3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án
3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động
3.1.1.2. Đánh giá tác động của hoạt động giải phóng mặt bằng
a. Bụi phát sinh trong quá trình phát quang, giải phóng mặt bằng
* Bụi từ cưa chặt cây cối
Diện tích đất bị chiếm dụng để thực hiện dự án là 579.800m2, trong đó:
chủ yếu là đất rừng với 410.400m2; còn lại là 3.800m2 đất trồng cây hàng năm, 4.400m2 đất lúa nước, 25.600m2 đất trồng cây lâu năm,... do đó khối cây cối bị chặt bỏ trong quá trình phát quang giải phóng mặt bằng tương đối lớn.
Lượng bụi phát sinh chủ yếu do bụi bám dính lâu ngày trên thân lá thực vật sẽ phát tán vào môi trường không khí. Bụi trong quá trình phát quang thảm thực vật tại khu vực dự án rất khó để tính toán một cách chính xác. Theo khảo sát thực địa cho thấy, lượng bụi bám trên bề mặt thân, lá tại khu vực dự án là rất ít. Ngoài ra, đơn vị sẽ cho người dân tận thu hoa màu và các sản phẩm nông nghiệp trước khi tiến hành phát quang giải phóng mặt bằng nên diện tích cần phát quang của dự án không lớn, lượng bụi phát sinh từ quá trình phát quang giải phóng mặt bằng của dự án là không đáng kể. Hơn nữa, xung quanh khu vực dự án là chủ yếu là đất rừng, dân cư thưa thớt, thời gian phát quang không kéo dài nên tác động của bụi được giảm đáng kể.
* Khí thải phát sinh từ máy cưa
Nhiên liệu sử dụng của máy cưa là xăng pha nhớt.
Từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, hệ số ô nhiễm phát thải trong 1 giờ hoạt động của máy cưa lốc như sau: muội khói (TSP)= 2,45g, SO2= 3,5g, NOx= 14g, CO= 210g, hidrocacbon= 21g.
Áp dụng mô hình Gauss tính được sự lan truyền của nồng độ khí thải, kết quả như sau:
Bảng 3.4. Nồng độ khí thải phát sinh từ hoạt động máy cưa lốc
Chất ô nhiễm Khoảng cách (m)
Nồng độ chất ô nhiễm (g/m3) Giá trị giới hạn cho phép theo QCVN (g/m3) z = 0 m z = 4 m z = 8 m
Bụi
Nguồn thải 29,360 29,341 29,282
300
20 0,066 0,066 0,066
50 0,010 0,010 0,010
SO2
Nguồn thải 41,943 41,915 41,832
350
20 0,095 0,095 0,095
50 0,015 0,015 0,015
NO2
Nguồn thải 167,771 167,660 167,327
200
20 0,380 0,380 0,380
50 0,058 0,058 0,058
CO
Nguồn thải 2.516,568 2.514,902 2.509,910
30.000
20 5,697 5,697 5,697
50 0,877 0,877 0,877
Hidrocacbon
Nguồn thải 251,657 251,490 250,991
5.000
20 0,570 0,570 0,570
50 0,088 0,088 0,088
* Ghi chú:
QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí.
Nhận xét:
Kết quả tính toán từ bảng trên cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình hoạt động máy cưa lốc nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn. Tác động này không ảnh hưởng lớn đối với công nhân.
* Bụi, khí thải phát sinh từ phương tiện vận chuyển gỗ
Gỗ sau khi khai thác được vận chuyển ra khỏi khu vực. Cự ly tuyến đường vận chuyển sản phẩm từ khu vực dự án đến nơi tiêu thụ khoảng 50km qua quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh) về điểm tiêu thụ.
Đại diện Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đăk Glei
Khối lượng sản phẩm hàng ngày chuyên chở ước tính khoảng 4.548,55m3 gỗ, tương đương 7.004,77 tấn (khối lượng riêng trung bình của gỗ là 1,54 tấn/m3). Sử dụng xe tải trọng 12T vận chuyển gỗ, như vậy mỗi ngày có khoảng 16 lượt xe vận chuyển ra vào khu vực dự án.
Bảng 3.5. Hệ số ô nhiễm từ phương tiện vận chuyển
STT Khí thải Hệ số ô nhiễm
(kg/1000km/xe)
1 Bụi 0,9
2 SO2 4,29*S
3 NO2 4,8
4 CO 6
Nguồn: WHO
Với mật độ xe như trên, dựa trên phương pháp xác định nhanh nguồn thải của các loại xe theo “hệ số ô nhiễm không khí” tại bảng 3.5, tải lượng các chất ô nhiễm do phương tiện giao thông thải ra trong khu vực dự án như sau:
EBụi= (16*50*0,9)/1000 = 0,72kg/km.ngày = 0,025mg/m.s
ESO2= (16*50*4,29*0,25%)/1000 = 0,0085kg/km.ngày = 3,0*10-4mg/m.s ENO2= (16*50*4,8)/1000 = 3,84kg/km.ngày = 0,13mg/m.s
ECO= (16*150*6)/1000 = 4,8kg/km.ngày = 0,16mg/m.s
Áp dụng mô hình Sutton ta tính được nồng độ các chất ô nhiễm do phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ dự án như sau:
Bảng 3.6. Nồng độ chất ô nhiễm do phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu
STT Khoảng cách x(m)
CBụi
(mg/m3)
CSO2
(mg/m3)
CNO2
(mg/m3)
CCO
(mg/m3)
1 1 0,024 2,9*10-4 0,135 0,169
2 3 0,013 1,5*10-4 0,075 0,094
3 5 0,010 1,2*10-4 0,063 0,078
4 10 0,007 9,8*10-5 0,044 0,056
QCVN 05:2023/BTNMT 0,3 0,35 0,2 30
TB 1h
* Ghi chú:
QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí.
Nhận xét:
Kết quả tính toán tại bảng trên cho thấy, nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh không đáng kể, tại nguồn phát sinh các thông số bụi, SO2, CO đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn. Xung quanh khu vực dự án thông thoáng, cách xa khu dân cư nên ảnh hưởng của khí thải từ phương tiện giao thông thải ra là không đáng kể.
b. Bụi phát sinh trong quá trình san lấp mặt bằng phục vụ xây dựng các hạng mục công trình của dự án
Quá trình san lấp mặt bằng phục vụ xây dựng các hạng mục công trình của dự án sẽ làm phát sinh một lượng lớn bụi gây ảnh hưởng đến môi trường không khí tại khu vực cũng như sức khỏe của công nhân, người dân và hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp gần khu vực dự án, làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng do bụi bám dính trên lá làm cho cây quang hợp kém hoặc không quang hợp được mà chết đi. Lượng bụi phát thải từ các hoạt động này và mức độ khuyếch tán của lượng bụi này tại khu vực dự án phụ thuộc nhiều vào khối đào đắp đất. Lượng bụi khuyếch tán được tính toán dựa theo hệ số ô nhiễm và khối lượng đào đắp đất. Theo tài liệu hướng dẫn ĐTM của Ngân hàng Thế giới (Environmental assessment sourcebook, volume II, sectoral guidelines, environment, World Bank, Washington D.C 8/1991), hệ số ô nhiễm được tính bằng công thức sau:
Trong đó:
E: Hệ số ô nhiễm (kg bụi/m3 đất)
k: Cấu trúc hạt (có giá trị trung bình là 0,36) U: Tốc độ gió trung bình (m/s) (1,6m/s) M: Độ ẩm trung bình của vật liệu (%) (60%)
Theo kết quả tính toán, hệ số ô nhiễm trung bình trong khu vực là
Đại diện Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đăk Glei
1,7027×10-3 kg/m3. Quá trình xây dựng dự án sẽ phải thực hiện khối lượng đất đào, đắp, san gạt khoảng 2.042.009m3. Dự kiến tổng thời gian đào đắp đất, san ủi mặt bằng diễn ra trong 156 ngày (06 tháng làm việc, 26 ngày/tháng), tải lượng bụi phát sinh trong quá trình này là 0,79g/s.
Sử dụng mô hình Gauss để tính toán nồng độ bụi lan truyền trong môi trường không khí:
Trong đó:
- C: Nồng độ chất ô nhiễm gần mặt đất (g/m3)
- M: Tải lượng chất ô nhiễm thải từ nguồn (0,79g/s)
- , : Hệ số khuếch tán chất ô nhiễm theo phương y và z (m)
Với km:
Với km:
- x: khoảng cách từ vị trí tính toán đến nguồn thải (m) - H: Chiều cao của nguồn thải (trung bình 1m)
- U: Tốc độ gió trung bình trong khu vực (1,6m/s).
Bảng 3.7. Nồng độ bụi phát sinh trong quá trình phát quang và san lấp mặt bằng phát tán vào không khí
Nồng độ bụi trên trục hướng gió cách x mét (g/m3) QCVN 05:2023/BTNMT
(g/m3) Nguồn thải
cách 1m x = 5 x = 10 x = 20
33.042,48 2.864,94 697,06 169,35 300
* Ghi chú:
QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí.
Nhận xét:
Kết quả tính toán nồng độ bụi trên trục hướng gió phát sinh trong quá
trình đào, đắp và san ủi mặt bằng cho thấy nồng độ bụi vượt mức giới hạn cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT chỉ tập trung trong bán kính 10m từ nguồn phát thải. Tuy nhiên, giá trị nồng độ bụi khuếch tán nhanh và giảm dần theo khoảng cách. Tại vị trí cách nguồn thải 20m, giá trị nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn. Nên mức độ tác động này chỉ ảnh hưởng trực tiếp đối với người công nhân lao động trực tiếp trong vòng bán kính dưới 20m. Vì vậy, Đơn vị sẽ phối hợp với nhà thầu thi công xây dựng đưa ra các biện pháp giảm thiểu phù hợp nhằm hạn chế các tác động này.
c. Nguồn phát sinh chất thải rắntừ quá trình phát quang và tạo mặt bằng thi công
Ngoài bụi quá trình phát quang giải phóng mặt bằng phục vụ dự án còn làm phát sinh một lượng lớn sinh khối thực vật. Trong quá trình giải phóng mặt bằng, chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ việc chặt cây cối, bóc lớp phủ thực bì trong khu vực dự án. Tổng trữ lượng gỗ khu vực điều tra của dự án là 4.548,55m3 (thuộc rừng gỗ trung bình) và lượng sinh khối ngoài gỗ (cành lá, gốc rễ,...) ước tính khoảng 1.364,6m3 (chiếm khoảng 30% trữ lượng gỗ).
Chất thải rắn phát sinh trong quá trình san ủi mặt đường, san ủi nền xây dựng các hạng mục công trình,... khoảng 1.860.122m3 đất. Lượng đất thải này được được đơn vị tận dụng để đắp khoảng 181.887m3. Phần còn lại khoảng 1.678.235m3 sẽ được vận chuyển đến các bãi thải theo quy định.
* Tác động đến đa dạng sinh học tại khu vực dự án và khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh
Khi triển khai Dự án sẽ chuyển đổi diện tích rừng khá lớn 41,04ha đất rừng làm thu hẹp không gian sinh tồn các hệ sinh thái tự nhiên ảnh hưởng đến số lượng động vật, thực vật. Phạm vi ảnh hưởng hầu như trên cả chiều dài của tuyến đường, ảnh hưởng đa dạng sinh học nhiều nhất từ Km03 – Km14:
- Đối với động vật:
+ Khu vực thực hiện dự án nằm cạnh Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, là nơi cư trú của nhiều loài động vật hoang dã như các loài thú, chim, bò sát, lưỡng cư. Quá trình thực hiện dự án sẽ làm mất đi một lượng lớn thảm thực vật tại khu vực dự án, làm gia tăng mật độ các phương tiện, máy móc thiết bị thi công và công nhân thi công tại khu vực này, ngoài ra hoạt động của các loại máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển sẽ làm phát sinh tiếng ồn lớn tại khu vực
Đại diện Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đăk Glei
làm cho một số loài động vật nhạy cảm với tiếng ồn sẽ di chuyển vào sâu hơn trong vùng lõi của khu bảo tồn. Ngoài ra, hoạt động phát quang giải phóng mặt bằng và hoạt động của công nhân, các loại phương tiện máy móc phục vụ thi công dự án cũng làm cho một số loài động vật sinh sống tại khu vực giáp ranh giữa khu vực dự án và khu bảo tồn sẽ di cư đến nơi khác để cư trú. Việc hình thành tuyến đường giao thông này cũng làm chia cắt tuyến đường di cư của một số loài động vật có tập tính di cư tại khu vực. Ngoài ra, khi tuyến đường được hình thành, người dân tại khu vực sẽ tiếp cận được gần hơn Khu bảo tồn này làm gia tăng các nguy cơ săn bắt thú rừng, đe dọa đến sự phát triển và bảo tồn của các loài động vật hoang dã trong khu bảo tồn đặc biệt là đối với các loài có trong sách Đỏ.
+ Đối với hệ động vật tại khu vực dự án, môi trường sống chủ yếu của chúng là trong các bụi rậm hay trên các cây lớn,... khi thi công chặt bỏ một phần diện tích thảm thực vật nhất định có thể sẽ làm mất nơi cư trú của nhiều loại động vật, nên số lượng một số loài động vật có thể bị suy giảm trong khu vực.
Các chất gây ô nhiễm trong khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn do dự án thải ra sẽ gây ô nhiễm môi trường sống của hệ động vật trong vùng. Sự ô nhiễm làm giảm chất lượng môi trường sống của động vật, dẫn đến tình trạng chúng phải di tản đến nơi khác trong sạch hơn. Theo kết quả khảo sát và phỏng vấn người dân bản địa, cho thấy hệ động vật khu vực thi công xây dựng dự án có một số loài như bò sát, lưỡng cư và các loài chim nhỏ,... Đối với hệ thủy sinh vật: Có một số loài như Tảo lam (Cyanophyta), Tảo silic (Bacillariophyceae), Tảo vàng ánh (Chrysophyta), Tảo lục (Chlorophyceae) và các loại cá như: Cá chạch bùn (Misgurnur anguillicaudatus), cá rô đồng (Anabas testudineus),...
Ngoài ra còn có một số loài có đời sống gắn liền với nước như: Các loài chim nước (họ diệc, họ bói cá), rắn nước (Colubridae) và một số loại ếch nhái,... với số lượng không nhiều. Cùng với đó không có loài nào nằm trong sách đỏ Việt Nam. Nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động do dự án gây ra đối với môi trường Đại diện Chủ đầu tư sẽ phối hợp với đơn vị thi công để có những biện pháp giảm thiểu phù hợp nhằm hạn chế các tác động này.
- Đối với thực vật:
+ Tương tự như đối với các loài động vật, việc khu vực dự án nằm gần Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh cũng làm ảnh hưởng đến hệ thực vật tại Khu bảo tồn này. Như đã phân tích tại chương 2, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh
là nơi sinh sống của 1.091 loài thực vật bậc cao. Khi tuyến đường được hình thành, người dân tại khu vực sẽ tiếp cận được gần hơn Khu bảo tồn này làm gia tăng các nguy cơ chặt phá rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ và lâm sản, đe dọa đến sự phát triển và bảo tồn của các loài thực vật tại khu vực, đặc biệt là đối với một số loài cây quý hiếm.
+ Tại khu vực dự án: Khi dự án chuẩn bị triển khai xây dựng sẽ làm mất đi một diện tích thảm thực vật nhất định. Việc chiếm dụng vĩnh viễn những diện tích đất bởi dự án sẽ dẫn đến sự suy giảm của lớp thảm thực vật và làm cho hệ thực vật ở đây bị suy giảm. Theo kết quả khảo sát của dự án cho thấy các loài thực vật tại khu vực dự án đã thống kê được các loại bời lời (Litsea ssp.), keo (Acacia auriculiformis), cà phê (Rubiaceae),... rừng tre nứa và rừng hỗn giao tre nứa, các trảm cỏ và cây bụi. Các loài thường gặp trong kiểu thảm này là cỏ lào, cau (Asteraceae), các loài cỏ thuộc họ hòa thảo (Poaceae),... Tuy nhiên, trong số các loài thực vật kể trên không có loài nào thuộc sách đỏ thế giới (IUCN) do đó mức độ ảnh hưởng không đáng kể.
d. Các tác động khác
* Tiếng ồn
Trong giai đoạn này, sử dụng các máy móc: Máy xúc, máy ủi, xe tải, xe lu,... phát sinh tiếng ồn gây ảnh hưởng đến công nhân trực tiếp thi công tại công trường và khu vưc xung quanh dự án.
* Tác động đối với địa hình, địa mạo và cảnh quan khu vực
Trên diện tích san gạt, mặt bằng địa hình đã bị biến đổi rất mạnh mẽ. Đây là tác động mang tính cục bộ và bất khả kháng đối với tất cả các công trình xây dựng. Tuy nhiên, việc san lấp nền và xây dựng các hạng mục công trình sẽ tạo cảnh quan đẹp cho khu vực.
* Tác động đến môi trường nước
Sự xáo trộn bề mặt đất và việc chặt bỏ, phát quang thảm thực vật làm tăng lượng các chất rửa trôi từ bề mặt, làm tăng độ đục, các chất hữu cơ và các chất rắn lơ lửng trong nước gây nhiễm bẩn môi trường nước, ảnh hưởng đến các sinh vật thuỷ sinh tại khu vực dự án.
* Tác động đến môi trường đất
Quá trình phát quang giải phóng mặt bằng làm mất đi một phần thảm thực
Đại diện Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đăk Glei
vật trên đất, làm tăng nguy cơ rửa trôi, xói mòn đất, làm ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất. Ngoài ra, việc san gạt, xây dựng các hạng mục công trình trên đất cũng làm thay đổi địa hình, địa mạo của đất. Bên cạnh đó việc xả thải các chất ô nhiễm vào môi trường cũng phần nào làm ô nhiễm môi trường đất, gây mất mỹ quan tại khu vực.