Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.3. Nội dung môn Toán ở tiểu học
Môn Toán ở Tiểu học có vị trí rất quan trọng vì:
- Toán học với tư cách là một môn khoa học nghiên cứu về một số mặt của thế giới hiện thực, rất cần thiết, rất quan trọng cho đời sống sinh hoạt, lao động. Đó cũng là những công cụ rất cần thiết để học tập các môn học khác và tiếp tục nhận thức thế giới xung quanh và để hoạt động của trẻ có hiệu quả trong thực tiễn.
- Khả năng giáo dục của môn Toán vô cùng quan trọng, nó có nhiều khả năng để phát triển tư duy logic, bồi dưỡng và phát triển năng lực trí tuệ. Nó có
“vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp tư duy suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học, có căn cứ, toàn diện, chính xác” [10]. Nó
“có nhiều tác dụng trong việc phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, sáng tạo, góp phần giáo dục ý trí và phẩm chất của người lao động mới như tính cần cù, ý thức vượt khó, tính kỉ luật…” [10].
1.3.2. Nhiệm vụ và mục tiêu môn Toán ở Tiểu học
Toán học ngày càng có rất nhiều ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống và những kiến thức và kĩ năng toán học là công cụ giúp chúng ta giải quyết được các vấn đề trong thực tế cuộc sống một cách có hệ thống, chính xác. Từ đó, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội ngày càng mạnh mẽ hơn.
Ở trường TH môn Toán sẽ góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu của HS, phát triển và hình thành năng lực chung, năng lực đặc thù, trong đó có năng lực toán học cho HS; phát triển những kiến thức và kĩ năng quan trọng và tạo cơ hội để HS được trải nghiệm, vận dụng kĩ năng toán học vào thực tiễn cuộc sống. Học tập môn Toán không chỉ giúp học sinh tạo lập mối quan hệ giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với thực tiễn mà còn là mối quan hệ giữa Toán học với các môn học khác, hoạt động giáo dục khác, đặc biệt là các môn học thuộc lĩnh vực STEM/STEAM.
* Mục tiêu cấp tiểu học
Môn Toán cấp tiểu học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 – Chương trình môn Toán và nhằm giúp học sinh đạt các mục tiêu chủ yếu sau:
- “Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt: thực hiện được các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, nêu câu hỏi và trả lời được câu hỏi khi lập luận và giải quyết vấn đề đơn giản, lựa chọn được các phép toán và công thức số học để trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng, cách thức giải quyết vấn đề. HS sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường kết hợp động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản và HS có thể sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán đơn giản để thực hiện được các nhiệm vụ học tập toán đơn giản” [5].
- Có những kĩ năng và kiến thức toán học cơ bản ban đầu, thiết yếu về:
+ Số và phép tính: “Số tự nhiên, phân số, số thập phân và các phép tính trên những tập hợp số đó” [5].
+ Hình học và Đo lường: Biết “quan sát, nhận biết,môtả hình dạng và đặc điểm (ở mức độ đơn giản trực quan) của một số hình phẳng và hình khối trong cuộc sống thực tế; tạo lập và nhận diện được một sốmôhình hình học đơn giản” [5] (Hình trụ, hình nón, hình cầu, hình lập phương…); “tính toán một số đại lượng hình học; phát triển trí tưởng tượng không gian; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với Hình học và Đo lường (một số đại lượng đo thông dụng)” [5].
+ Thống kê và Xác suất: “Làm quen một số yếu tố thống kê và xác suất đơn giản; giải quyết một số vấn đề thực tế cuộc sống đơn giản gắn với một số yếu tố thống kê và xác suất” [5]..
- Kết hợp với các môn học và hoạt động giáo dục khác như: Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm, Thủ công… góp phần “giúp HS bước đầu có những hiểu biết ban đầu về một số nghề nghiệp trong xã hội” [5].
1.3.3. Nội dung và yêu cầu cần đạt về Số và phép tính lớp 2 [5]