Cấu trúc và vị trí của các tổ chức quần chúng công trong hệ thống chính trị

Một phần của tài liệu ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ KINH TẾ CHO CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG Ở VIỆT NAM (Trang 34 - 38)

III. CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUY MÔ CỦA CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG

1. Cấu trúc và vị trí của các tổ chức quần chúng công trong hệ thống chính trị

Như đề cập ở phần 1 của chương II, có hai nhóm tổ chức xã hội được nhà nước hỗ trợ. Hai nhóm hai này có những đặc điểm khác nhau về vị trí và vai trò trong hệ thống chính trị.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội (đoàn thể) được coi là những “thành viên chiến lược quan trọng” trong hệ thống chính trị nước ta (Tạp chí Xây dựng Đảng, 2013). Hiến pháp sửa đổi 2013 quy định:

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội;

tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Khoản 1, Điều 9, Hiến pháp 2013.

Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị - xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình; cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong MTTQ Việt Nam.

Khoản 2, Điều 9, Hiến pháp 2013 Các tổ chức chính trị - xã hội được coi là một trong ba cỗ máy đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru, phát huy quyền lực của nhân dân (Tạp chí Xây dựng Đảng, 2013). Theo nguyên tắc “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” thì MTTQ và các tổ chức chính trị - xã

Tổng quan hệ thống các tổ chức quần chúng công hội được coi là “cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của dân” (Luật MTTQ 1999, Khoản 1, Điều 2).

Các tổ chức chính trị - xã hội chủ yếu thể hiện các vai trò hiến định của mình thông qua tổ chức đại diện là MTTQ. Trong hệ thống các tổ chức chính trị - xã hội, MTTQ Việt Nam là tổ chức lớn nhất, là tập hợp của hầu hết các tổ chức lớn khác. Về hình thức, MTTQ Việt Nam được định nghĩa là một “liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của các tổ chức” (Hiến pháp 2013, Điều 9). Tuy vậy, nếu xét về đặc điểm tổ chức, tính chính trị và tính xã hội của MTTQ, thiết chế này là tổ chức quần chúng rộng lớn nhất, mang đầy đủ tính chất của một tổ chức chính trị - xã hội (Vũ Thị Loan, 2013).

Được Đảng sáng lập và lãnh đạo, về mặt bản chất, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội là các tổ chức quần chúng của Đảng, là công cụ để Đảng thực hiện sâu rộng đường lối, chủ trương trong các tầng lớp nhân dân. Về danh nghĩa, các tổ chức quần chúng nằm trong hệ thống do MTTQ lãnh đạo, có mối quan hệ với Mặt trận dựa trên nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động (Luật Mặt trận Tổ Quốc 1999, Điều 3). Trong hệ thống này, Đảng vừa là thành viên, vừa là lãnh đạo của MTTQ. Đó là những thiết chế tổ chức vừa mang tính chính trị, vừa mang tính xã hội và tính nhân dân (Tạp chí Xây dựng Đảng, 2013). Hệ thống các tổ chức chính trị - xã hội có thể được mô hình hóa như sơ đồ dưới đây.

Hình 2: Mô hình quản lý của các tổ chức chính trị - xã hội

Nguồn: Tác giả tổng hợp qua các tư liệu pháp lý

Các tổ chức đặc thù được nhà nước hỗ trợ kinh phí được chia ra làm hai nhóm chính:

- Nhóm tổ chức “mẹ” (umbrella organizations), có nhiệm vụ hỗ trợ việc đăng ký và hỗ trợ cơ quan quản lý trong việc quản lý tổ chức xã hội khác, có quyền lực chính trị cao: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam (VULA), Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam (VUFO), hay Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (VCA). Các tổ chức này được gọi là tổ chức chính trị - xã hội (nhưng vị trí thấp hơn nhóm 5 tổ chức đoàn thể), hoặc chính trị - xã hội nghề nghiệp. Từ “chính trị” nhấn mạnh vai trò của các tổ chức trong xã hội.

- Nhóm các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, xã hội - nghề nghiệp: 21 tổ chức hội đặc thù khác theo Quyết định số 68/2010/QĐ- TTG, ví dụ như Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, hay Hội Khuyến học Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ, Hội Người cao tuổi.

Nhóm này không có vai trò được hiến định hay luật hóa như các tổ chức chính trị - xã hội. Như vậy trên danh nghĩa, các hội đặc thù không

Hội Nông dân Hội

LHPNVN Hội Cựu

chiến binh Đoàn

Thanh niên Công Đoàn

Mật trận Tổ Quốc Việt Nam

Đảng Cộng sản Việt Nam

Tổng quan hệ thống các tổ chức quần chúng công trực tiếp nằm trong hệ thống chính trị của Việt Nam, mà chỉ tham gia với tư cách là thành viên của MTTQ.

Hình 3: Mô hình quản lý các hội đặc thù

Cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp

Mật trận Tổ Quốc

nghề nghiệpHội

Các tổ chức

xã hội khác Các tổ chức khác VUFO VULA VUSTA Tổ chức mẹ

(umbrella organizations) Tổ chức CT-XH-NN,

XH-NN, hội đặc thù khác

Một phần của tài liệu ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ KINH TẾ CHO CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG Ở VIỆT NAM (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)