác động

1 Khí axit (SOx, NOx)

- Gây ảnh hưởng hệ hô hấp, phân tán vào máu.

- SO2 có thể gây nhiễm độc qua da, làm giảm dự trữ kiềm trong máu.

- Tạo mưa axit ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thảm thực vật và cây trồng.

- Tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá huỷ vật liệu bê tông và các công trình nhà cửa.

- Ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái và tầng ozôn.

2 Oxyt cacbon Giảm khả năng vận chuyển ôxy của máu đến các tổ chức, tế bào

3 CO2

- Gây rối loạn hô hấp.

- Gây hiệu ứng nhà kính.

- Tác hại đến hệ sinh thái.

Để giảm thiểu các ảnh hưởng của khí thải đến môi trường và sức khoẻ

Một phần của tài liệu ĐTM Dự án “Đường từ trung tâm thị trấn Đăk Glei đến trung tâm xã Xốp, huyện Đăk Glei” Đại diện Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đăk Glei (Trang 108 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(388 trang)