Điều kiện về khí tượng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của Dự án “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT SOP CÔNG SUẤT 20.000 TẤNNĂM” (Trang 65 - 71)

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án

2.1.2. Điều kiện về khí tượng

Bảng 2-1 cho biết nhiệt độ trung bình hàng tháng và năm qua các năm gần nhất được ghi nhận tại trạm Việt Trì.

Bảng 2-1. Nhiệt độ trung bình tháng và năm, được ghi nhận tại trạm Việt Trì (0C)

Năm

Tháng 2018 2019 2020 2021 2022

Trung bình năm 23,7 24,8 24,9 24,9 21,2

Tháng I 13,8 16,5 19,2 16,1 18,0

Tháng II 15,3 18,6 19,3 20,4 15,0

Tháng III 19,2 21,3 22,9 22,5 22,4

Tháng IV 24,7 24,1 22,1 25,6 24,3

Tháng V 27,1 30,1 29,1 29,6 26,1

Tháng VI 30,4 32,7 31,3 30,9 30,3

Tháng VII 29,8 32,5 30,9 30,3 29,1

Tháng VIII 29,2 28,8 29,0 30,2 29,1

Tháng IX 28,2 27,3 28,8 28,3 28,0

Tháng X 26,6 24,9 24,6 24,2 25,3

Tháng XI 22,8 23,1 23,4 21,5 25,1

Tháng XII 17,7 17,4 18,0 18,5 16,7

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2022 )

2.1.2.2 Số giờ nắng trong năm

Bảng 2-2 cho biết số giờ nắng hàng tháng và năm qua các năm được ghi nhận tại trạm Việt Trì.

66

Bảng 2-2. Cho số giờ nắng hàng tháng và năm qua các năm được nhận tại trạm Việt Trì (giờ)

Năm

Tháng 2018 2019 2020 2021 2022

Tổng hàng năm 1.329,5 1.387,6 1.347,3 1.543,4 1.368,4

Tháng I 37,4 102,9 41,2 78,3 42,3

Tháng II 81,3 50,6 57,9 69,4 22,7

Tháng III 59,5 32,2 45,2 39,2 23,5

Tháng IV 57,0 116,5 61,0 69,8 106,2

Tháng V 123,5 193,2 170,4 206,4 89,4

Tháng VI 146,0 174,4 231,6 178,7 162,1

Tháng VII 199,3 144,2 175,4 211,4 178,1

Tháng VIII 145,9 176,0 140,7 195,4 184,8

Tháng IX 155,3 121,9 132,8 181,1 130,6

Tháng X 131,1 157,4 116,8 92,2 177,6

Tháng XI 131,1 73,8 121,5 99,5 158,4

Tháng XII 80,1 44,5 52,8 122,0 92,7

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2022 )

Nhận xét:

Tổng số giờ nắng năm 2021 là 1.543 giờ, cao nhất so với các năm còn lại. Tổng số giờ nắng năm 2018 là 1.329,5 giờ thấp nhất so với các năm còn lại.

2.1.2.3 Chế độ mưa

Bảng 2-3 cho biết lượng mưa trung bình hàng tháng và năm qua các năm gần nhất được ghi nhận tại trạm Việt Trì.

Bảng 2-3. Lượng mưa trung bình tháng và năm qua các năm được ghi nhận tại trạm Việt Trì (mm)

Năm

Tháng 2018 2019 2020 2021 2022

Tổng hàng năm 2501,6 1561,9 1717,2 1,372,4 1.939,4

Tháng I 21,3 38,3 110,6 11,6 60,8

Tháng II 20,8 19,4 17,3 29,0 121,6

Tháng III 39,7 32,9 89,9 9,1 77,1

Tháng IV 94,9 70,3 140,0 225,2 72,7

Tháng V 283,6 161,9 215,0 116,8 337,1

Tháng VI 116,2 82,1 121,3 198,5 248,5

Tháng VII 941,4 283,1 92,6 181,1 259,2

Tháng VIII 379,4 482,5 494,9 66,3 507,3

Tháng IX 177,5 95,0 258,7 154,5 169,0

Tháng X 285,0 238,9 130,8 352,5 49,8

67

Tháng XI 31,5 54,4 32,0 24,3 15,0

Tháng XII 110,3 3,1 5,1 3,5 21,2

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2022 )

Nhận xét:

Năm 2022 được ghi nhận là năm có lượng mưa lớn nhất đạt 1939,4 mm, năm 2021 là năm có lượng mưa thấp nhất, đạt 1372,4 mm. Đặc biệt tháng 12 năm 2021 lượng mưa đạt 3, 5 mm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, chiếm khoảng 81%

tổng lượng mưa hàng năm. Lượng mưa lớn nhất thường rơi vào tháng 8 và tháng 9.

Lượng mưa lớn nhất vào tháng 8 năm 2022 là 507,3 mm.

2.1.2.4 Độ ẩm không khí

Bảng 2-4 cho biết độ ẩm trung bình hàng tháng và năm qua các năm được ghi nhận tại trạm Việt Trì.

Bảng 2-4. Độ ẩm trung bình tháng và năm, qua các năm được ghi nhận tại trạm Việt Trì (%)

Năm

Tháng 2018 2019 2020 2021 2022

Trung bình năm 86 84 82 81 77,6

Tháng I 80 84 85 77 85

Tháng II 86 86 84 83 85

Tháng III 90 89 87 87 84

Tháng IV 88 83 86 88 75

Tháng V 82 82 83 82 78

Tháng VI 84 83 79 75 73

Tháng VII 87 81 78 77 77

Tháng VIII 87 83 85 79 79

Tháng IX 87 86 85 84 79

Tháng X 86 82 80 83 74

Tháng XI 89 86 80 77 73

Tháng XII 84 86 77 74 70

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2022 )

Nhận xét:

Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84,6%, biến trình độ ẩm không khí trong năm cực đại vào tháng 4 và đạt cực tiểu thường vào tháng 11. Tháng 4 năm 2021 là tháng có độ ẩm trung bình cao nhất trong các năm gần đây, tháng thấp nhất là tháng 10 năm 2022.

2.1.2.5 Hướng gió và tốc độ gió

Khu vực huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Có hai loại gió chính: Gió Đông Nam vào mùa hạ và gió Đông Bắc vào mùa đông. Ngoài ra còn có gió phụ hướng Đông.

Tần suất cao nhất trong những đợt gió mùa ở Phú Thọ lại không phải là hướng Đông Bắc như ở hầu hết các nơi khác trên Bắc Bộ, mà chúng có đặc điểm riêng như sau:

68

Gió Đông Nam có tần suất vượt trội, gần như chiếm ưu thế hoàn toàn. Tần suất của nó thay đổi tùy từng thời kỳ, nhưng không theo tháng giới hạn mùa Đông: trong các đợt gió mùa ở thời kỳ nửa đầu năm (cuối mùa Đông, đầu mùa Hè), tần suất chiếm tới 51% - 65%. Các tháng còn lại chiếm 24 - 46%.

+ Sau gió Đông Nam, hướng gió có tần suất đáng kể hơn các hướng khác là gió Tây Bắc: tần suất của nó cao nhất xảy ra trong các đợt gió mùa tràn về thời kỳ đầu mùa Đông, từ tháng 8 đến tháng 11 (21% - 40%), cực đại là tháng 10 (40%); thấp nhất là các tháng 2 và 3, chỉ đạt 4%.

(Nguồn: Vũ Mạnh Hải – Đài KTTV khu vực Việt Bắc)

Vận tốc gió trung bình tháng và năm được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2-5. Vận tốc gió trung bình tháng và năm trạm Việt Trì

Trạm Tháng Năm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Việt Trì 1,5 1,6 1,8 1,9 1,7 1,5 1,5 1,2 1,2 1,2 1,1 1,2 1,5

(Nguồn: QCXDVN 02:2008/BXD)

2.1.2.6 Hiện tượng thời tiết bất thường

Trong những năm qua, thiên tại và các hiện tượng thời tiết cực đoạn diễn ra bất thường; nắng nóng, rét đậm, rét hại kéo dài không theo quy luật đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sinh kế của các cộng đồng dân cư. Từ năm 2001 đến nay tỉnh Phú Thọ chịu ảnh hưởng trực tiếp của 25 cơn bão, 02 áp thấp, trên 85 trận lốc xoáy, mưa đá, mưa lớn cục bộ, 19 trận lũ quét với cường độ cao; những đợt rét kéo dài làm chết nhiều gia súc đã gây ra nhiều thiệt hại cho kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ.

(Nguồn: Trần Mạnh Thắng (Phòng Quản lý Nước – KTTV)

Đặc điểm thủy văn

Sông Hồng là sông có lưu lượng lớn, chiều rộng của sông từ 600 - 1.200 m. Về mùa nước lũ, nước sông lên rất cao, bề mặt của sông được mở rộng, khả năng chuyển nước rất lớn. Mùa lũ của sông Hồng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 (chiếm khoảng 75% dòng chảy năm), tốc độ dòng chảy 3-7 m/s. Đoạn chảy qua khu vực dự án là 2 m/s. Ngoài ra, trong khu vực còn có các dòng chảy tràn vào mùa mưa, hệ thống m- ương máng thuỷ lợi và các hệ thống tiêu thoát nước. Mực nước sông Hồng trung bình các tháng, năm thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2-6. Mực nước sông Hồng trung bình các tháng, năm (cm)

Năm 2010 2015 2020 2021 2022

Mức nước cao nhất

(Ngày/tháng) 1.738 1.697 1.752 1.587 1.309

Mực nước thấp

nhất (ngày/tháng) 1.298 1.210 1.181 1.150 1.150

Bình quân cả năm 1.423 1.358 1.314 1.279 1.290

69 2.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội thị trấn Lâm Thao 2.3.1. Điều kiện kinh tế - xã hội thị trấn Lâm Thao

Thị trấn Lâm Thao có diện tích là 573,3 ha trong đó đất nông nghiệp là 137,55 ha, đất khác là 7,3 ha còn lại là đất ở, giao thông.

Thị trấn Lâm Thao có 2.453 hộ với 9.464 nhân khẩu, không có dân tộc thiểu số.

Số hộ nghèo là 51 hộ, chiếm 1,91%.

Kinh tế thị trấn Lâm Thao bao gồm các ngành nghề thương mại, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp. Cây trồng chỉ yếu là lúa, hoa mầu, các loại cây rau giống các loại. Vật nuôi chủ yếu là gà, lợn, cá.

Tổng giá trị sản xuất: 503,7 tỷ đồng; đạt 106,3% so với kế hoạch năm 2023.

Trong đó:

- Nông, lâm, thuỷ sản: 78 tỷ đồng; đạt 109,7% so với kế hoạch năm 2023; chiếm 15,5% cơ cấu kinh tế.

- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: 100,7 tỷ đồng, đạt 106,2% so với kế hoạch năm 2023; chiếm 20% cơ cấu kinh tế.

- Thương mại, vận tải, dịch vụ: 325 tỷ đồng; đạt 105,5% so với kế hoạch năm 2023; chiếm 64,5% cơ cấu kinh tế.

- Tổng thu ngân sách: đạt 22,5 tỷ đồng bằng 233,31% dự toán huyện giao và bằng 100,04% nghị quyết HĐND thị trấn giao. Trong đó thu ngân sách trên địa bàn là 18,83 tỷ đồng, thu bổ sung các mục tiêu là 2,54 tỷ đồng, thu chuyển nguồn 1,17 tỷ đồng.

- Chi ngân sách: đạt 22,55 tỷ đồng, bằng 233,31% dự toán huyện giao và bằng 100,04% nghị quyết HĐND thị trấn giao.

- Toàn thị trấn có 09 câu lạc bộ văn hóa - thể thao, 01 CLB hát xoan; 07 câu lạc bộ dân vũ, 15 đội bóng chuyền hơi. 9/9 khu dân cư có nhà văn hóa và trung tâm học tập cộng đồng thuận tiện cho việc sinh hoạt cộng đồng của khu dân cư.

- Tại thị trấn có 08 trường (trong đó có 2 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 2 trường trung học, 2 trường trung học phổ thông và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên.

Số trường đạt chuẩn Quốc gia 04/04 trường (trong đó 01 trường mức độ 1, 03 trường mức độ 02).

- Duy trì trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 96,3%.

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: đạt 0,6% (đạt 100% kế hoạch huyện giao).

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng: đạt 9,32% (giảm 0,2% so với năm 2022; giảm 0,2% so với chỉ tiêu kế hoạch huyện giao (huyện giao 9,52%).

70

- Tỷ lệ dân cư dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 98%. Tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom vận chuyển đạt 100%.

Sản xuất nông nghiệp năm 2023 tiếp tục phát triển khá, tổng diện tích gieo trồng lúa 186 ha. Năng suất đạt 64 tạ/ha, sản lượng đạt 1.190 tấn. Phối hợp trạm khuyến nông, Công ty cổ phần Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao tổ chức 03 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho trên 150 lượt nông dân tham dự, cấp phát trên 150 tờ rơi tuyên truyền về sử dụng phân bón. Thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp cử 08 cán bộ CTV khuyến nông, HTX tham dự tập huấn qua zoom về kỹ thuật chăm sóc phòng trừ sâu bệnh.

Rau, hoa các loại: 143 ha; năng suất bình quân đạt 248,6 tạ/ha; tổng sản lượng đạt 3.544 tấn; ngô: 11,0 ha; năng suất trung bình đạt 55 tạ/ha; tổng sản lượng đạt 61 tấn; Lạc: 4,0 ha; năng suất trung bình đạt 22 tạ/ha; tổng sản lượng đạt 8,0 tấn; đậu tương: 4,0 ha; năng suất trung bình đạt 20 tạ/ ha; sản lượng đạt 8,0 tấn; cây hàng năm khác: 5,

Tổng số đàn bò 107 con; đàn lợn 1420 con; đàn gia cầm 14,6 nghìn con trong đó gà 9,78 nghìn con

Tại thị trấn có 01 bệnh viện đa khoa. Tổng số lượt khám bệnh 9998, tăng 848 lượt so với năm 2022; số lượt khám và điều trị băng BHYT: 6596, tăng 568 lượt so với năm 2022; số lượt điều trị nội trú: 165 lượt đạt 137% so với KH giao, tăng 50 lượt so với năm 2022.

Việc thu nộp các quỹ pháp lệnh: đạt 100% kế hoạch giao

Tại thị trấn có 20 đình chùa, 1 nhà thời công giáo. Tôn giáo chủ yếu là đạo phật, công giáo.

(Nguồn: UBND thị trấn Lâm Thao) 2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Thạch Sơn

Xã Thạch Sơn có diện tích 519,07 ha. Trong đó: đất nông nghiệp: 262,8 ha; đất phi nông nghiệp: 256,18 ha. Tổng dân số của toàn xã: 9.184 người (trong đó có 8950 khẩu có mặt tại địa phương) ở 2709 hộ trên địa bàn 7 khu dân cư trong toàn xã. Tổng số người trong lực lượng lao động: 6.983 người (trong đó: Số người trong độ tuổi:

6.072 người), lao động qua đào tạo 5.336 người. Số hộ nghèo đa chiều là 20 hộ.

Công tác phát triển kinh tế nông thôn:

Những năm qua UBND đã triển khai thực hiện đề án dồn đổi ruộng đất tạo ô thửa lớn thuận lợn cho canh tác cũng như việc đưa các giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân, năng suất lúa bình quân hàng năm đạt trên 50 tạ/ha. Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp chất lượng cao. Công tác phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn

Nhiều ngành nghề phát triển và từng bước thích nghi với sự phát triển của kinh tế thị trường, phát huy tiềm năng, lợi thế và có bước tăng trưởng khá như: Các hộ gia

71

đình kinh doanh nhỏ lẻ chế biến nông sản thực phẩm; chế biến gỗ gia dụng, đồ mỹ nghệ; may mặc; cơ khí; sản xuất vật liệu xây dựng; chăn nuôi…

Hiện nay trên địa bàn có 01 sơ sở kinh doanh gạch, 01 doanh nghiệp khai thác cát, 01 Doanh nghiệp sản xuất phân bón; 02 trường mầm non tư thục; 02 chi nhánh ngân hàng, 02 công ty xăng dầu Các cơ sở ngành nghề nông thôn thu hút trên 400 lao động làm việc cho lao động trong xã với thu nhập bình quân đạt trên 7 triệu đồng/người/tháng.

Số lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ 2.277/6983 lao động chiếm tỷ lệ 32,6% so với lực lượng lao động trên địa bàn xã.

Số lao động làm việc trong ngành kinh tế chủ lực trên địa bàn là 2.456/6983 lao động chiếm tỷ lệ 35,17% so với lực lượng lao động trên địa bàn xã.

Trên địa bàn xã có 4 di tích: Chùa Phúc Long khu 7, Chùa Phúc Long khu 10, Đình làng Thạch Sơn, Nhà thờ sứ giáo Thạch Sơn.

Xã Thạch Sơn có 03 trường học và 01 trạm y tế, 01 hợp tác xã; 01 quỹ tín dụng;

07doang nghiệp.

Tôn giáo, tín ngưỡng chính là đạo phật, đạo giáo.

Trên địa bàn xã có 4 di tích: Chùa Phúc Long khu 7, Chùa Phúc Long khu 10, Đình làng Thạch Sơn, Nhà thờ sứ giáo Thạch Sơn.

Hiện nay trên toàn xã là: 2.277/2709 hộ đạt 84% tỷ lệ hộ gia đình trên địa bàn xã Thạch Sơn được sử dụng nước sạch từ Công ty TNHH Nhà nước một thành viên tỉnh Phú Thọ.

Trên địa bàn xã có 01 khu tập kết rác thải sinh hoạt.

(Nguồn: UBND xã Thạch Sơn)

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của Dự án “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT SOP CÔNG SUẤT 20.000 TẤNNĂM” (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(203 trang)