Đánh giá, dự báo tác động

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của Dự án “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT SOP CÔNG SUẤT 20.000 TẤNNĂM” (Trang 86 - 105)

3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong

3.1.1. Đánh giá, dự báo tác động

Thống kê các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn thi công xây dựng của dự án được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3-1. Nguồn tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn thi công xây dựng dự án

Hoạt động gây tác động Yếu tố tác động

Hoạt động san nền

- Bụi san lấp đất

Bụi, khí thải từ các thiết bị vận chuyển, san lấp - Chất thải nguy hại: giẻ lau dính dầu

Thi công xây dựng các hạng mục chính, các hạng

mục phụ trợ (chi tiết các hạng mục

xem bảng...)

Bụi, khí thải từ các xe tải vận chuyển vật liệu xây dựng, cát, đá, sắt thép, thiết bị máy móc.

Bụi, khí thải từ các máy móc phục vụ thi công xây dựng: búa máy, cần cẩu.

Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình thi công có gia nhiệt:

cắt, hàn, đốt nóng chảy Hoạt động tập kết, lưu trữ

nguyên, nhiên, vật liệu xây dựng, vận chuyển

phế thải

Bụi từ quá trình bốc xếp nguyên vật liệu - Hơi xăng từ các thùng chứa xăng dầu, sơn

Hoạt động lắp đặt máy móc, thiết bị

- Bụi, hơi dung môi trong quá trình hàn, cắt, sơn ...

- Hơi xăng từ các thùng chứa xăng dầu, sơn

CTNH gồm: Dầu mỡ rơi vãi, keo, sơn rơi vãi, các giẻ lau dính keo, sơn; Các thùng chứa xăng dầu, sơn, dung môi.

Nước mưa chảy tràn tại khu vực dự án

Đất, cát và các vật liệu rơi vãi theo nước mưa chảy vào nguồn nước mặt

Sinh hoạt của CB tham gia thi công

- Nước thải sinh hoạt - CTR

87 Đối tượng bị tác động thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3-2. Đối tượng tác động

TT Đối tượng bị tác

động Không gian chịu sự tác động Thời gian chịu sự tác động 1 CBCNV Xí nghiệp

axit (cạnh dự án) Khu vực thực hiện dự án Trong suốt thời gian thi công 2

Các tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu thi công Dự án

Các tuyến đường phục vụ Dự án, nơi các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu đi qua

Trong suốt thời gian thi công 3 Môi trường không

khí

Chủ yếu là khoảng không gian dọc theo các tuyến đường vận chuyển nguyên liệu

Khoảng không gian trong khu vực dự án

4 Môi trường đất Toàn bộ diện tích đất thuộc Dự án Lâu dài 5 Môi trường nước Rãnh thu và thoát nước khu vực thực

hiện dự án

Trong suốt thời gian thi công 6 60 – 80 CBCNV

tham gia thi công Trong khu vực Dự án Trong suốt thời gian thi công Thống kê các nguồn gây tác động có không liên quan đến chất thải trong giai đoạn thi công xây dựng của Dự án được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3-3. Nguồn gây tác động không liên quan đến thải trong giai đoạn thi công xây dựng

TT Các hoạt động của dự án Các nguồn gây tác động môi trường

Tính chất tác động

1 Hoạt động san nền Tiếng ồn

Độ rung

Tạm thời, gián đoạn 2 Thi công xây dựng các hạng

mục chính, các hạng mục phụ trợ (chi tiết các hạng mục xem bảng...)

Tiếng ồn

Độ rung Tạm thời, gián đoạn 3 Hoạt động tập kết, lưu trữ

nguyên, nhiên, vật liệu xây dựng, vận chuyển phế thải

Tiếng ồn Độ rung

Giao thông trong khu vực

Tạm thời, gián đoạn 4 Hoạt động lắp đặt máy móc, Tiếng ồn Tạm thời, gián

88

thiết bị Độ rung đoạn

5 Sinh hoạt của CB tham gia thi công

Gây xáo trộn đời sống KT – XH địa phương

An ninh khu vực

Tạm thời, gián đoạn

3.1.1.1. Các tác động môi trường liên quan đến chất thải a) Tác động do bụi khí thải

Đánh giá tác động trong quá trình san nền

* Bụi phát sinh do hoạt động san nền

Mặt bằng dự án khá bằng phẳng nên không tiến hành san, đào. Khu vực dự án chỉ cần đổ một lớp đất đầm chặt trước khi thi công xây dựng. Theo báo cáo Dự án đầu tư, khối lượng đất, cát sử dụng để san nền là 2.520 tấn.

Theo phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hệ số ô nhiễm bụi trung bình là 0.0134 kg/tấn vật liệu đào đắp. Tổng tải lượng bụi phát sinh trung bình do san lấp mặt bằng là 33,76 kg. Với thời gian san lấp mặt bằng là 20 ngày thì lượng bụi phát sinh là 1,68 kg.

Nhận xét:

Lượng bụi phát sinh trong quá trình san lấp mặt bằng phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, thời gian san lấp. Với thời gian san lấp ngắn (20 ngày) nên tác động ít đến môi trường nếu có biện pháp kiểm soát phù hợp.

Đối tượng bị tác động: Công nhân trực tiếp thi công, công nhân sản xuất tại các dây chuyền axit bên cạnh dự án.

Phạm vi tác động: Trong khu vực dự án.

Thời gian tác động: Trong thời gian san lấp.

* Bụi và khí thải phát sinh trong quá trình vận chuyển đất, cát cho công tác san nền Khí thải cho các xe tải chạy dầu diesel tải trọng từ 3,5 - 16 tấn được cho trong bảng sau

Bảng 3-4.Tải lượng chất ô nhiễm đối với xe ô tô sử dụng dầu diezel

TT Chất ô nhiễm Tải lượng (kg/tấn nhiên liệu)

Bụi SO2 NO2 CO VOC

1 1400 – 2000 cc 0,63 20 S 16,87 411,6 34,85

2 > 2000 cc 0,68 20 S 10,97 62,9 5,85

(Nguồn: Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới – WHO) + Động cơ sử dụng nhiên liệu là dầu diezel

+ S: Hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu (0,05%l)

89

Lượng dầu sử dụng để vận chuyển đất cát để san lấp mặt bằng

Sử dụng xe 15 tấn để chuyên chở đất cát, có thể tính được 168 chuyến xe.

Số km vận chuyển = 168 chuyến x 12 km (2 lượt) = 2016 km Lượng dầu diezel tiêu thụ: 2016 km x 0,5 lít/km = 1008 lít

Trong quá trình san lấp, các phương tiện giao thông vận tải cần 1008 lít dầu tương đương với 846,72 kg dầu diezel.

Căn cứ vào hệ số ô nhiễm nêu tại bảng 3-4, dự báo tải lượng khí độc: SO2, NO2, CO, VOC, bụi do các phương tiện giao thông vận tải thải ra được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3-5.Tải lượng chất ô nhiễm đối của các phương tiện vận tải

TT Các chất ô nhiễm Tải lượng (kg/20 ngày) Tải lượng (g/h)

1 SO2 0,01 2,08

2 NO2 9,29 22,82

3 CO 53,26 130,86

4 VOC 4,95 12,17

5 Bụi 0,58 1,80

Nhận xét:

Theo tính toán cho thấy lượng bụi và khí thải phát sinh từ các phương tiện GTVT trong quá trình san lấp mặt bằng là tương đối nhỏ. Với thời gian san lấp ngắn 20 ngày nên tác động ít đến môi trường nếu có biện pháp kiểm soát phù hợp.

Đối tượng bị tác động: Người dân trên tuyến đường vận chuyển, công nhân trực tiếp thi công, công nhân sản xuất tại các dây chuyền axit.

Phạm vi tác động: Trong khu vực dự án.

Thời gian tác động: Trong thời gian san lấp.

* Bụi và khí thải của các thiết bị san nền

Lượng dầu sử dụng trong trong quá trình san nền: Ước tính lượng máy xúc, máy ủi trong hoạt động san nền mỗi loại 15 ca máy.

Số giờ hoạt động: 15 ca x 8 giờ/ca = 120 giờ

Lượng dầu diesel sử dụng là: 120 giờ x 5 lít dầu/1 giờ = 600 lít dầu.

Trong giai đoạn san lấp mặt bằng, các thiết bị san nền cần 600 lít dầu tương đương với 504 kg dầu diezel.

Căn cứ vào hệ số ô nhiễm nêu tại bảng 3-3, dự báo tải lượng khí độc: SO2, NO2, CO, VOC do các phương tiện GTVT, thiết bị san nền thải ra được dự báo thể hiện trong bảng sau:

90

Bảng 3-6. Bụi và khí thải của các thiết bị san nền

TT Các chất ô nhiễm Tải lượng (kg/20 ngày) Tải lượng (g/h)

1 SO2 0,01 0,02

2 NO2 5,53 17,28

3 CO 31,70 99,07

4 VOC 2,95 9,21

5 Bụi 0,34 1,07

Nhận xét:

Theo tính toán cho thấy lượng bụi và khí thải phát sinh từ các thiết bị thi công trong quá trình san lấp mặt bằng là tương đối nhỏ. Với thời gian san lấp ngắn 20 ngày nên tác động ít đến môi trường nếu có biện pháp kiểm soát phù hợp.

Đối tượng bị tác động: Công nhân trực tiếp thi công, công nhân sản xuất tại các dây chuyền axit.

Phạm vi tác động: Trong khu vực dự án.

Thời gian tác động: Trong thời gian san lấp Đánh giá tác động trong quá trình thi công xây dựng

Theo Dự toán của Dự án đầu tư

Khối lượng nguyên vật liệu (cát, sỏi, thép...) cần vận chuyển là 32.342 tấn, sử dụng xe 15 tấn để chuyên chở vật liệu có thể tính được 2156 chuyến xe.

Số km vận chuyển = 2156 chuyến x 12 km (2 lượt) = 25.873,6 km Lượng dầu diezel tiêu thụ: 25.873,6 km x 0,5 lít/km = 12.936,8 lít.

Trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng, các phương tiện GTVT cần 129.367 lít dầu tương đương với 10.867 kg dầu diezel.

* Bụi cuốn theo xe

Lượng bụi phát thải phụ thuộc đầu tiên vào loại đường đi, có hai loại đường là đường đã xây dựng và đường đất (đường tạm trong thời gian thi công). Lượng bụi phát tán phụ thuộc trực tiếp vào số lần đi lại. Ngoài ra còn các yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới lượng bụi phát tán vào không khí là tốc độ trung bình của xe, tải trọng xe, số bánh xe cho mỗi xe, tính chất mặt đường và độ ẩm của đường.

Lượng bụi phát thải trên đường đất phụ thuộc rất nhiều và trực tiếp vào tỉ lệ các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 75 micron trong bụi có trên mặt đường và được thể hiện bằng hệ số mặt đường s, hệ số mặt đường cũng thay đổi theo công trình xây dựng.

Thải lượng do xe tải đi lại trên đường đất có thể được tính như sau: (theo Air Chief, Cục Môi trường Mỹ, 1995)

91

E = 1,7 k (s/12) (S/48) (W/2,7)0,7 (w/4)0,5[(365 - p)/365]

Trong đó

- E = Hệ số phát thải [kg bụi/ (xe/km)]

- k = hệ số không thứ nguyên cho loại kích thước bụi (k = 0,8 cho các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 30 micron)

- s = hệ số mặt đường (đường đô thị s = 5,7)

- S = tốc độ trung bình của xe tải (lấy S = 10 km/h) - W = tải trong xe tải (chọn tải trọng trung bình 10 tấn) - w = số lốp xe (chọn trung bình w = 10)

- p = số ngày mưa trung bình trong năm (lấy p = 138 ngày, trung bình năm tại trạm Việt Trì).

Bảng 3-7 Bảng xác định hệ số s

Loại đường Hệ số s (% khối lượng)

Trong khoảng Trung bình

Đường dân dụng (đất bẩn) 1,6 - 68 12

Đường đô thị 0,4 - 13 5,7

Nguồn: Air Chief, Cục Môi trường Mỹ, 1995 s càng lớn nếu càng có nhiều hạt bụi nhỏ hơn 75micron trên mặt đường.

Bảng 3-8. Bảng xác định hệ số K

Kích thước bụi (micron) < 30 < 15 < 10 < 5 < 2,5

Hệ số k 0,8 0,5 0,36 0,2 0,095

Nguồn: Air Chief, Cục Môi trường Mỹ, 1995 Thay các giá trị vào:

E = 1,7 (0,8) (5,7/12) (10/48) (10/2,7)0,7 (6/4)0,5[(365 - 138)/365]

E = 0,330 kg/ (xe/km)

* Bụi thải vào môi trường do các đống vật liệu có kích thước nhỏ chưa sử dụng

Hai nguồn gây ô nhiễm bụi tiềm tàng nhất của các hoạt động xây dựng là việc chuyên chở, đánh đống và sử dụng các loại vật liệu rời có kích thước hạt nhỏ. Lượng bụi thải do các hoạt động xây dựng thay đổi theo từng thời điểm, phụ thuộc nhiều vào mức độ hoạt động xây dựng và điều kiện thời tiết. Số lượng xe máy hoạt động tại công trường, số các đống vật liệu xây dựng cũng là nguồn gây bụi lớn.

92

Trong tài liệu Air Chief, 1995 của Cục Môi trường Mỹ cũng chỉ ra mối quan hệ giữa lượng bụi thải vào môi trường do các đống vật liệu để đổ bê tông (cát, sỏi, đá dăm) chưa sử dụng, mối quan hệ đó được thể hiện bằng phương trình sau:

(U/2,2)1,3

E = k (0,0016) --- (kg/tấn) (M/2)1,4

Trong đó:

- E = Hệ số phát tán bụi cho 1 tấn vật liệu

- k = Hệ số không thứ nguyên cho kích thước bụi (k = 0,74 cho các hạt bụi kích thước < 30 micron)

- U = Tốc độ trung bình của gió (lấy U = 3 m/s) - M = Độ ẩm của vật liệu (lấy M = 3% cho cát)

Hệ số phát thải này đã tính cho toàn bộ vòng vận chuyển và đưa đi sử dụng, bao gồm:

- Đổ cát sỏi thành đống

- Xe cộ đi lại trong khu vực chứa vật liệu

- Gió cuốn trên bề mặt đống vật liệu và vùng đất xung quanh - Lấy vật liệu đi để sử dụng

Thay các giá trị vào phương trình trên ta có:

(3/2,2)1,3

E = 0,74 (0,0016) --- = 0,63 (kg/tấn) (0,03/2)1,4

Nhận xét: Từ kết quả trên cho thấy, lượng bụi phát tán vào môi trường xung quanh sẽ rất lớn nếu như thi công vào mùa khô và có gió lớn cũng như tổng khối lượng vật liệu xây dựng đưa vào sử dụng. Việc quản lý xây dựng sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng. Số lượng bụi có trong không khí sau đó lan truyền vào không khí xung quanh phụ thuộc tuyến tính vào số lượng xe, loại xe, tốc độ xe chạy, lượng vật liệu để trong khu xây dựng và thời gian thi công. Lượng bụi sẽ tăng rất đáng kể nếu như thiếu kế hoạch triển khai thi công công trình và quản lý chung.

* Bụi, khí thải phát sinh do đốt cháy nhiêu liệu của phương tiện vận chuyển

Giai đoạn thi công xây dựng đều phải sử dụng nhiều xe vận tải vận chuyển nguyên nhiên vật liệu. Khi hoạt động, các phương tiện GTVT với nhiên liệu tiêu thụ chủ yếu là xăng, dầu diezel sẽ thải ra môi trường lượng khói thải khá lớn, chứa các chất ô nhiễm không khí như NO2, CxHy, CO, CO2... mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào vận tốc xe chạy, chiều dài một chuyến đi, phân phối động cơ, loại nhiên liệu, các biện pháp kiểm soát ô nhiễm. Tải lượng chất ô nhiễm đối với xe ô tô sử dụng xăng được thể hiện trong bảng 3-7.

93

Trong thời gian thi công xây dựng thì phương tiện chủ yếu là xe tải có trọng lượng lớn với động cơ lớn hơn 2000 cc chạy bằng dầu diezel. Tải lượng các chất ô nhiễm đối với xe tải loại này thể hiện trong bảng 3-4.

Theo Dự toán của Dự án đầu tư

Khối lượng nguyên vật liệu (cát, sỏi, thép...) cần vận chuyển là 32.342 tấn, sử dụng xe 15 tấn để chuyên chở vật liệu có thể tính được 2156 chuyến xe.

Số km vận chuyển = 2156 chuyến x 12 km (2 lượt) = 25872 km Lượng dầu diezel tiêu thụ: 25872 km x 0,5 lít/km = 12936 lít.

Trong giai đoạn thi công xây dựng, các phương tiện GTVT cần 12936 lít dầu tương đương với 10866 kg dầu diezel.

Căn cứ vào hệ số ô nhiễm nêu tại các bảng trên, dự báo tải lượng khí độc: SO2, NO2, CO, VOC do các phương tiện GTVT thải ra được dự báo trong bảng sau:

Bảng 3-9. Tải lượng chất ô nhiễm do hoạt động vận chuyển TT Các chất ô nhiễm Tải lượng (kg/10 tháng) Tải lượng (g/h)

1 SO2 0,11 0,02

2 NO2 119,21 24,84

3 CO 683,53 142,40

4 VOC 63,57 13,24

5 Bụi 7,39 1,54

Bụi, khí thải từ các máy móc, phương tiện phục vụ xây dựng

Dựa vào số lượng các thiết bị máy móc dự kiến tham gia thi công có thể tổng hợp định mức sử dụng nhiêu liệu của một số thiết bị xây dựng như sau:

Bảng 3-10. Định mức tiêu hao nhiên liệu của các thiết bị thi công xây dựng

TT Loại thiết bị Số ca máy

Định mức tiêu hao nhiêu liệu( Lít/ca)

Khối lượng nhiên liệu sử

dung(Lít)

1 Cần cẩu bánh hơi 10T 250 36 2016

2 Cần cẩu bánh hơi 25T 250 47 2016

3 Máy đào 0,80m3 280 65 2000

4 Máy khoan 80kNm-

125kNm 260 52 2017

94 5 Máy nén khí Diezel 360

m3/h 180 35 2017

6 Ô tô tự đổ 7T 260 46 2017

(Nguồn: Dự toán xây dựng) Trong thực tế, các máy móc, thiết bị thi công trên sẽ không sử dụng cùng 1 lúc vì các máy sẽ được sử dụng cho 1 công đoạn khác nhau. Tuy nhiên, để tính toán lượng bụi và khí thải tối đa trên công trường, giải thiết máy móc hoạt động cùng một lúc, cùng ngày thi công. Vậy lượng dầu DO tối đa dùng cho 01 ca là 168.600 lít dầu tương đương với 141.624 kg dầu diezel.

Căn cứ vào hệ số ô nhiễm nêu tại các bảng trên, dự báo tải lượng khí độc: SO2, NO2, CO, VOC do các phương tiện GTVT thải ra được dự báo trong bảng sau:

Bảng 3-11. Tải lượng chất ô nhiễm do hoạt động thi công xây dựng

TT Các chất ô nhiễm Tải lượng (kg/10

tháng) Tải lượng (g/h)

1 SO2 1,42 0,30

2 NO2 1553,62 323,67

3 CO 8908,15 1855,86

4 VOC 828,50 172,60

5 Bụi 96,30 20,06

Nhận xét:

Nhìn chung trong quá trình thi công xây dựng thì nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí đáng chú ý nhất là bụi. Bụi chủ yếu phát sinh từ hoạt động của các phương tiện GTVT và từ các thiết bị thi công xây dựng. Khí thải của các phương tiện, thiết bị này cũng là nguồn tác động song khí thải phát ra từ những hoạt động là không đồng thời, cục bộ trong thời gian ngắn nên tác động là không đáng kể.

Đối tượng bị tác động: Công nhân trực tiếp thi công, công nhân sản xuất tại các dây chuyền axit bên cạnh dự án. Các hộ dân dọc tuyến đường vận chuyển.

Phạm vi tác động: Trong khu vực dự án, tuyến đường vận chuyển.

Thời gian tác động: Trong thời gian thi công xây dựng.

Khí thải phát sinh từ quá trình thi công có gia nhiệt (cắt, hàn)

95

Quá trình lắp đặt thiết bị sử dụng các máy khoan, máy cắt, máy hàn gây phát sinh bụi, hơi khí hàn khá nhiều. Các máy khoan, máy cắt khi hoạt động làm phát sinh bụi (bụi kim loại, bụi xi măng). Các loại bụi này thường khá mịn và rất dễ bắn vào công nhân khi thao tác. Các máy hàn khi hoạt động phát sinh khói hàn và ánh sáng hồ quang hàn. Các khói hàn chứa một lượng rất lớn ôxit của các kim loại mangan, niken, magie, thép, và một số nguyên tố khác. Ngoài ra còn có bụi silic. Những phân tử khói hàn đủ nhỏ để đi vào và ngưng tụ trên phổi. theo thời gian các phân tử này sẽ ảnh hưởng tới dòng máu. Các bệnh mang lại cho công nhân nếu tiếp xúc với khói hàn nhiều: Viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn, ung thư phổi, các bệnh về mắt, về da...

Theo dự toán của Dự án đầu tư thì để xây dựng xong các hạng mục nhà máy thì cần khoảng 115kg que hàn tương đượng với 5750 que. Tính toán cho đối tượng chịu tác động trực tiếp là công nhân hàn, khoảng không gian bao quanh 1 công nhân khoảng 12m3(2x2x3m). Như vậy ta có thể tính được tải lượng của khí thải phát sinh từ công đoạn hàn thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3-12. Tải lượng của khí thải phát sinh từ công đoạn hàn

TT Chất ô nhiễm

Tải lượng (mg/giờ)

Nồng độ (mg/m3)

Tải lượng thải (kg/)Quyết định 3733/2002/QĐ-

BYT(mg/m3)

1

Khói hàn (có chứa các chất ô nhiễm khác) (mg/1 que hàn)

2540 212 5

2 CO (mg/1 que hàn) 75 6 20

3 NOx 100 8 10

Nhận xét:

Nồng độ khí CO và NOx tính toán trong phạm vi hẹp bao quanh công nhân hàn vẫn nằm trong giới hạn cho phép của Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế. Tuy nhiên nồng độ khói hàn lại cao hơn tiêu chuẩn nhiều lần, gây ảnh hưởng trực tiếp công nhân hàn. Nếu không có các phương tiện hút cục bộ khí và phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp, công nhân hàn tiếp xúc với các loại khí độc hại có thể bị những ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, thậm chí ở nồng độ cao có thể bị nhiễm độc cấp tính.

Đối tượng bị tác động: Công nhân trực tiếp thi công.

Phạm vi tác động: Trong khu vực thi công xây dựng.

Thời gian tác động: Trong thời gian lắp đặt thiết bị.

b) Tác động do nước thải, nước mưa chảy tràn

Trong giai đoạn thi công xây dựng, nguồn gây ô nhiễm môi trường nước chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân, nước thải từ quá trình thi công xây dựng và nước mưa chảy tràn trên bề mặt công trường xây dựng.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của Dự án “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT SOP CÔNG SUẤT 20.000 TẤNNĂM” (Trang 86 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(203 trang)