3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong
3.1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện trong giai đoạn thi công xây dựng
3.1.2.1. Biện pháp giảm thiểu tác động do bụi, khí thải
- Áp dụng các biện pháp thi công thích hợp: như đào đắp bằng xe cơ giới, đóng cọc bằng búa máy, sử dụng các máy nâng hạ tự động để giảm sức người và trách xảy ra tai nạn.
- Lập các tổ chức thi công xây dựng theo từng hạng mục công trình cơ bản để quản lý và chịu trách nhiệm toàn diện trong quá trình thi công xây dựng.
- Áp dụng biện pháp thi công cuốn chiếu theo từng giai đoạn xây dựng cụ thể, nhanh gọn theo trình tự trước – sau hợp lý giữa việc thi công các hạng mục công trình cơ bản để đảm bảo rút gọn thời gian thi công, bảo đảm an toàn giao thông và hạn chế các tác động có hại do bụi, khí thải... giữa các khu vực thi công trên công trình.
Các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn xây dựng Chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp cụ thể như sau:
- Bố trí hợp lý đường vận chuyển và đi lại.
- Phun nước tưới ẩm đối với bề mặt khu vực thi công xây dựng
- Lập rào chắn cách ly cho những nơi cần làm việc vào ban đêm, hoặc những nơi đào sâu để lắp đặt đường ống, đường dây.
- Các chất thải rắn xây dựng, các vật liệu phế bỏ được thu gom ra khỏi công trường.
- Khảo sát chất lượng bề mặt đất để có các biện pháp xử lý nền móng phù hợp.
- Tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ đối với các phương tiện vận tải, các máy móc thiết bị kỹ thuật thi công, bảo đảm tuyệt đối an toàn trong thi công.
- Khơi thông dòng chảy nhằm khống chế tình trạng ứ đọng, ngập ứng.. che chắn nguyên vật liệu tránh bị nước mưa cuốn trôi trong quá trình thi công các hạng mục công trình cơ bản của dự án., tần xuất nạo vét khơi thông: 2 tuần/1 lần.
Giảm thiểu ô nhiễm do bụi và khí thải
Chủ dự án sẽ yêu cầu nhà thầu xây dựng thực hiện các biện pháp sau đây:
- Tất cả các phương tiện vận chuyển phục vụ cho Dự án phải đạt tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn kỹ thuật và môi trường.
- Các xe chở vật liệt xây dựng phải có tấm bạt che phủ khi vận chuyển.
106
- Vật liệu xây dựng đưa đến công trường theo tiến độ cung ứng, tránh việc tồn lưu vật liệu quá nhiều.
- Tất cả các máy móc, thiết bị và phương tiện vận chuyển sẽ được bảo dưỡng định kỳ theo quy định để giảm thiểu sự phát sinh bụi và khí thải.
- Không được phép đốt vật liệu hay chất thải tại khu vực dự án.
- Tưới nước tại khu vực thi công xây dựng vào các ngày nắng để hạn chế sự khuyếch tán bụi do gió và không khí, tần xuất ngày 02 lần.
Giảm thiểu tác động của tiếng ồn và độ rung
- Tất cả các phương tiện vận chuyển và máy móc thiết bị phục vụ dự án phải đạt tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn kỹ thuật và môi trường.
- Ưu tiên sử dụng các máy móc và thiết bị thi công có thiết bị chống ồn và chống rung.
- Các máy móc và thiết bị thi công phải được bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo tình trạng hoạt động được tốt.
- Trang bị cho công nhân xây dựng các phương tiện BHLĐ để chống ồn, đảm bảo sức khỏe cho công nhân.
- Hạn chế các máy móc có tiếng ồn lớn hoạt động về ban đêm để tránh tác động đến sinh hoạt của công nhân tại các nhà máy lân cận.
- Giảm rung.
- Biện pháp công nghệ: Sử dụng vật liệu phi kim loại, thay thế nguyên lý làm việc khí nén bằng thủy khí, thay đổi chế độ tải làm việc…
- Biện pháp dùng các kết cấu đàn hồi giảm rung như hộp dầu giảm chấn, gối đàn hồi kim đệm đàn hồi, gối đàn hồi cao su, đệm đàn hồi cao su… được lắp cố định trên máy và được xem như là một bộ phận hoặc chi tiết của máy, ghế lái giảm rung, tay năm cách rung.
- Bố trí công nhân lao động trong các công đoạn bị ảnh hưởng bởi rung động hợp lý, có chế độ bồi dưỡng riêng để đảm bảo sức khỏe con người.
3.1.2.2. Biện pháp giảm thiểu tác động của nước thải a) Nước thải sinh hoạt
- Giảm thiểu lượng nước thải bằng việc tăng cường tuyển dụng công nhân trong khu vực xây dựng, có điều kiện tự túc ăn ở.
- Tổ chức hợp lý nhân lực trong các giai đoạn thi công xây dựng.
- Kiểm tra, nạo vét, không để bùn đất, rác xâm nhập và đường thoát nước. Đảm bảo nguyên tắc không gây trở ngại, làm mất vệ sinh cho các hoạt động xây dựng của dự án cũng như không gây ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước thải chung của khu vực.
107 b) Nước thải thi công
- Nước thải vệ sinh máy móc thi công, rửa xe phát sinh từ khu vực rửa xe được dẫn về hệ thống xử lý nước thải tại khu lọc nước hóa học để xử lý.
c) Nước mưa chảy tràn
- Thi công trước hệ thống thoát nước mưa và hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể phốt.
- Hệ thống thoát nước mưa, nước thải thi công được bố trí các hố ga có kích thước 1200 x 1200 trên có song chắn rác, cách nhau 35 m để thu gom rác và lắng cặn.
Vị trí các điểm thoát nước mưa được thể hiện trong sơ đồ tổng mặt bằng thoát nước của Công ty.
- Nước mưa từ khu trộn vật liệu được dẫn vào hệ thống thu gom riêng, xử lý qua song chắn rắc, hố ga lắng cạn trước khi thoát về hệ thống thoát nước mưa chung của Công ty.
3.1.2.3. Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn và CTNH a) Chất thải rắn sinh hoạt
- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh sẽ được thu gom vào các thùng chứa đúng quy định. Tại khu vực thi công, Chủ Dự án sẽ yêu cầu nhà thầu trang bị 02 cặp thùng rác loại 100 lít.
- Hợp đồng với Công ty TNHH MTV Chế biến và Xử lý chất thải Phú Thọ thu gom và vận chuyển đem đi xử lý theo quy định hiện hành.
b) Chất thải xây dựng
Chất thải phát sinh trong quá trình thi công xây dựng sẽ được thu gom triệt để về khu lưu trữ CTR tạm thời trước khi thuê đơn vị có chức năng thu gom và vận chuyển đem đi xử lý theo quy định hiện hành.
c) Chất thải nguy hại
Dầu mỡ thải phát thải từ quá trình bảo dưỡng và sửa chữa các phương tiện vận chuyển, máy móc và thiết bị thi công được phân loại là chất thải nguy hại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT với mã số A3020; Mã Basel Y8. Vì vậy, dầu mỡ thải phải được thu gom và quản lý thích hợp. Cụ thể, các biện pháp kiểm soát tác động của dầu mỡ như sau:
- Không chôn lấp/đốt dầu mỡ thải tại khu vực dự án.
- Hạn chế việc sửa chữa xe, máy móc công trình tại khu vực dự án
- Khu vực bảo dưỡng được bố trí tạm trước trong một khu vực thích hợp và có trang bị 01 thùng chứa dầu mỡ thải theo đúng quy định trước khi chuyển về Kho lưu giữ CTNH của Công ty.
108 3.1.2.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động khác a) Giảm thiểu tiếng ồn, độ rung
- Tất cả các phương tiện vận chuyển và máy móc thiết bị phục vụ dự án phải đạt tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn kỹ thuật và môi trường.
- Ưu tiên sử dụng các máy móc và thiết bị thi công có thiết bị chống ồn và chống rung.
- Các máy móc và thiết bị thi công phải được bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo tình trạng hoạt động được tốt.
- Trang bị cho công nhân xây dựng các phương tiện BHLĐ để chống ồn, đảm bảo sức khỏe cho công nhân.
- Hạn chế các máy móc có tiếng ồn lớn hoạt động về ban đêm để tránh tác động đến sinh hoạt của công nhân tại các nhà máy lân cận.
- Giảm rung.
- Biện pháp công nghệ: Sử dụng vật liệu phi kim loại, thay thế nguyên lý làm việc khí nén bằng thủy khí, thay đổi chế độ tải làm việc…
- Biện pháp dùng các kết cấu đàn hồi giảm rung như hộp dầu giảm chấn, gối đàn hồi kim đệm đàn hồi, gối đàn hồi cao su, đệm đàn hồi cao su… được lắp cố định trên máy và được xem như là một bộ phận hoặc chi tiết của máy, ghế lái giảm rung, tay năm cách rung.
- Bố trí công nhân lao động trong các công đoạn bị ảnh hưởng bởi rung động hợp lý, có chế độ bồi dưỡng riêng để đảm bảo sức khỏe con người.
b) Biện pháp giảm thiểu tác động tới giao thông, trật tự an ninh
- Tất cả các phương tiện vận chuyển phục vụ cho Dự án phải đạt tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn kỹ thuật và môi trường.
- Các xe chở vật liệt xây dựng phải có tấm bạt che phủ khi vận chuyển.
- Vật liệu xây dựng đưa đến công trường theo tiến độ cung ứng, tránh việc tồn lưu vật liệu quá nhiều.
3.1.2.6. Biện pháp phòng ngừa rủi ro, sự cố
- Tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên các phương tiện vận tải, các máy móc thiết bị kỹ thuật thi công, bảo đảm tuyệt đối an toàn trong thi công.
- Cung cấp đầy đủ trang thiết bị phòng hộ các nhân như mũ bảo hộ, găng tay, khẩu trang, kính hàn… và phải có những quy định nghiêm ngặt về sử dụng.
- Phổ biến các tài liệu hướng dẫn, thao tác vận hành máy móc an toàn.
- Tuân thủ các nội quy về an toàn lao động.
3.1.2.7 Phòng ngừa sự cố cháy nổ
- Các máy móc thiết bị làm việc ở nhiệt độ cao và áp suất cao phải có hồ sơ lý lịch rõ ràng và thực hiện nghiêm ngặt kiểm tra định kỳ. Các thiết bị làm việc trong
109
điều kiện áp suất cao phải được trang bị đầy đủ đồng hồ đo lưu lượng, đo nhiệt độ, áp suất và các thiết bị an toàn khác.
- Các loại nguyên liệu, nhiên liệu dễ cháy cần được chứa và bảo quản nơi thoáng mát với hàng rào cách ly và có tường bao che để ngăn chặn khả năng lan truyền khi có sự cố.
3.1.2.8 Phòng ngừa sự cố tai nạn giao thông
- Bố trí mật độ xe vận chuyển ra vào phù hợp, tránh ùn tắc.
- Tất cả các phương tiện vận chuyển phục vụ cho Dự án phải đạt tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn kỹ thuật và môi trường.
- Tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông cho lái xe điều khiển phương tiện.