III. CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUY MÔ CỦA CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG
5. Cơ chế phân bổ tài chính cho
các tổ chức quần chúng công từ ngân sách nhà nước
Đối với MTTQ và năm đoàn thể
MTTQ và đoàn thể được coi là thành phần cấu thành của hệ thống chính trị, được tính vào nhóm đơn vị sự nghiệp công lập2, do vậy trên lý thuyết, được Nhà nước cung cấp toàn bộ ngân sách hoạt động3. Ngoài ra, các tổ chức này được quyền giữ lại một phần phí, lệ phí theo chế độ quy định, và sử dụng các khoản thu hợp pháp khác4. Nguyên tắc phân bổ ngân sách cho các tổ chức này là Nhà nước cấp chênh lệch giữa dự toán chi được duyệt và các nguồn thu của các tổ chức nêu trên theo chế độ quy định (đoàn phí, công đoàn phí, hội phí; các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật)5.
1 Phỏng vấn BĐ6, KG7.
2 Theo Nghị định số 41/2012/NĐ-CP quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.
3 Điều 10, Luật ngân sách nhà nước năm 2002.
4 Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước.
5 Điều 16, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước
Tổng quan hệ thống các tổ chức quần chúng công Theo quy định của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP, ngân sách Trung ương đảm bảo kinh phí hoạt động cho Trung ương hội của các tổ chức chính trị - xã hội, trong khi ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí hoạt động cho cơ quan địa phương của các tổ chức này. Như vậy, nếu xét theo cơ chế này, nguồn ngân sách phân bổ cho các tổ chức chính trị - xã hội ở các địa phương khác nhau thì sẽ khác nhau, tùy thuộc vào tình hình thực tế.
Hình 7: Cơ chế phân bổ ngân sách hoạt động cho MTTQ và đoàn thể
Nguồn: Điều 21, 24 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP.
Ngân sách nhà nước (TW và địa phương)
Cân đối thu chi Các tổ chức
chính trị - xã hội (TW và địa phương)
Lệ phí,
phí thành viên Các khoản thu, tài trợ khác
Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp
Thẩm định
Đối với cá c khoản kinh phí nhà nước giao mà tiết kiệm được, không sử dụng hết, thì MTTQ và đoàn thể được quyền giữ lại để chi tiêu theo quy định ở hai nghị định số 130/2005/NĐ-CP và 117/2013/NĐ-CP (sửa đổi một số điều Nghị định 130).
Đối với các hội đặc thù được Nhà nước hỗ trợ kinh phí
Theo luật Ngân sách Nhà nước 2002, kinh phí hoạt động của các hội đặc thù (tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở Trung ương và địa phương) không nằm trong danh sách chi thường xuyên của ngân sách, mà thay vào đó, các tổ chức này chỉ được nhận “hỗ trợ theo quy định của pháp luật” (Khoản i, Điều 31, Luật ngân sách nhà nước năm 2002). Theo quy định từ Quyết định số 71/QĐ-CP về bảo đảm, hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước đối với các hội có tính chất đặc thù, ngân sách nhà nước đảm bảo các hoạt động chi thường xuyên của các tổ chức này ở cấp Trung ương và địa phương (gồm chi lương và các khoản có tính chất tiền lương, chi thực hiện nhiệm vụ thường xuyên)1. Khoản này được tính vào nguồn tài trợ trực tiếp từ ngân sách.
Các hội thành viên của hội đặc thù được hỗ trợ bằng tài trợ gián tiếp thông qua việc hoàn thành các nhiệm vụ được nhà nước giao.
Ngoài nguồn ngân sách nhà nước, các hội đặc thù còn có các khoản thu khác để đảm bảo nguồn tài chính hoạt động. Ví dụ như Liên hiệp Hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) có thêm các nguồn hỗ trợ kinh phí từ: Đóng góp của các hội thành viên và các tổ chức trực thuộc, ủng hộ bằng tiền và hiện vật của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, và các nguồn thu hợp pháp khác2.
1 Điều 2, Quyết định Số: 71/2011/QĐ-TTG.
2 Điều 21, Chương V, Điều lệ Liên hiệp Hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam.
Tổng quan hệ thống các tổ chức quần chúng công
Ngân sách nhà nước
Hội đặc thù
Bộ KH-ĐT, bộ TC (nhiệm vụ do thủ tướ́ng giao)
Cơ quan tài chính (nhiệm vụ do UBND
các cấp giao)
Bộ, cơ quan TW, cơ quan địa phương giao
nhiệm vụ
Tài trợ trực tiếp
Nhiệm vụ nhà nước giao
Hình 8: Quy trình thực hiện hỗ trợ kinh phí từ nhà nước cho các hội đặc thù