Kết quả đánh giá

Một phần của tài liệu Dạy học các phép tính ở lớp 2 thông qua trò chơi học tập (Trang 86 - 100)

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.5.2. Kết quả đánh giá

a) Kết quả trước khi thực nghiệm

Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra trước khi thực nghiệm (Kết quả bài kiểm tra số 1)

Số ý đúng

0-2 3-4 5-6 7-8

Tần số Tỉ lệ

(%) Tần số Tỉ lệ

(%) Tần số Tỉ lệ

(%) Tần số Tỉ lệ (%)

2A 0 0 2 5 7 17,7 29 72,5

2D 0 0 2 5 8 20 30 75

Qua bảng 3.1, ta thấy có những bài kiểm tra học sinh chỉ làm được 3-4 ý. Số bài làm được 5-6 ý còn khá cao. Vì thế việc đề ra các biện pháp rèn luyện cho học sinh là cần thiết.

b) Kết quả sau khi thực nghiệm

Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra sau khi thực nghiệm (Kết quả bài kiểm tra số 2)

Số ý đúng

0-2 3-4 5-6 7-8

Tần số Tỉ lệ

(%) Tần số Tỉ lệ

(%) Tần số Tỉ lệ

(%) Tần số Tỉ lệ (%)

2A 0 0 1 2,5 6 15 33 82,5

2D 0 0 0 0 3 7,5 37 92,5

Từ số liệu của bảng 3.1 và bảng 3.2, ta có biểu đồ sau:

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

0-2 3-4 5-6 7-8

Đối chứng Thực nghiệm

Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả kiểm lớp thực nghiệm và lớp ĐC

Từ biểu đồ ta thấy: sau khi thực nghiệm thì kết quả của lớp ĐC và lớp thực nghiệm có sự chênh lệch. Ở lớp thực nghiệm, số bài làm được 7-8 ý chiếm 92,5% cao hơn so với lớp ĐC là 82,5%. Ở lớp thực nghiệm không có bài nào chỉ làm được 3-4 ý nhưng ở lớp ĐC vẫn còn học sinh chỉ làm được 3-4 ý.

Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của lớp thực nghiệm

Số ý đúng

0-2 3-4 5-6 7-8

Tần số

Tỉ lệ (%)

Tần số

Tỉ lệ (%)

Tần số

Tỉ lệ (%)

Tần số

Tỉ lệ (%) Trước thực

nghiệm 0 0 3 7,5 8 17,5 29 72,5

Sau thực

nghiệm 0 0 0 0 3 7,5 37 92,5

Từ số liệu của bảng 3.3 ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.2. So sánh kết quả kiểm trước thực nghiệm và sau khi thực nghiệm của lớp thực nghiệm

Qua biểu đồ trên ta thấy, sau quá trình được áp dụng các trò chơi học tập và các tình huống dạy học sử dụng trò chơi học tập đã đề xuất ở chương 2, kết quả của lớp thực nghiệm có sự thay đổi rõ nét. Trước thực nghiệm vẫn còn 2 bài ở mức 3-4 ý nhưng sau khi thực nghiệm không còn bài nào ở mức 3-4 ý. Tỉ lệ số bài làm được 5-6 ý giảm từ 17,5% trước thực nghiệm xuống 7,5% sau thực nghiệm. Số bài làm được ở mức 7-8 ý tăng từ 72,5% trước thực nghiệm lên đến 92,5% sau khi thực nghiệm. Qua những số liệu này cho thấy việc áp dụng các biện pháp ở chương 2 đã đạt hiệu quả.

Mặc dù hiện nay không còn đánh giá học sinh tiểu học bằng điểm số.

Tuy nhiên nhằm mục đích thực nghiệm chúng tôi đã tiến hành đánh giá điểm số với bài kiểm tra của học sinh. Kết quả này chỉ phục vụ cho quá trình thực nghiệm và không sử dụng để đánh giá chất lượng học sinh.

Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra của học sinh hai lớp 2D và 2A trường Tiểu học Trần Quốc Toản

Điểm kiểm tra xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 x Số HS đạt điểm xi của

lớp 2D 1 2 15 18 9,4

Số HS đạt điểm xi của

lớp 2A 1 1 1 3 16 14 9,17

Từ các kết quả trên ta có nhận xét sau: Lớp thực nghiệm có 36/36 học sinh đạt điểm trung bình trở lên chiếm 100%, trong đó có 33/36 học sinh đạt loại giỏi chiếm 91,7%, trong đó có 18 học sinh đạt điểm 10 chiếm 50%. Lớp ĐC có 36/36 học sinh đạt điểm trung bình trở lên chiếm 100%, trong đó có 30/36 học sinh đạt loại giỏi chiếm 83% và có 14 học sinh đạt điểm 10 chiếm 39%. Học sinh ở lớp thực nghiệm đạt điểm tối đa là do các có kĩ năng tính toán tốt và trình bày bài khoa học. Lớp ĐC có ít điểm tối đa hơn. Điểm trung bình chung ở lớp thực nghiệm trội hơn so với lớp ĐC và số học sinh có điểm khá giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp ĐC.

Để có thể khẳng định về chất lượng của đợt thực nghiệm sư phạm, chúng tôi tiến hành xử lý số liệu thống kê Toán học. Kết quả xử lý số liệu thống kê thu được như sau:

Nội dung Kiểm tra 20 phút

Thực nghiệm ĐC

Điểm trung bình 1 .

n

i i

i

x f

x N

  9,39 9,17

Phương sai

2

2 1

( ) .

1

n

i i

i

x x f

s N

 

 0,52 0,83

Độ lệch chuẩn ss2 0,72 0,91

(trong đó N là số HS, xi là điểm (thí dụ: điểm 0, 1, 2... 10), (fi) là tần số các điểm xi mà HS đạt được).

Sử dụng phép thử t - student để xem xét, kiểm tra tính hiệu quả của việc thực nghiệm sư phạm, ta có kết quả: TN

TN

t x

S = 3,62

Tra bảng phân phối t - student với bậc tự do F = 40 và với mức ý nghĩa 

= 0,05 ta được t =1,68. Ta có t >t. Như vậy, thực nghiệm sư phạm có kết quả rõ rệt.

Tiến hành kiểm định phương sai của lớp thực nghiệm và lớp ĐC với giả thuyết E0: “Sự khác nhau giữa các phương sai ở lớp thực nghiệm và lớp ĐC là không có ý nghĩa”. Ta có kết quả:

2 2 TN DC

F S

S = 0,37

Để so sánh kết quả thực nghiệm sư phạm, chúng tôi tiến hành kiểm định giả thuyết H0: “Sự khác nhau giữa các điểm trung bình ở hai mẫu là không có ý nghĩa với phương sai như nhau”.

Kết quả kiểm định chứng tỏ chất lượng học tập của lớp thực nghiệm cao hơn lớp ĐC. Sau đây là một số bài kiểm tra của học sinh trong lần kiểm tra trước và sau thực nghiệm:

+ Học sinh: Đỗ Bảo Chi

Đối với bài kiểm tra trước thực nghiệm thì học sinh này còn mắc những lỗi sai sau. Ở bài tập 1, em chưa thực hiện đúng phép tính cộng không nhớ và trừ có nhớ, khi thực hiện em quên nhớ ở hàng chục. Bài tập 2 do chưa đọc kĩ đầu bài nên em còn lúng túng trong khi phân tích số. Bài tập 4 em so sánh số chưa tốt nên sắp xếp thứ tự từ lớn đến bé còn sai. Bài tập 5 học sinh viết sai đơn vị do chưa nắm chắc bài.

Đối với bài kiểm tra sau thực nghiệm học sinh này đã có thể khắc phục được các lỗi về tính toán mà trước đó học sinh đã mắc phải. Có thể nhận thấy sự tiến bộ rõ ràng của học sinh. Cụ thể em chỉ làm sai 1 bài toán. Tuy nhiên qua quá trình em làm bài, chúng tôi nhận thấy em tính toán còn hơi chậm. Vì thế em cần rèn luyện nhiều hơn để nâng cao tốc độ tính toán.

+ Học sinh: Vũ Quỳnh Chi

Đối với bài kiểm tra trước thực nghiệm học sinh này đã mắc những lỗi về giải toán sau: Với bài tập 1 học sinh đã thực hiện tính khá tốt tuy nhiên em

còn mắc lỗi về trừ có nhớ trong phạm vi 100. Với bài tập 2, đáp án của em còn chưa hợp lí. Ở bài tập 3 em làm đúng . Bài tập 4 em đã sắp sếp sai do tính ẩu.

Sang bài tập 5, cũng do lỗi ẩu, không đọc kĩ đầu bài em tính sai.

Đối với bài kiểm tra sau thực nghiệm ở mức độ đề khó hơn học sinh đã hoàn toàn sửa được các lỗi mà trước đó em đã mắc phải. Khi làm bài toán 1 và 2, học sinh đã thực hiện tính đúng, nhanh. Bài số 3 em vẫn còn mắc lỗi sai về tính cộng có nhớ. Sang bài tập 5 em đã xác định được cách giải và hoàn thiện bài làm của mình trước thời gian.

Từ đó, chúng tôi thấy các trò chơi học tập và các tình huống dạy học sử dụng trò chơi học tập rèn luyện kĩ năng cho các em đã đạt hiệu quả.

3.5.2.2. Đánh giá định tính

Quan sát giờ học ở các lớp thực nghiệm và ĐC được tiến hành theo tiến trình đã xây dựng, phỏng vấn học sinh và giáo viên chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

- Lớp ĐC: Lớp học trầm. Học sinh hầu hết chỉ hoàn thành các dạng bài tập cơ bản chưa có nhiều thời gian để bồi dưỡng nâng cao kiến thức. Nhiều học sinh cảm thấy khó khăn khi giải các bài tập về bài toán có yếu tố hình học.

- Lớp thực nghiệm: Không khí lớp học sôi nổi, hào hứng hơn hẳn lớp ĐC. Mức độ tích cực của học sinh ngày càng tăng qua các tiết học. Học sinh chủ động tìm tòi kiến thức. Khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa… của học sinh tiến bộ hơn nhiều. Kĩ năng tính toán của các em tốt hơn: kết quả có độ chính xác cao, tốc độ tính toán nhanh hơn.

Dưới đây là trích đoạn phỏng vấn của em Nguyễn Bảo Chi, trường tiểu học Trần Quốc Toản, thành phố Hà Nội:

GV: Em có yêu thích học môn Toán không?

HS: Em có.

GV: Em có cảm thấy môn Toán ở lớp 2 khó không?

HS: Ở lớp 2, có nhiều kiến thức mới. Em phải ghi nhớ nhiều quy tắc, khái niệm và cách làm của các dạng toán.

GV: Em có gặp khó khăn trong việc tiếp thu những kiến thức mới không?

HS: Em có thể hiểu bài ngay ở lớp, các bài mới không quá khó để nhớ.

Vì em được cô giáo hướng dẫn kĩ khi học bài mới, em được thực hành với nhiều bài tập. Nhiều bài em có thể tự làm mà không cần cô hướng dẫn.

GV: Em có thích các tiết học như thế không?

HS: Em rất thích ạ.

Ý kiến của một số giáo viên:

- Tuy việc chuẩn bị bài giảng mất nhiều thời gian, công sức hơn nhưng lại thu được những giờ dạy hiệu quả hơn, hứng thú hơn;

- Để giờ dạy thành công giáo viên phải nắm chắc các kiến thức của bài dạy và bám sát vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Ban đầu còn có nhiều lúng túng khi thực hiện nhưng càng về sau càng thấy việc tiến hành giờ dạy trở nên dễ dàng hơn, nhàn hơn nếu có sự chuẩn bị chu đáo;

- Có thể thấy rõ sự hào hứng của HS khi tham gia vào những giờ học như thế;

- Những giờ học học sinh chiếm lĩnh kiến thức một cách vững chắc mà còn phát triển các năng lực trí tuệ và phẩm chất khác ở HS;

- Học sinh thực hiện tính tốt hơn, kết quả đúng của các em nhiều hơn và tốc độ tính tốt hơn. Vì thế trong một giờ học có thể chữa được nhiều bài tập hơn.

Theo dõi tiến trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi thấy rằng đa số học sinh học tập sôi nổi, tích cực, hăng hái phát biểu, yêu thích và hứng thú phép cộng và phép trừ có nhớ trong phạm vi 1000 với giải toán. Học sinh cũng đã nắm chắc được bảng nhân chia 2 và 5. Nhiều học sinh khi được hỏi thì cảm thấy phần tính nhẩm không còn quá khó với các em, các em đã dễ dàng nhẩm các phép tính có nhớ trong phạm vi 100. Quá trình quan sát các em làm bài kiểm tra thực nghiệm cho chúng tôi thấy tốc độ tính toán của các em tăng lên đáng kể, nhiều em hoàn thành bài trước thời gian cho phép. Qua đó cho thấy một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán mạch nội dung số học được tiến hành ở lớp thực nghiệm đã phát huy được hiệu quả.

3.5.2.3. Đánh giá chung

Từ những nhận xét, đánh giá và phân tích các kết quả thực nghiệm sư phạm trên cho phép khẳng định: Một số trò chơi học tập và các tình huống dạy học sử dụng trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng giải toán mạch nội dung số học ở tiểu học đề ra trong đề tài là đảm bảo tính khoa học, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh và dễ dàng áp dụng vào quá trình giảng dạy. Trong suốt thời gian thực nghiệm sư phạm, giáo viên dạy thực nghiệm đã quán triệt tốt tinh thần, tư tưởng, nắm chắc các trò chơi học tập và các tình huống dạy học sử dụng trò chơi học tập rèn kỹ năng giải toán trong dạy học môn Toán được chúng tôi đề xuất và đã đạt được những thành công nhất định, góp phần đổi mới cách dạy của giáo viên cũng như cách học của học sinh, qua đó nâng cao hiệu quả dạy học.

Kết luận chương 3

Kết quả thực nghiệm sư phạm cho phép chúng tôi đưa ra được một số kết luận như sau:

- Việc sử dụng TCHT trong dạy học các phép tính ở các lớp đầu cấp tiểu học là một việc làm mang ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn cao.

- Các TCHT và các tình huống dạy học sử dụng TCHT sư phạm đã đề xuất ở chương 2 có tính khả thi. Với những TCHT và các tình huống dạy học sử dụng TCHT này giúp rèn luyện kỹ năng giải toán cho HS tiểu học mạch nội dung số học, góp phần nâng cao hiệu quả học tập môn Toán; các em học toán tốt hơn và yêu thích việc học toán.

Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy mục đích nghiên cứu đề ra là đúng đắn; giả thuyết sư phạm được chấp nhận và nhiệm vụ nghiên cứu được hoàn thành, đề tài hoàn toàn khả thi trong việc dạy học các phép tính ở lớp 2.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu đề tài luận văn: Vận dụng trò chơi học tập trong dạy học môn Toán lớp 2, chúng tôi đã thu được kết quả sau:

Nghiên cứu cơ sở lí luận về TCHT, nội dung môn Toán lớp 2 và đánh giá thực trạng thiết kế, tổ chức các TCHT trong quá trình dạy học môn Toán lớp 2 tại một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ đó, chúng tôi nhận thấy, việc sử dụng Trò chơi học tập mặc dù đem lại hứng thú học tập, sự vui vẻ, tích cực cho học sinh và có nhiều cơ hội phát triển phẩm chất, năng lực cho các em nhưng chưa được tổ chức thường xuyên ở các trường TH.

Vì thế, chúng tôi đã đề xuất quy trình thiết kế hoạt động dạy học và thiết kế, minh họa các hoạt động dạy học về phép cộng, phép trừ ở lớp 2. Tuy nhiên, việc vận dụng vào tiễn cần được thực hiện một cách linh hoạt và hiệu quả, với mức độ phù hợp để đảm bảo phát huy tối đa ưu thế của TCHT trong quá trình dạy học.

Bên cạnh đó, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm dạy học và nhận thấy rằng: Việc tổ chức TCHT trong dạy học phép cộng, phép trừ ở lớp 2 sẽ giúp giờ học thêm sinh động, HS có hứng thú học tập và các hoạt động dạy học diễn ra nhịp nhàng hơn, giảm được áp lực cho cả GV và HS.

2. Khuyến nghị

Trên cơ cở những kết quả nghiên cứu, chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất một số khuyến nghị sau:

Việc tổ chức TCHT trong dạy học Toán lớp 2 mang đến những hiệu quả tích cực trong quá trình học tập của HS không chỉ với môn Toán lớp 2 mà tất cả các môn học. Tuy nhiên đây là những nhận xét còn mang góc nhìn chủ quan của cá nhân tôi. Vì vậy muốn những điều nói trên trở thành hiện thực, những vấn đề nghiên cứu vận dụng trong luận văn cần tiếp tục thực nghiệm trên diện rộng và cần được phát triển sâu hơn trong thời gian tới.

GV cần dành nhiều thời gian nghiên cứu bài học, tự tìm hiểu thêm về TCHT, am hiểu chương trình để vận dụng TCHT không chỉ trong quá trình dạy học phép cộng, phép trừ ở lớp 2 mà còn có thể vận dụng vào những nội dung dạy học khác, ở các khối lớp khác.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thị An (2018), Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội, luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

2. Lê Thị Lan Anh (2017), “Thiết kế trò chơi học tập trong dạy học Tiếng Việt lớp 2”, Tạp chí Giáo dục, số 417, kỳ 1, tháng 11/2017.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hướng dẫn thực hiện chương trình môn Toán (Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018).

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án đào tạo giáo viên tiểu học (2006), Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học, NXB Giáo dục.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán.

6. Đỗ Tiến Đạt, Trần Ngọc Lan, Phạm Thanh Tâm (2018), 100 trò chơi Toán lớp 1, Nxb Thanh niên.

7. Nguyễn Thị Hồng Hà (2012), Thiết kế và sử dụng các trò chơi toán học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Toán các lớp đầu cấp Tiểu học, Luận văn thạc sỹ, Đại học Sư phạm Hà Nội.

8. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1998), Tâm lý học (tập 1), NXB Giáo dục.

9. Phùng Thị Hằng và cộng sự (2016), Tâm lý học giáo dục, NXB Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

10. Đỗ Đình Hoan (1999), Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học, NXB Giáo dục.

11. Bùi Văn Huệ, Phan Thị Hạnh Mai, Nguyễn Xuân Thức(1998), Tâm lí học tiểu học, NXB Đại học Sư phạm.

12. Trần Thị Minh Huế, Giáo dục học tiểu học, NXB Giáo dục Việt Nam.

13. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại - Lí luận, biện pháp, kĩ thuật, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

14. Trần Ngọc Lan (2004), Hệ thống trò chơi củng cố 5 mạch kiến thức ở tiểu học, NXB Đại học Sư phạm.

15. Ngô Thúc Lanh (2016), Giúp em vui học toán 2, NXB Giáo dục.

16. Quản Thị Lý (chủ biên), Tâm lí học, ĐHSPTN.

17. Nguyễn Thị Nhật (2014), Sưu tầm và sử dụng các trò chơi toán học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học toán các lớp đầu bậc tiểu học, luận văn thạc sĩ, Đại học Tây Bắc.

18. Hoàng Phê (1994), Từ điển Tiếng Việt, NXB KHXH.

19. Ngô Minh Phương, Tổ chức một số trò chơi toán học lớp 3 gây hứng thú

cho học sinh, Sáng kiến kinh nghiệm.

http://d.violet.vn/uploads/resourees/602/1717442/preview.swf.

20. Phạm Thanh Tâm (1998), “Trò chơi học tập toán 1”, Tạp chí NCG.

21. Đỗ Đức Thái (chủ biên), Toán 2 (Cánh Diều), Sách giáo khoa, NXB Đại học Sư phạm.

22. Phạm Thị Thắm (2018), "Xây dựng trò chơi hỗ trợ dạy học tiếng Việt cho học sinh lớp 1", Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Tập 54, Số 9C (2018): 113-119.

23. Lê Thúy Thu (2011), Ứng dụng trò chơi trong dạy học Toán ở Tiểu học, Đề tài ĐH Cần Thơ.

24. Phạm Đình Thực (2004), 112 trò chơi toán lớp 1 và 2, NXB ĐHSP.

25. Nguyễn Ánh Tuyết (2000), Trò chơi trẻ em, NXB Phụ nữ Hà Nội.

26. Gây hứng thú học Toán qua trò chơi toán học:

http://d.violet.vn/uploads/resourees/602/1717442/preview.swf.

Một phần của tài liệu Dạy học các phép tính ở lớp 2 thông qua trò chơi học tập (Trang 86 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)