1.6. Tiến độ, tổ chức quản lý thực hiện Dự án
1.6.3. Tổ chức quản lý thực hiện Dự án
Lựa chọn nhà thầu theo hình thức EPC:
Chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu EPC thông qua đấu thầu rộng rãi quốc tế hoặc trong nước. Tổng thầu EPC phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:
- Cam kết thực hiện công việc tuân thủ theo pháp luật Việt Nam.
- Chứng minh được khả năng làm Tổng thầu EPC trong lĩnh vực xây dựng các
61 nhà máy hóa chất.
- Có kinh nghiệm trong thiết kế chi tiết.
- Có khả năng tổ chức mua sắm vật tư, máy móc, thiết bị trên toàn thế giới.
- Thành thạo về xây dựng.
- Chứng minh được chất lượng công việc.
- Sẵn sàng cung cấp các nguồn lực.
- Có kế hoạch đào tạo.
- Sử dụng các nhà thầu phụ Việt Nam (theo Chỉ thị số 734/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh công tác quản lý đối với các gói thầu EPC).
- Giá cả cạnh trạnh.
- Có dự phòng cho yêu cầu bảo hành.
- Chấp nhận đền bù tổn thất.
- Đồng ý cung cấp bảo lãnh dự thầu.
- Cam kết thực hiện đúng tiến độ.
- Có tài chính lành mạnh và có khả năng cung cấp các đảm bảo về tài chính.
Việc thương thảo ký kết hợp đồng EPC sẽ căn cứ vào kết quả đấu thầu HĐQT phê duyệt.
Lựa chọn nhà thầu theo hình thức E; P; C hoặc E; PC:
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu thiết kế kỹ thuật, bản quyền, thiết bị bản quyền, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán.
- Tổ chức đấu thầu các gói thầu xây lắp, mua sắm thiết bị.
1.6.3.2. Giai đoạn vận hành
Hệ thống quản lý vận hành sản xuất chịu sự quản lý của Tổng Giám đốc, Phó tổng giám đốc và các phòng ban Công ty. Dưới họ có các bộ phận kỹ thuật & sản xuất, cơ điện và các phân xưởng sản xuất, mỗi phân xưởng sản xuất có quản đốc và phó quản đốc riêng. Các bộ phận này luôn phối hợp với các phòng ban của Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hoá chất Lâm Thao hiện tại để thực hiện các nhiệm vụ, chức năng được giao. Nhiệm vụ của các bộ phận trong Nhà máy của dự án này như sau:
Bộ phận kỹ thuật & sản xuất
Bộ phận này bao gồm các tổ kỹ thuật của nhà máy và tổ quản lý sản xuất. Tổ kỹ thuật chính của nhà máy chịu trách nhiệm chuẩn bị các tài liệu cho từng cương vị sản xuất, hỗ trợ và giải quyết các vấn đề kỹ thuật công nghệ trong quá trình sản xuất, quản lý các tài liệu kỹ thuật, lập kế hoạch trung và dài hạn cho việc cải tiến kỹ thuật sản xuất và chịu trách nhiệm cập nhật các thông tin về công nghệ mới. Tổ quản lý sản xuất chịu trách nhiệm điều hành sản xuất và phối hợp giữa các phân xưởng để đảm bảo cân đối, ổn định và an toàn trong toàn nhà máy.
62
Bộ phận cơ điện
Bộ phận này chịu trách nhiệm quản lý và phân loại tất cả các thiết bị cơ khí trong nhà máy, các thiết bị điện và đo lường; có kế hoạch dự phòng; cấp điện, duy tu bảo dưỡng thường xuyên các thiết bị; đưa ra kế hoạch sửa chữa kỹ thuật định kỳ.
Các Xí nghiệp sản xuất
Dưới sự lãnh đạo của trưởng bộ phận (Giám đốc xí nghiệp, Phó giám đốc xí nghiệp, Trưởng ca sản xuất) mỗi phân xưởng với toàn bộ cán bộ công nhân vận hành phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ sản xuất của mình.
Hình 9. Cơ cấu tổ chức của Công ty 1.6.3.3. Nhu cầu nhân lực cho dự án
Nhu cầu nhân lực cho dây chuyền là 42 người, bộ phận gián tiếp là 14 người, bộ phận sản xuất trực tiếp là 28 người, phân bổ nhân lực thể hiện trong bảng sau:
Hội đồng
quản trị Công ty Ban
Kiểm soát Đại Hội đồng
Cổ đông
Tổng Giám đốc
Phòng Kinh doanh
Phòng Kỹ thuật Phòng
TC-KT
Các Phó TGĐ
Các Xí nghiệp sản xuất
63
Bảng 1-12. Nhu cầu nhân lực của Dự án
TT Cương vị sản xuất Kíp
Cộng
HC 1 2 3 4
I GIÁN TIẾP 14
1 Giám đốc nhà máy 1 1
2 Phó giám đốc nhà máy 2 2
3 Cơ khí trưởng 1 1
4 Đốc công cơ, điện 2 2
5 Kho 3 3
6 Kế toán, lao động tiền lương 2 2
7 Kỹ thuật 1 2
8 Đốc công phân tích 1 1
II TRỰC TIẾP SẢN XUẤT 36
1 Trưởng ca 1 1 1 1 4
2 Kho 1 1 1 1 4
3 Lò đốt 1 1 1 1 4
4 Cấp liệu 1 1 1 1 4
5 Thợ phân tích 1 1 1 1 4
6 Điện + Cơ 1 1 1 1 4
7 DCS phân xưởng 1 1 1 1 4
8 Điện 1 1 1 1 4
TỔNG CỘNG (I+II) 42
1.6.3.3. Chế độ làm việc
- Số ngày làm việc trong năm: 330 ngày.
- Số ca sản xuất trong ngày: 3ca/4 kíp.
- Số giờ làm việc mỗi ca: 8 giờ.