Chương trình quản lý môi trường của dự án

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của Dự án “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT SOP CÔNG SUẤT 20.000 TẤNNĂM” (Trang 146 - 151)

4.1.1. Mục tiêu của chương trình quản lý môi trường

Chương trình quản lý môi trường được đề ra nhằm quản lý các vấn đề bảo vệ môi trường trong suốt giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thiết kế, thi công và vận hành Dự án nhằm thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường theo đúng quy định như đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

4.1.2. Thực hiện chương trình quản lý môi trường

Chương trình quản lý môi trường của Dự án phải do đơn vị sau đây thực hiện:

+ Ban Quản lý dự án: Ban này sẽ có mối liên hệ với các cơ quan có liên quan và một số cơ quan khác các cấp. Như vậy, Ban Quản lý dự án sẽ phải thực hiện chương trình quản lý môi trường của nhà nước mà đại diện là Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Phú Thọ, Ban sẽ cử một số cán bộ môi trường chuyên trách để giám sát, quản lý và thực hiện các nhiệm vụ có liên quan.

+ Cùng với BQLDA còn có các đơn vị trúng thầu thi công và đơn vị vận hành dự án.

+ Trong quá trình thực hiện dự án sẽ có sự tham gia của chuyên gia tư vấn môi trường từ một tổ chức được công nhận trong nước. Chuyên gia môi trường sẽ chịu trách nhiệm đào tạo nâng cao năng lực cho các tổ chức và cán bộ có liên quan để họ thực hiện chương trình quản lý môi trường.

+ Các cán bộ môi trường sẽ chịu trách nhiệm đào tạo và hướng dẫn cho nhà thầu về các vấn đề môi trường như kiểm tra tại chỗ và giám sát trong quá trình thực hiện dự án để đảm bảo rằng các thủ tục đề ra được thực hiện một cách thích hợp và đầy đủ.

+ Nhà thầu có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và chính xác các biện pháp giảm thiểu, các điều khoản và cam kết trong hợp đồng.

Việc tổ chức thực hiện chương trình quản lý môi trường của dự án sẽ được báo cáo định kỳ và chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước về công tác bảo vệ môi trường áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường như những đánh giá, nhận định, đề xuất và cam kết trong chương 3 và chương 4 của báo cáo.

Khi Dự án đi vào hoạt động, sẽ có 01 cán bộ chuyên trách môi trường.

Mục tiêu của tổ chức chương trình quản lý môi trường của dự án nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực do hoạt động của dự án gây ra đối với môi trường, kinh tế xã hội. Chương trình quản lý môi trường được thống nhất từ các cơ quan chức năng đến lãnh đạo dự án và công nhân hoạt động trong dự án.

Nội dung chương trình quản lý môi trường

Chương trình quản lý môi trường của dự án được xác định dựa trên cơ sở những đánh giá về nguồn tác động, đối tượng, quy mô bị tác động và các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu trong giai đoạn chuẩn bị, xây dựng và vận hành dự án như

147

những đánh giá chi tiết trong chương 3 và chương 4 của báo cáo. Chương trình quản lý môi trường bao gồm các nội dung chính sau:

- Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn đầu tư xây dựng Dự án.

- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa ứng phó các sợ cố rủi ro trong thi công xây dựng.

- Phối hợp với cơ quan quản lý môi trường địa phương, các đơn vị chuyên môn tiến hành giám sát môi trường định kỳ trong suốt quá trình triển khai thi công và vận hành của Dự án.

- Xây dựng các hệ thống xử lý khí thải, nước thải, chất thải rắn.

- Đào tạo, hướng dẫn vận hành các hệ thống xử lý chất thải cho nhân viên.

- Xây dựng chương trình đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường, kế hoạch phòng chống sự cố môi trường.

- Thực hiện các tiêu chuẩn, chương trình giảm thiểu ô nhiễm môi trường như: sản xuất sạch hơn.

Đơn vị chính chịu trách nhiệm thực hiện các công tác về bảo vệ môi trường của Công ty là Phòng Kỹ thuật trong đó có 01 bộ phận chuyên trách về môi trường. Trong mỗi tổ, ca sản xuất đều có 01 cán bộ an toàn môi trường làm việc.

Ban bảo vệ môi trường sẽ có trách nhiệm theo dõi và quản lý chất thải, mọi vấn đề liên quan đến môi trường của dự án, kịp thời đưa ra những giải pháp và cùng lãnh đạo công ty giải quyết các vấn đề môi trường phát sinh hoặc tồn tại trong quá trình khai thác cụ thể:

- Quản lý hoạt động của hệ thống giảm thiểu ô nhiễm môi trường như: Hệ thống tưới nước trên đường vận chuyển, hệ thống bảo hộ lao động, quản lý cây xanh….

- Quản lý chất thải sản xuất: công việc chủ yếu là thống kê khối lượng theo thời gian.

- Quản lý chất thải sinh hoạt: Bao gồm thống kê, xử lý lượng chất thải sinh hoạt phát sinh tại nhà máy theo thời gian.

- Quản lý chặt chẽ các quá trình vận hành

- Xây dựng hệ thống phòng chống sự cố môi trường.

- Thực hiện các quy định quản lý môi trường trong sản xuất: Kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, đăng ký CTNH, thực hiện giám sát môi trường định kỳ.

-Thực hiện chương trình giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong cán bộ công nhân viên, chương trình tập huấn phong chống và ứng cứu sự cố rủi ro, đặc biệt là phòng chống cháy nổ và rủi ro do hóa chất.

Thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV.

Chương trình quản lý môi trường được cụ thể hoá cho từng giai đoạn của dự án cho trong bảng sau:

148

Bảng 4-1. Chương trình quản lý môi trường theo từng giai đoạn của Dự án

TT Hoạt động Đối tượng

tác động Công trình, biện pháp BVMT Thời gian thực hiện

Đơn vị thực hiện/

Giám sát I Giai đoạn thi công xây dựng

1 San nền Bụi, chất thải rắn

Áp dụng biện pháp thi công cuốn chiếu - Thực hiện che chắn thùng xe.

Tưới nước đường giao thông.

- Bảo dưỡng máy móc thiết bị thường xuyên

- Các biện pháp an toàn lao động

Trong thời gian san nề

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lâm Thao.

Sở Tài nguyên và MT tỉnh Phú Thọ UBND thị trấn Lâm Thao, UBND xã Thạch Sơn, Chủ đầu tư.

2

Thi công xây dựng các hạng mục chính của

dự án (chi tiết xem bảng 2)

Bụi, khí thải từ các xe tải vận chuyển vật liệu xây dựng, cát, đá, sắt thép, thiết bị máy móc Bụi, khí thải, tiếng ồn, rung từ các máy móc phục vụ thi công xây dựng: búa máy, cần cẩu.

Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình thi

Áp dụng biện pháp thi công cuốn chiếu - Thực hiện che chắn thùng xe.

Tưới nước đường giao thông.

- Bảo dưỡng máy móc thiết bị thường xuyên

- Các biện pháp an toàn lao động

Trong suốt giai đoạn thi công

149 công có gia nhiệt:

cắt, hàn, đốt nóng chảy

3

Hoạt động vận chuyển, lưu trữ nguyên, nhiên, vật liệu

xây dựng

Bụi từ quá trình bốc xếp nguyên vật liệu - Hơi xăng từ các thùng chứa xăng dầu, sơn

Điều phối lượng xe ra vào - Thực hiện che chắn

Trong suốt giai đoạn thi công

Phòng TNMT huyện Lâm Thao.

Sở Tài nguyên và MT tỉnh Phú Thọ UBND thị trấn Lâm Thao, UBND xã Thạch Sơn, Chủ đầu tư.

4 Sinh hoạt của công nhân trên công trường

Nước thải sinh hoạt Sử dụng nhà vệ sinh hiện hữu của Công ty Chất thải rắn sinh

hoạt

Thu gom, lưu giữ đúng nơi quy định II Giai đoạn vận hành

1

Hoạt động của dây chuyền sản xuất

Khí thải Lắp đặt hệ thống xử lý bụi và xây dựng ống khói phù hợp

Trong suốt giai đoạn hoạt

động của dự án

Phòng TNMT huyện Lâm Thao Sở Tài nguyên và MT tỉnh Phú Thọ UBND thị trấn Lâm Thao, UBND xã Thạch Sơn, Chủ đầu tư.

Nước làm mát Dẫn về Hệ thống tháp giải nhiệt Nước thải vệ sinh

nhà xưởng

Dẫn về trạm xử lý nước thải sản xuất

150 Hoạt động của dây

chuyền sản xuất

Nước thải sinh hoạt Xử lý sơ bộ trước khi dẫn Trạm xử lý nước thải snh hoạt

Trong suốt giai đoạn hoạt động của dự

án Phòng Tài nguyên

và Môi trường huyện Lâm Thao.

Sở Tài nguyên và MT tỉnh Phú Thọ UBND thị trấn Lâm Thao, UBND xã Thạch Sơn, Chủ đầu tư.

CTNH và CTRCN phải kiểm soát

Thu gom về Kho CTNH

Hơi nước, nhiệt Tăng cường khâu làm kín và thường xuyên kiểm tra hệ thống đường ống, van.

Tiếng ồn Thường xuyên bảo dưỡng, bôi trơn thiết bị;

Trang bị dụng cụ bịt tai cho công nhân.

3

Hoạt động của kho lưu trữ và bảo nguyên nhiêu liệu, sản phẩm.

Rò rỉ nhiên liệu, hóa chất

- Xây dựng đê bao

- Xung quanh có hệ thống thoát nước mặt.

- Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Trong suốt giai đoạn hoạt động của dự án

4 Sự cố môi trường

Sự cố về rò rỉ nhiên liệu, hóa chất, sự cố về an toàn hóa chất, sự cố cháy nổ...

- Trang bị hệ thống phòng cháy, chữa cháy - Lắp đặt hệ thống đầu dò khí

- Hệ thống báo cháy tự động

5 Sinh hoạt của 42 CBCNV

Nước thải sinh hoạt Sử dụng nhà vệ sinh hiện hữu của Công ty Chất thải rắn sinh

hoạt

Thu gom, lưu giữ đúng nơi quy định

151

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của Dự án “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT SOP CÔNG SUẤT 20.000 TẤNNĂM” (Trang 146 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(203 trang)