I. HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG
2. Khảo sát thực địa tại địa bàn Hà Nội
Hà Nội là một trong hai địa phương có nền kinh tế tập trung và phát triển nhất cả nước. Điều này thúc đẩy sự phát triển về các mặt văn hóa và xã hội, tạo điều kiện hoạt động cho nhiều tổ chức xã hội dân sự.
Thực tế hoạt động của các tổ chức quần chúng công Ngoài ra, đây cũng là nơi có nhiều thay đổi về địa giới và quản lý hành chính trong thời gian qua. Điều này tạo cho Hà Nội một vị thế đặc trưng cho quá trình hoạt động của các tổ chức quần chúng công.
Trong quá trình nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội, nhóm nghiên cứu làm việc với hai cơ quan là Sở Nội vụ Hà Nội và MTTQ Hà Nội. Sở Nội vụ cho biết chỉ quản lý các hội đặc thù, không có quyền và trách nhiệm quản lý các đoàn thể1.
Theo Tổng cục Thống kê (2012), ở Hà Nội có 7.979 các tổ chức quần chúng công, hiệp hội hoạt động, nhiều nhất trên cả nước.
Chi phí ngân sách
Hà Nội là tỉnh có mức thu nhập trong mức cao nhất cả nước. Đó có thể là lý do vì sao hỗ trợ cho các tổ chức quần chúng công ở địa phương này khá cao: 150 tỷ đồng cho 5 tổ chức đoàn thể và MTTQ, 50 tỷ đồng cho hội đặc thù trong năm 2014. Đây là các khoản chỉ tính lương và định biên theo chi thường xuyên, tức chưa bao gồm kinh phí từ việc thực hiện nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao.
Về hội đặc thù, con số 50 tỷ đồng vốn hỗ trợ cho hội quần chúng cũng chỉ bao gồm kinh phí của UBND hỗ trợ cho hội hoạt động trong phạm vi thành phố (19 hội), trong khi Hà Nội có 1.714 hội đặc thù hoạt động trên toàn thành phố (gồm cả quận, huyện, xã)2. Vì vậy, con số thực tế có thể cao hơn nhiều, tùy vào mức phân bổ ngân sách của các cấp hành chính bên dưới.
Hội đặc thù là tên gọi khác của các hội được hưởng ngân sách, nhưng khi có quyết định 683 thì một loạt tổ chức mới cũng đề xuất, yêu cầu được coi là hội đặc thù để được hưởng ngân sách này. Ở Hà Nội có 1.174 hội được công nhận là hội đặc thù, trong đó có 347 biên chế/
định mức lao động (trong đó 236 biên chế được hưởng lương như công chức)1, trong đó có 160 biên chế thuộc hội hoạt động ở cấp dưới thành phố2 (tức chưa được tính vào trong tổng số kinh phí của UBND thành phố, mà tùy thuộc vào mức hỗ trợ của UBND cấp dưới).
Về chế độ thù lao cho cán bộ làm việc cho hội đặc thù (theo Quyết định số 30/2010/QĐ-TTG): Chỉ có chế độ thù lao cho cấp chủ tịch nhưng thường thì ông này chỉ chỉ đạo chung chung và không làm gì.
Còn các cấp phó, chánh văn phòng, những người hỗ trợ khác thì không có kinh phí hỗ trợ (từ ngân sách), dù yêu cầu công việc cao hơn3.
Về đoàn thể, ý kiến của một cán bộ cấp cao trong MTTQ Hà Nội cho rằng họ không gặp nhiều khó khăn về tài chính trong quá trình hoạt động.
“Về kinh phí hoạt động, chúng tôi có ngân sách nhà nước đảm bảo nên không có khó khăn gì. Hàng năm đều có dự trù ngân sách cho các hoạt động. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thì không có khó khăn. Chỉ khó hơn là cấp xã/phường/quận huyện4.”
Theo báo cáo ngân sách thành phố, MTTQ Hà Nội được cấp ngân sách hoạt động 31,3 tỷ đồng trong năm 2012.
Ở MTTQ, biên chế nhân sự cấp thành phố là 22 nhân sự. Hà Nội và Hà Tây gộp lại nên có 44 nhân sự đóng tại trụ sở. Hiện nay, chưa biết có giữ nguyên hay giảm xuống (biên chế ở các tỉnh là 22). Về thang bậc lương, cán bộ đoàn thể được coi là công chức, thang bậc lương theo công chức, nhưng lương thì hưởng thấp hơn một bậc, dù về “mặt chính trị thì ngang hàng, chức danh rất oai”5. Ví dụ như lương chủ tịch MTTQ chỉ ngang bằng phó chủ tịch UBND6.
1 Phỏng vấn HN3.
2 Đề cương báo báo làm việc với Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách của Sở Nội vụ, 2015.
3 Phóng vấn HN2.
4 Phỏng vấn HN4.
5 Phỏng vấn HN4.
6 Phỏng vấn HN4.
Thực tế hoạt động của các tổ chức quần chúng công Ở cấp cơ sở, Hà Nội thực hiện chính sách khoán hoạt động với các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, phường, thị trấn với mức hỗ trợ trung bình 44 triệu/đơn vị/năm1.
Chi phí cơ hội và chi phí ẩn
Với các hội có lịch sử hoạt động lâu dài, ở cấp thành phố có văn phòng hoạt động do Nhà nước cấp. Hội chỉ được sử dụng văn phòng chứ không được cho mượn hay kinh doanh các dịch vụ khác. Với các hội mới thành lập (thường là sau năm 2010) thì phải tự lo văn phòng, trong thủ tục thành lập phải có đảm bảo về địa điểm làm việc. Thành phố có tạo điều kiện cho các hội thuê tại Cung Trí Thức (Cầu Giấy)2.
Số nhân lực được Nhà nước trả lương (có biên chế hoặc định biên) làm việc trên địa bàn Hà Nội, cho các hội đặc thù, là 347 người. Con số này chưa kể những người làm việc, có thể được trả lương, nhưng không nằm trong biên chế.
Về đoàn thể, trụ sở được cấp như cơ quan nhà nước, được sử dụng nhưng không được phép kinh doanh. Các cơ quan đoàn thể ở Hà Nội đều có trụ sở ở các khu vực trung tâm, trong khu vực tập trung nhiều cơ quan nhà nước. Ví dụ như MTTQ Hà Nội có trụ sở ở Lý Thường Kiệt, còn trụ sở của Hà Tây (cũ) được trả lại để phân cho cơ quan khác.
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê (2012), ở Hà Nội có 15.172 người làm việc cho các tổ chức quần chúng công.
Công việc, nhiệm vụ hoàn thành
Về nhiệm vụ, công việc của hội đặc thù, cơ quan quản lý nhà nước (Sở Nội vụ) cho biết tùy thuộc vào điều lệ hoạt động của hội, Sở không can thiệp. Chỉ trừ khi hội hoạt động không đúng chức năng, nhiệm vụ như đề ra thì sẽ bị thanh, kiểm tra và xử lý theo quy định.
Về nhiệm vụ của đoàn thể, các tổ chức đoàn thể ở Hà Nội thực hiện các nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó theo các quy định của Trung ương Đảng và pháp luật. Ở Hà Nội, tổ chức được lựa chọn nghiên cứu là MTTQ. MTTQ Hà Nội có nhiệm vụ hoạt động “dân vận”
là chủ yếu, với năm nhiệm vụ chính, bao gồm: Tuyên truyền, vận động nhân dân về chính sách của Đảng, nhà nước; Tổ chức các phong trào, vận động theo chính sách của Đảng (ba cuộc vận động chính và một phong trào lớn); Thực hiện nhiệm vụ “đại diện quyền làm chủ của nhân dân”, cụ thể: giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng và chính quyền; Đối ngoại nhân dân; và Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của MTTQ1.
Ngoài các nhiệm vụ kể trên, MTTQ cấp thành phố có thể ký kết hợp tác với các cơ quan trong nước và ngoài nước để cùng hợp tác, làm chủ đầu tư trong một số lĩnh vực như xóa đói giảm nghèo, làm từ thiện2. Ngoài những nhiệm vụ được giao, MTTQ Hà Nội còn thực hiện một số hoạt động quyên góp từ nhân dân, do các cơ quan của Đảng và Nhà nước không có trách nhiệm làm việc này. Quyên góp cho hoạt động gì thì mở tài khoản cho hoạt động đó. Hiện nay, MTTQ Hà Nội quản lý ba quỹ:
Quỹ phòng chống thiên tai lũ lụt: Quỹ thiên tai lũ lụt của thành phố còn khoảng 20 tỷ, quỹ này có năm huy động, có năm không.
Năm nào nhiều thiên tai có thể huy động lên đến 30 tỷ.
Quỹ vì người nghèo: hiện có khoảng 5 tỷ đồng, được cam kết khoảng 52 tỷ đồng.
Gần đây có thêm quỹ ủng hộ Hoàng Sa, Trường Sa, vì tình trạng người dân chủ động ủng hộ đến các địa phương dẫn đến việc lộn xộn, phân bổ không phù hợp, nên Nhà nước giao cho MTTQ mở tài khoản và quản lý. Sau đó, MTTQ phân bổ lại cho các vùng.
1 Báo cáo tổng kết công tác Mặt trận thành phố Hà Nội năm 2014, phương hướng và nhiệm vụ năm 2015.
2 Phỏng vấn HN4.
Thực tế hoạt động của các tổ chức quần chúng công MTTQ không có quyền chi những khoản quỹ này, chỉ được lưu giữ và chuyển đến các đối tượng thụ hưởng. Đối với hai quỹ thiên tai lũ lụt và người nghèo thì trong địa bàn Hà Nội, chủ tịch MTTQ có thể ký để chi. Còn nếu chuyển sang vùng khác thì không được phép mà phải xin phép Thành ủy1.
Hiện nay, một số ngân hàng đăng ký với MTTQ con số tài trợ cho quỹ vì người nghèo, sau đó họ thực hiện trực tiếp các hoạt động hỗ trợ người nghèo chứ không chuyển qua tài khoản của MTTQ2. Như vậy, vai trò của MTTQ ở đây có thể coi là một trung gian để kết nối giữa người dân và các tổ chức khác trong xã hội.
Quan điểm của người trong cuộc (cán bộ, viên chức làm việc trong hệ thống các tổ chức quần chúng công)
Về hội đặc thù, đại diện quản lý nhà nước cho rằng hội đặc thù hoạt động không hiệu quả, và cần phải chấm dứt cơ chế xin - cho ngân sách dành cho hoạt động của các hội này.
“Một việc rất đau xót khác đó là tình trạng Hội đặc thù là cánh tay nối dài cho các bác về hưu, làm mất cơ hội làm việc thực sự của đội ngũ
trẻ. Thực tế, Hội hoạt động đảm bảo đúng mục đích, mục tiêu như đặt ra thì ít lắm. Chủ yếu các hội hướng tới bầu sữa ngân sách hhà nước.”3
“Tại Hà Nội hiện nay, hội hoạt động tốt nhất, hiệu quả nhất là Hội Người khuyết tật.”
“Đau đớn nhất là các hội đặc thù, cần xóa nhanh, xóa ngay việc bao cấp các hội này”.
Về đoàn thể, người trong cuộc nhận thức rằng mình là một cơ quan ngang hàng với Nhà nước, có quyền lực chính trị tương đương.
“MTTQ ngang hàng với Nhà nước, cấp tỉnh thì ngang với Hội đồng nhân dân/Ủy ban nhân dân. Khi họp chỉ thông báo với HĐND chứ không phải báo cáo.”1
Người trong cuộc cũng nhìn nhận rằng, hệ thống các tổ chức quần chúng công, cụ thể là MTTQ là “một sáng tạo của Việt Nam” và không có cấp tương đương ở nước ngoài2. Đại diện của đoàn thể ở Hà Nội cũng cho rằng hệ thống tổ chức này có vai trò quan trọng cho đất nước, cần được Đảng và Nhà nước tạo điều kiện hoạt động nhiều hơn nữa.