III. CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUY MÔ CỦA CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG
3. Quy mô của các tổ chức quần chúng công
3.1. MTTQ và đoàn thể
Xét trong các tổ chức hoạt động ở Việt Nam và không trực tiếp tham gia quản lý nhà nước, các MTTQ và đoàn thể là nhóm có lượng thành viên đông nhất, mạng lưới hoạt động sâu rộng nhất, tập hợp phần lớn nhóm dân số mà các tổ chức này đại diện (bảng 1). Các tổ chức này có hệ thống tổ chức từ Trung ương đến địa phương (4 cấp).
Bảng 1: Thành viên và tỷ lệ dân số thành phần của các đoàn thể ở Việt Nam
Tổ chức quản lý Lượng hội viên Số chi hội Hội viên/ Dân số thành phần Hội Nông dân Việt Nam Đảng CSVN 10,4 triệu (2013) 10.536 cơ sở hội,
95.246 chi hội1
64%2 Hội Phụ nữ Việt Nam Đảng CSVN 15,3 triệu (2012) 13.418 cơ sở hội 73%3 Hội Cựu chiến binh Đảng CSVN/ Bộ
Quốc Phòng
2,7 triệu (2014)4
16.000 cơ sở hội5 68%6 Đoàn Thanh niên Đảng CSVN 7,0 triệu
(2012)7
35.945 cơ sở và 245.106 chi đoàn8
30%
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Đảng CSVN 7,1 triệu | 2011)9
100 nghìn công đoàn cơ sở10
47%
1 Báo cáo của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2014 – 2019.
2 Số hội viên Hội Nông dân được lấy từ Báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa V (2013). Số hộ nông dân được lấy từ báo Nhân dân (2014).
3 Báo cáo đánh giá phong trào phụ nữ và kết quả hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhiệm kì 2007 – 2012, phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kì 2012 – 2017.
4 Báo cáo của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2014 – 2019
5 Đài Tiếng nói Việt Nam (2012). Sáng nay khai mạc Đại hội Hội CCB lần thứ V.
6 Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2012). Vị trí, vai trò, tính chất, chức năng, nhiệm vụ của Hội Cựu chiến binh Việt Nam, cả nước có 4 triệu cựu chiến binh.
Kết quả công tác xây dựng Đoàn, mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên nhiệm kỳ
Các hội đặc thù được nhà nước hỗ trợ kinh phí cũng có bộ máy tương đối kiện toàn, tuy vậy cơ sở thường chỉ có tại các thành phố lớn (CIVICUS 2006, 33-34), chứ không đi về các cấp nhỏ hơn, ngoại trừ một số trường hợp như Liên minh Hợp tác xã (chủ yếu ở nông thôn) hay các hiệp hội thương mại (chủ yếu hoạt động ở các thành phố lớn).
Một số tổ chức hoạt động tại ba cấp như Hội Chữ thập đỏ, Hội Người cao tuổi (4 cấp ở một số địa phương), còn lại chủ yếu là hai cấp như Hội Nhà báo, VUSTA hay VCCI.
Bảng 2: Đặc điểm tổ chức của một số hội đặc thù
Tổ chức quản lý Nhân lực Lượng thành viên Mạng lưới
VUSTA Đảng CSVN Không rõ
(N/A)
1,15 triệu thành viên trên toàn quốc
56 tổ chức cấp TW, 37 hội VUSTA địa phương với 540 tổ chức thành viên1
VULA Đảng CSVN (N/A) (N/A) 10 hiệp hội TW và 30 hiệp
hội tỉnh thành
VUFO Đảng CSVN (N/A) (N/A) 108 tổ chức thành viên2
Hội Chữ thập đỏ3
Chính phủ (qua Bộ Nội vụ), UBND
các cấp
17.775 4,5 triệu hội viên toàn quốc
63 cơ sở hội cấp tỉnh, 16 trung tâm trực thuộc, 16.945 tổ chức hội cơ sở Hội Luật gia Đảng CSVN N/A 46.0004 50 cơ sở hội trực thuộc Hội Người
cao tuổi5
Chính phủ (qua bộ LĐ-TB-XH), UBND
các cấp
(N/A) 8,3 triệu hội viên 99 nghìn chi hội, 250 nghìn tổ hội
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam
Chính phủ (qua Bộ Khoa học và Công
nghệ), UBND các cấp
7.690 cơ sở liên minh (trên tổng số 12.612 hợp tác xã toàn quốc)6
1 CIVICUS Report (2006).
2 Tạp chí Thời đại (2014). VUFO có thành viên thứ 108.
3 Báo cáo tổng kết công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ năm 2013 (2013).
4 hoiluatgiavn.org.vn. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Hội Luật gia Việt Nam thành công tốt đẹp.
5 Đàm Hữu Đắc (2014). Báo cáo chào mừng Ngày Quốc tế Người cao tuổi 1-10.
6 Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (2012). Số liệu các hợp tác xã tham gia thành viên Liên minh.
Tổng quan hệ thống các tổ chức quần chúng công Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (2012), tính đến năm 2012, cả nước có 246.144 người làm việc cho 34.378 cơ sở của tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội được nhà nước đãi ngộ theo chế độ. Số cán bộ, công chức làm việc cho các tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội được nhà nước trả lương chiếm 7,2% nhân lực làm việc cho nhà nước và 1,1% tổng lực lượng lao động xã hội. Con số này chưa bao gồm số cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, phường, thôn, xóm.
Hình 5: Lao động trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp (2007 và 2012)
2007
Cơ quan hành chính Đơn vị sự nghiệp
Tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, hiệp hội
Đơn vị kinh tế thuộc cơ quan HCSN Đơn vị hành chính sự nghiệp
2012
Cơ quan hành chính Đơn vị sự nghiệp
Tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, hiệp hội
Đơn vị kinh tế thuộc cơ quan HCSN
Cũng theo Tổng cục Thống kê (2012), trong thời kỳ 2007 - 2012, số lượng các cơ sở thuộc đoàn thể, hiệp hội, các tổ chức xã hội có mức tăng cao nhất trong khu vực hành chính sự nghiệp với 10,8% về số lượng (bình quân hàng năm tăng 2,1%) và 13,4% về lao động (bình quân hàng năm tăng 2,6%).
Tính theo từng cấp, ở cấp cơ sở (cấp xã), theo Nghị định số 92/2009/
NĐ-CP, có 5/11 chức vụ cán bộ ở xã thuộc về các đoàn thể chính trị - xã hội (gồm Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam), và Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam).
Ngoài số cán bộ được biên chế hoạt động trong bộ máy, ở cấp xã còn có hệ thống cán bộ không chuyên trách. Theo Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (2014), toàn quốc có khoảng 229.592 cán bộ không chuyên trách ở cấp xã1, trong đó trung bình có ít nhất 7 chức vụ không chuyên trách trên tối thiểu 18 chức danh không chuyên trách (tỷ lệ 40%). Như vậy, ước tính có khoảng 91.837 cán bộ không chuyên trách hoạt động trong các tổ chức quần chúng công cấp cơ sở.
Như vậy, tổng số người hoạt động trong lĩnh vực tổ chức quần chúng công (có biên chế và không có biên chế), ước tính vào khoảng 337.981 người.